Mẹ chồng trách dâu út “bố mẹ xây nhà mà đứng ngoài cuộc”, song lời đáp trả cao tay của cô khiến bà ngượng mặt, họ hàng tấm tắc khen có hiếu
“Hôm đó, trước mặt họ hàng cùng anh em trong nhà, mẹ chồng bĩu môi chê nhà em nghèo, ki kiệt. Nhưng ngay sau đó em khiến bà hổ thẹn vì những lời nói của mình” – cô vợ kể.
Tiền bạc quý giá thật nhưng nếu chúng ta quá xem trọng nó đôi khi sẽ đánh mất tình cảm của người thân trong gia đình. Giống như câu chuyện của cô vợ H.M dưới đây. Vì điều kiện gia đình không khá giả, vợ chồng cô bị mẹ chồng rồi anh em trong nhà chồng khinh thường ra mặt.
Nhưng trong bữa tiệc tân gia của nhà chồng, cô vợ trẻ cao tay đã dạy cho họ 1 bài học: Đừng bao giờ xem thường người khác!
H.M tâm sự: “Vợ chồng em là nghèo nhất trong 4 anh em nhà chồng. Bởi ngày xưa, bố mẹ anh chỉ tạo điều kiện cho các bác ăn học, còn con út thì ông bà giữ lại với quan điểm “học ít thì ít bay nhảy”, ở nhà phụ trách phần hương hỏa. Thành ra, bây giờ bác nào cũng có gia đình và công việc ổn định trên thành phố, riêng nhà em thì ở quê đi làm công ty, đầu tắt mặt tối mà đồng lương thì 3 cọc 3 đồng.
Một năm nhà chồng có tới 5-6 cái giỗ to, khi ấy các bác từ thành phố về, xách theo quà lớn, quà nhỏ cho mọi người. Ai ai cũng cười ha hả, nói rằng bọn họ có hiếu. Còn vợ chồng em ở quê, em bán hàng thực phẩm, cũng thường xuyên biếu xén họ hàng cân thịt, con cá… thì không ai xem đấy là đâu.
Bực nhất là mẹ chồng, bà chỉ xem trọng mấy đồng bạc các bác góp vào, hay nói kháy rằng cho đi học hành tử tế nó cũng khác, nở mày nở mặt, không như vợ chồng em chẳng giúp được cái gì. Bà không nhìn ra tất tật thực phẩm cho cả 10 mâm cơm mỗi lần có giỗ chạp đều là em mang vào, chỗ ấy cũng lớn tiền chứ có ít ỏi gì?
Đợt vừa rồi mẹ chồng em xây nhà mới vì 2 gian cấp 4 cũng đã xập xệ, chật chội. Hôm nào có công có việc, con cháu về hết thì không có chỗ ở. Bác cả với 2 chị tuyên bố mỗi người cho mẹ chồng em 30 triệu, nhà em thì chưa có nên em xin khất. Chồng em cũng đã hứa rằng tiền nước nôi, chè cháo, với bữa nào thợ ăn cơm thì bọn em lo. Ai ngờ vẫn bị nói là ki kiệt.
Bác cả còn bĩu môi: ‘Thôi thôi trông chờ vào nhà chú út làm gì. Có bao giờ có tiền. Mà có khi có cũng làm gì dám bỏ ra như vậy. Anh em mình thông cảm đi’.
Nghe mà ức, em định cãi lại rằng các bác cho xong tiền là phủi tay, có biết vợ chồng em ngày đêm phải trông coi các thứ… Nhưng chồng em cản lại, anh bảo bỏ qua đi. Chồng em hiền nên nhiều lúc cứ bị bắt nạt, coi thường. Nhưng em thì không chịu nhịn.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Tuần trước, mẹ chồng mở tiệc tân gia. Bà làm những 15 mâm cơm nhưng lại mặc nhiên để vợ chồng em lo chuyện thực phẩm làm cỗ. Hôm đó đông khách, ai đến cũng mang quà biếu. Bác cả tặng mẹ em cái tủ lạnh trị giá 10 triệu, 2 chị chồng thì mỗi người tặng mẹ em một bức tranh phong thủy, nghe đâu cũng 5-6 triệu.
Vợ chồng em thì ở dưới nhà làm cỗ, luôn chân luôn tay, chưa kịp lên nhà. Nhưng em nghe tiếng mẹ chồng cười ha hả, vỗ đùi đen đét là em biết bà đang vui lắm.
Đến bữa ăn, chưa kịp ngồi xuống, bác hai đã hỏi: ‘Thế vợ chồng nhà cô chú nay không mang cái gì đến tặng mẹ à? Vô tâm thế! Không ít thì nhiều cũng tặng mẹ lấy may chứ?’. Mẹ chồng em thì bĩu môi thở dài: ‘Thôi kệ chúng nó. Bố mẹ xây nhà mà cứ như người ngoài ấy’.
