Mẹ chồng tương lai nói suốt bữa cơm, nước bọt bắn tứ tung khiến người yêu con trai hãi hùng
Chứng kiến thói quen của mẹ tôi, cô ấy ngồi im cả bữa, thi thoảng đụng đũa vào bát cơm của mình chứ không gắp món đồ ăn nào cả. Tôi thì ngượng mặt, cảm thấy xấu hổ vô cùng.
Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu quả thật khiến người ta phải đau đầu. Tôi đã lường trước vấn đề này nên ngay từ khi yêu đã luôn phải chuẩn bị tâm lí, tác động cả hai bên để vun vén tình cảm cho bạn gái và mẹ mình. Nhưng thật không ngờ, ngay trong ngày đưa bạn gái về ra mắt, ngay lập tức tôi đã phải rơi vào tình huống phân xử giữa mẹ chồng – nàng dâu, khó nghĩ vô cùng.
Gia đình tôi vốn neo người. Mẹ tôi chỉ sinh được 2 con. Chị gái tôi thì lấy chồng xa, dễ phải đến vài năm may ra mới về quê một lần. Bởi vậy, tôi là trụ cột, là niềm vui chính của bố mẹ. Chính vì chỉ có mình tôi nên thực sự bố mẹ tôi sống rất thoáng, không khó khăn, hay gây khó dễ gì cho người yêu của con. Từ hồi tôi mới chỉ yêu thôi, mẹ tôi đã luôn chủ động điện thoại, thăm hỏi con dâu tương lai thường xuyên. Bà làm việc đó chỉ với một mong muốn các con vui vẻ, hạnh phúc là bà mừng rồi chứ chẳng quan trọng là phận con cái phải quan tâm đến bà trước.
Thấy mẹ và bạn gái vừa về gặp nhau đã quý mến, tôi những tưởng mối quan hệ giữa họ sau này sẽ tốt đẹp (Ảnh minh họa)
Từ khi yêu, tôi có đưa bạn gái về nhà chơi vài lần rồi. Tuy nhiên hồi đó hai đứa mới tìm hiểu, cô ấy còn sợ nhiều cái, hơn nữa cũng không có nhiều thời gian nên đa phần chỉ là về chơi một lúc rồi đi, hoặc buổi tối đến chơi thôi. Mẹ tôi tuyệt nhiên không có gì chê trách, than phiền về bạn gái cả. Điều đó khiến tôi mừng thầm trong bụng, nghĩ rằng mối quan hệ của mẹ chồng – nàng dâu rồi đây sẽ tốt đẹp.
Nói về người yêu tôi, cô ấy vốn là tiểu thư, con nhà có điều kiện. Tuy cô ấy không quá õng ẹo, điệu đà nhưng thú thật là cũng có những nguyên tắc sống nhất định. Cô ấy sạch sẽ, không lôi thôi luộm thuộm, lại sinh sống rất khoa học. Và chính thói quen lệch pha trong cách sống đó đã làm cho tôi giờ đây phải đứng trước sự phân xử khá khó khăn.
Cho tới cách đây mấy hôm, khi chúng tôi xác định chuyện cưới xin mới chính thức về nhà chơi 2 ngày, ăn cơm ở đó để bàn bạc. Tính mẹ tôi già rồi, lại láu táu, hay chuyện. Cả ngày các con đi làm, tối mới được quây quần bên nhau nên mẹ tôi hỏi đủ thứ chuyện. Cứ ngồi ăn cơm là mẹ tôi bắt đầu thao thao bất tuyệt. Bà nói, bà hỏi, bà kể chuyện… thôi thì đủ thứ cả.
Nhưng khổ một nỗi, bà cứ vừa ăn vừa nói, mồm thì nhồm nhoàm. Đã vậy, mỗi khi nói, mẹ tôi còn cao hứng quá nên nước bọt bắn tứ tung khắp mâm cơm. Bà dùng đũa nhưng cứ gắp loạn lên, chọc ngoáy vào món này, món kia… Tất cả những điều đó khiến bạn gái tôi có cảm giác “buồn nôn, không nuốt nổi miếng cơm”.