Nghe thế thôi là em đủ nổi cạu rồi, nhưng vì có cả họ hàng đến ăn nên em nhịn cho đến cuối bữa. Lúc đó em mới đứng lên thưa rằng: ‘Mẹ ơi suốt mấy tháng trời làm nhà, chồng con còn nghỉ việc về xách vữa, đêm thì nằm ngoài lạnh trông coi đấy mà mẹ lại bảo chúng con coi như việc người ngoài. Đấy là chưa kể cả mấy tháng thợ xây nghỉ lao uống nước, rồi bữa ăn hôm làm móng, hôm cất mái… đều do con đi chợ làm cơm. Mẹ có đưa được cho đồng nào.
Chúng con không có tiền cho ngay thì góp dần dần. Hôm qua anh Tiến vừa đi thanh toán hết công thợ và tiền vật liệu mẹ còn nợ cũng ngót nghét gần 5 chục triệu, hóa đơn con còn cầm đây. Sáng nay bận làm cỗ con còn chưa kịp đưa mà đã bị nói rồi. Các bác, các chú với mọi người xem mẹ con trách thế có oan cho vợ chồng con không?’
Nói xong em lôi trong túi cái tờ hóa đơn ra. Lúc đấy mẹ chồng với các bác mới im bặt không nói lời nào. Họ hàng rồi hàng xóm các thứ thì gật đầu bênh vực nhà em mới là công trạng to nhất, tuy rằng không cho tiền lúc đầu nhưng lại lo lắng cho cả quá trình. Lúc đó mẹ chồng mới cảm thấy ngượng ngùng, bà cười trừ cho bớt thẹn.
Chồng thì biết em đang bực rồi nên vội vàng bảo các con xuống bếp bê hoa quả lên cho mọi người tráng miệng rồi lái sang chuyện khác. Cuối bữa hôm đó, 2 chị chồng mới xuống bếp hộ em rửa bát, còn mẹ chồng thì ra kiếm chuyện với em rồi thủ thỉ câu xin lỗi.
Em cũng chẳng để bụng đâu vì suốt gần chục năm làm dâu, vợ chồng em luôn bị khinh rẻ như thế rồi. Nhưng em muốn cho họ 1 bài học vì cái tội coi thường người khác…
Các chị thấy em làm thế có đúng không?”.
Tâm sự của chị vợ nhanh chóng nhận được nhiều lượt quan tâm của mọi người. Đa phần ai cũng cho rằng nhà chồng của H.M quá xem trọng tiền bạc, chỉ nhìn thấy những giá trị trước mắt. Đáng lẽ ra, con út đã bị thiệt thòi, không được cho ăn học đàng hoàng thì bố mẹ và các anh chị phải quan tâm, thông cảm nhiều hơn. Đằng này lại thường xuyên lôi ra so sánh rồi chê bai, miệt thị.
Nhiều người đồng tình với cách làm của chị vợ. Đúng là phải cho họ 1 bài học để bỏ thói khinh thường người khác!
Chưa hết tuần trăng mật, tôi đã muốn ly hôn
Chồng muốn vợ chồng tôi đứng ra gánh khoản nợ xây nhà 500 triệu đồng cho bố mẹ chồng ở quê dù kinh tế chúng tôi không hề khá giả.
Vợ chồng tôi cưới nhau chưa được mấy ngày, sóng gió đã xảy ra trong gia đình. Thực sự, tôi chỉ muốn bỏ cuộc.
Chúng tôi kết hôn do mai mối. Ở tuổi 28, tôi không còn quá kén chọn. Vì vậy khi được người quen giới thiệu chồng tôi là người đàn ông chững chạc, chăm chỉ làm ăn và không có các tật xấu như bia rượu, bài bạc... tôi rất yên lòng.
Chúng tôi nhanh chóng hẹn hò và kết hôn trong sự thúc giục của gia đình. Gần ngày cưới, tôi mới cảm thấy có nhiều vấn đề từ phía anh và nhà chồng tương lai.
Chồng tôi là người đàn ông nghiêm túc, không có quá nhiều tật xấu nhưng anh có nhược điểm là phụ thuộc vào bố mẹ.
Ảnh minh họa
Trước đây, anh đi xuất khẩu lao động 3 năm. Toàn bộ số tiền anh làm được đều gửi cho bố mẹ. Bố mẹ anh dùng đó để xây nhà, mua sắm nội thất, chạy việc cho em trai anh, cho em gái anh của hồi môn... Đến ngày anh về, số tiền đó hết sạch, không còn một đồng.