Video đang HOT
Không quen thói quen của mẹ chồng tương lai, vợ sắp cưới nằng nặc đòi ra ở riêng sau khi kết hôn (Ảnh minh họa)
Tôi biết, vợ tôi là người sạch sẽ, ăn uống cô ấy rất cẩn thận. Đúng là cái thói quen đó của mẹ tôi, người sống cùng nhà như tôi hiểu rồi thì cũng cố chấp nhận, chứ với một người như vợ tôi thì khó chịu lắm. Mà mẹ tôi dù có nhắc thế, nhắc nữa, mẹ tôi cũng khó có thể thay đổi được. Các cụ già rồi, nó thành thói quen ăn sâu rồi, khó bỏ lắm. Nếu có nhắc, cũng chỉ được 1,2 buổi rồi đâu lại vào đó thôi.
Tôi thấy bạn gái mình đã cố nín nhịn, nhưng sau mấy bữa ăn cơm ở nhà tôi thì cô ấy không chịu nổi. Bữa nào mẹ tôi cũng nói từ đầu chí cuối, nước bọt bắn khắp mâm… Cảnh phản cảm đó khiến vợ sắp cưới của tôi sợ phải ăn cơm cùng mẹ.
Cho tới hôm qua, mới chỉ tròn 1 tuần sau ngày cưới, cô ấy đề nghị chúng tôi sẽ ra ở riêng, hoặc chí ít là hai vợ chồng tôi ăn riêng ra chứ cô ấy không thể quen được với mẹ tôi. Bạn gái tôi bảo không trách cứ gì mẹ, cũng biết mẹ tốt nhưng cô ấy không ăn nổi cơm nếu cứ tình trạng này diễn ra. Thấy bạn gái như vậy, tôi vừa ngại, vừa thương mẹ, lại cũng khó xử với cô ấy.
Thấy bạn gái như vậy, tôi vừa ngại, vừa thương mẹ, lại cũng khó xử với cô ấy.(Ảnh minh họa).
Chuyện ra ở riêng thì rất khó, vì bố mẹ chỉ còn mình tôi là con trai. Nhà tôi lại rộng rãi, gần chỗ làm thế này, chẳng có lí do gì để hai con lại bỏ ra ngoài sống. Bố mẹ tôi chắc sẽ buồn lắm, ông bà không thể chịu nổi cảnh hai thân già sống còm cõi với nhau đâu. Còn chuyện ăn riêng, không chung đụng với bố mẹ chồng cũng khó. Ở cùng một nhà, không có bao nhiêu người, bố mẹ lại muốn gần con cái, giờ mới cưới các con đã đòi ăn riêng, mẹ tôi chắc sẽ khóc suốt ngày mất.
Giờ tôi đau đầu vì không biết phải xử lí ra sao. Bạn gái tôi nằng nặc đòi tôi chỉ được lựa chọn như thế, chứ cô ấy không thể nào nuốt nổi cơm khi ăn cùng mẹ.
Tôi phải làm sao cho trọn vẹn đôi đường đây?
Theo Eva
24 tuổi, lấy chồng trẻ chưa biết lo toan cho vợ con, em còn phải sống trong sự hắt hủi của mẹ chồng
Mẹ chồng bảo ở bệnh viện trẻ con khóc nhiều nên đau đầu không ngủ được, bà bỏ về nhà để ngủ.
Bước chân đi lấy chồng từ năm 24 tuổi, em không nghĩ cuộc sống sau khi lấy chồng lại vất vả và khó khăn đến vậy. Lấy một người chồng trẻ, chưa biết lo toan mọi việc. Em còn phải sống trong cảnh hắt hủi của nhà chồng vì bản thân chẳng làm ra tiền.
Trước đây, em từng có một công việc ổn định. Thế nhưng lấy chồng xa, em đành phải gác lại công việc và xin nghỉ. Kết hôn xong em lại có bầu, thành ra chẳng thể xin việc ở quê chồng vì họ không nhận phụ nữ có thai.
Mẹ chồng em là người ham mê vật chất. Thấy con trai phải nuôi vợ, bà xót con nên lúc nào cũng hằn học với em. Mấy tháng thai kỳ, em nghén thèm đủ thứ nhưng chẳng bao giờ dám đòi chồng mua. Đến tháng gần sinh, em đi mua đồ cho con cũng bị mẹ chồng cấm cản. Bà bắt em cho con mặc đồ cũ của con nhà hàng xóm. Em không ngại cho con mặc đồ cũ, nhưng nhìn mấy chiếc áo thủng lỗ chỗ mà mẹ chồng mang về, em lại khóc vì thương con.
Đến tháng gần sinh, em đi mua đồ cho con cũng bị mẹ chồng cấm cản. (Ảnh minh họa)
Sinh đẻ khó khăn, em phải mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Đêm đầu tiên sau sinh mổ, em vật lộn với cơn đau vết mổ nhưng vẫn phải ngồi bế con. Mẹ chồng em bảo ở bệnh viện trẻ con khóc nhiều nên đau đầu không ngủ được, bà bỏ về nhà để ngủ. Chồng em cũng vậy, hôm ấy anh đi ăn mừng em sinh con với bạn nên chẳng buồn vào viện ngủ với vợ. Mẹ đẻ ở xa chưa kịp đến, cuối cùng em phải thức bế con cả đêm vì con quấy khóc.
Từ ngày có con, em như rơi vào trạng thái trầm uất. Mỗi lần con em khóc, mẹ chồng lại quát mắng vì em không biết chăm con. Em sinh mổ, sữa chưa về kịp nhưng ăn uống lại không được tẩm bổ. Hôm nào mẹ chồng cũng nấu lạc rang, canh rau ngót cho em ăn. Ăn uống kham khổ như vậy thì làm sao có sữa. Vậy mà mẹ chồng vẫn đổ trách nhiệm lên đầu em và chửi em không xứng đáng làm mẹ.
Có hôm đến giờ ăn cơm thì con em đòi bú. Em cho con bú xong mới xuống bếp để ăn cơm. Mở chiếc lồng bàn ra, em chảy nước mắt vì cơm canh lúc ấy đã gần hết. Bát canh rau ngót chỉ còn lõng bõng nước, đĩa thịt cũng được vài ba miếng. Ngồi ăn vội miếng cơm mà em chan chứa nước mắt. Họ cũng đi lấy chồng, sinh con nhưng được sống sung sướng. Còn em vì lấy chồng xa, lại mang tiếng ăn bám chồng nên ai cũng coi khinh, ngược đãi.
Lúc gọi báo cho bố mẹ, nghe giọng bố mẹ buồn thiu vì đang mong con cháu, em lại thấy thương mình và thương bố mẹ quá.
(Ảnh minh họa)
Đợi mãi mới đến ngày con em đầy tháng. Em đã nói chuyện với chồng để về nhà mẹ đẻ ở 1 tháng. Chồng em đồng ý rồi. Vậy mà sáng nay, khi em chuẩn bị đưa con đi thì mẹ chồng lại la mệt, ốm. Mẹ chồng bảo ốm như vậy, em phải ở lại cơm nước chăm bà, nên chẳng thể nào bế con về nhà ngoại được nữa.
Lúc gọi báo cho bố mẹ, nghe giọng bố mẹ buồn thiu vì đang mong con cháu, em lại thấy thương mình và thương bố mẹ quá. Nếu ngày ấy em không lấy chồng xa và bỏ dở công việc thì bây giờ em sẽ chẳng khổ thế này phải không?
Theo Afamily
Nàng dâu hân hoan mang đặc sản nhà ngoại về, mẹ chồng nói một câu khiến cô rớt nước mắt Cô tủi thân, ôm mặt rồi chạy lên phòng khóc nức nở. Gia đình, công việc, thu nhập của cô có tới nỗi nào đâu? Ra ngoài cũng được nể trọng mà về gia đình này cô lại phải ngậm đắng nuốt cay, để họ coi thường như thế này. Phương là con gái tỉnh lẻ nhưng cuộc sống gia đình cô cũng...