Nhưng anh nói, đó là số tiền anh báo hiếu vì vậy cũng không hỏi lại bố mẹ. Thành ra, đến lúc chúng tôi làm đám cưới, anh không có đồng nào. Tiền chụp ảnh cưới, mua nhẫn, làm đám cỗ... chúng tôi đều chia đôi. Phần anh, anh đi vay mượn bạn bè, họ hàng... để thanh toán.
Nhưng đó chưa phải là chuyện quan trọng, từ những việc nhỏ như chọn ga gối trong phòng cưới hay việc lớn hơn như mời bao nhiêu khách, làm bao nhiêu mâm... anh đều nghe theo ý bố mẹ.
Tôi cảm thấy không hài lòng về việc đó. Chúng tôi đều đã trưởng thành, bố mẹ nên tôn trọng ý kiến con. Đặc biệt, tiền cưới do chúng tôi bỏ ra lẽ nào phải làm một đám cưới theo ý người khác.
Nói qua nói lại, chúng tôi cãi nhau to. Nhưng cuối cùng, thiệp mời đã phát, ngày cưới cũng đã định... tôi đành im lặng để mọi chuyện diễn ra được êm đẹp.
Vậy mà sau cưới, tôi lại được phen tá hỏa từ nhà chồng. Đó là một tối, bố mẹ chồng gọi vợ chồng tôi vào nói chuyện.
Bà nói, bà vất vả lắm mới nuôi được các con nên người. Chồng tôi là người được bà hi vọng và yêu thương hơn trong số tất cả các con. Vì vậy bà muốn anh dù sau kết hôn, vẫn không lơ là trách nhiệm với gia đình, vẫn phải trọn chữ hiếu với bố mẹ.
Nói xa nói gần, mẹ chồng tôi chia sẻ, căn nhà ông bà xây năm ngoái hiện vẫn còn nợ do số tiền chồng tôi gửi về không đủ. Số nợ lên tới 500 triệu đồng.
"Nhà xây lên là để cho các con lấy nhau về có nhà cao cửa rộng, chứ bố mẹ tuổi "gần đất xa trời" cũng không ham hố gì nhà to. Giờ bố mẹ cũng chẳng có thu nhập gì ổn định. Tiền bán hàng của mẹ cũng chỉ đủ để chi tiêu trong gia đình", bà nói.
Bà đề nghị vợ chồng chúng tôi trả số nợ này. Căn nhà đang để tên bố mẹ chồng nhưng trong tương lai, ông bà cũng sẽ làm di chúc, để hết cho vợ chồng tôi. Tôi cảm thấy rất bất ngờ vì trước kết hôn tôi không hề được nghe đến chuyện này.
Sau đám cưới, vợ chồng tôi dự định sẽ lên thành phố làm việc và ở trọ. Chúng tôi cũng không ở với ông bà mà chỉ về vào cuối tuần, những ngày nghỉ. Điều bất ngờ hơn là chồng tôi không phản đối gì đề nghị của bố mẹ.
Tối đó, chồng tôi phân tích với vợ, anh là con trai cả, chưa báo hiếu được cho bố mẹ. Nay bố mẹ đã già, lại bắt ông bà nai lưng trả nợ cho căn nhà tương lai sẽ của vợ chồng tôi thì thật không phải.
Anh muốn tiền lương của tôi hàng tháng sẽ dùng để chi tiêu cho hai vợ chồng. Khoản lương và tiền làm thêm, tăng ca của anh sẽ chuyển về cho bố mẹ để trả nợ.
Tôi không đồng tình với đề xuất đó vì vậy chúng tôi lại cãi nhau. Trong cơn bức xúc, anh tuyên bố nếu tôi cố tình bạc bẽo, rạch ròi với nhà chồng, anh sẽ "trả tôi về nhà ngoại".
Tôi nghe lời đó mà choáng váng. Vừa cưới vợ xong anh đã dành cho tôi những lời phũ phàng ngay trong thời kỳ mà người ta gọi là trăng mật.
Có phải tôi đã quá vội vàng trong cuộc hôn nhân này?
Anh chồng khiến dân mạng 'dậy sóng' khi đánh vợ, tố vợ ích kỷ vì đã đòi lại tiền xây nhà cho bố mẹ chồng Anh chồng này đã âm thầm gửi hết số tiền 2 vợ chồng tiết kiệm để xây nhà cho bố mẹ mình mà không hề hỏi ý kiến vợ. Sau khi kết hôn, câu chuyện của 2 người đã trở thành câu chuyện của 2 dòng họ. Người vợ, chồng không chỉ hoàn thành trách nhiệm với vợ/chồng mình mà còn phải hoàn...