Mẹ chồng tôi, người đàn bà cô đơn
Trong cuộc sống hàng ngày bà rất tỉ mẩn. Từng chiếc bát, cốc, chén, thìa đũa, chỗ nào để chỗ đó, quần áo cũng phải rất gọn gàng.
Người xưa có câu: “Chòng chành như nón không quai; Như thuyền không lái, như gái không chồng”. Làm người phụ nữ, suốt đời không biết tới sự êm ấm vòng tay của một người đàn ông mỗi đêm. Mùa lạnh cũng như mùa nóng, chỉ một mình gối tay mình trong nỗi cô đơn triền miên như thế, làm sao tránh khỏi cái cảm giác tủi hờn và bất an trong cuộc đời này.
Ngày nay, các cô gái có cá tính, hoặc cũng có thể do hoàn cảnh xô đẩy mà chịu chấp nhận làm mẹ đơn thân. Nhưng vài thập kỉ trước, làm mẹ đơn thân khó hơn gấp ngàn lần, tủi cực hơn rất nhiều. Người phụ nữ phải gồng mình lên trước bao nhiêu con mắt soi mói, gièm pha, khinh thường của thiên hạ.
Ngày biết người yêu mình sinh ra trong một gia đình chỉ có hai mẹ con. Thanh không có chút nào đắn đo vì điều đó. Thanh càng yêu Hải nhiều hơn. Muốn bù đắp cho anh những tình cảm thiếu hụt đó, mong mang tới cho anh cái cảm giác ấm áp của một gia đình đầy. Hải thường ôm Thanh vào lòng nói: Mẹ anh ở một mình nhiều, nên khó tính lắm! Em sợ không? Thanh cười: Em sẽ tốt với mẹ! Vì em yêu anh!
Ngày cưới nhau, Hải đi làm xa, chỉ còn Thanh ở lại nhà với mẹ chồng. Hai người phụ nữ chưa từng ở cùng nhau một ngày nào bỗng dưng thành người trong một nhà. Mẹ chồng Thanh cũng hết sức nhẹ nhàng với nàng dâu mới, nhưng Thanh vẫn thấy có chút gì đó gượng ngạo!
Những buổi tối đầu, Mẹ chồng sợ Thanh ngủ một mình nhà lạ, nên bà ngủ cùng cho Thanh yên tâm. Nhưng suốt những đêm ấy, mẹ chồng nàng hầu như không ngủ được. Đêm bà cứ lục sục, rồi trở mình liên tục khiến Thanh cũng mất ngủ. Mấy ngày sau, lựa lúc hai mẹ con ăn cơm, Thanh hỏi: Mẹ không ngủ được sao? Bà cười: ừ, Mẹ ngủ một mình quen rồi, có thêm người lại khó ngủ. Thanh nhìn mẹ chồng dịu dàng: Mẹ không phải lo cho con đâu, mẹ cứ ngủ ở nhà ngoài, con ngủ một mình cũng không sao! Con đi học, ngủ một mình cũng quen rồi mẹ ạ. Từ hôm đó hai mẹ con ngủ riêng. Có vẻ mẹ chồng Thanh ngủ ngon hơn. Bao nhiêu năm, ngủ một mình, có lẽ bà quen rồi.
Từ hôm đó hai mẹ con ngủ riêng. Có vẻ mẹ chồng Thanh ngủ ngon hơn. Bao nhiêu năm, ngủ một mình, có lẽ bà quen rồi.
(ảnh minh họa)
Trong cuộc sống hàng ngày bà rất tỉ mẩn. Từng chiếc bát, cốc, chén, thìa đũa, chỗ nào để chỗ đó, quần áo cũng phải rất gọn gàng. Nhà cửa cũng phải sạch sẽ từ trong ra ngoài, bà không thích lôi thôi, luộm thuộm. Mọi thứ trong nhà nhất nhất phải làm theo ý bà… Lâu dần, Thanh nhận ra, mẹ chồng mình vì sống một mình quá lâu, nên khi có một người khác bên cạnh, bà vẫn không thể nào sửa được thói quen sống theo ý mình và làm theo ý của riêng mình. Người khác động vào là không yên tâm. Cái gì cũng phải tự tay mình làm. Thảo nào Hải nói mẹ anh khó tính!
Video đang HOT
Thanh thấy, ngay cả khi ốm đau cũng vậy, dù chỉ có hai mẹ con ở nhà với nhau, nhưng ít khi thấy bà nhờ Thanh việc gì riêng cho bản thân. Ốm bà tự mua thuốc, tựu nấu cháo, tự chăm sóc bản thân. Trừ khi bà quá mệt không thể làm được bà mới nhờ tới Thanh. Bà vốn không quen dựa dẫm vào người khác bao giờ. Thanh cũng chỉ biết lặng lẽ mua các loại thuốc mà bà vẫn hay dùng để sẵn trong nhà, để khi ốm bà không pahir đi ra ngoài nữa.
Có lần có khách tới nhà, Thanh có pha trà mời khách, khách vừa về, đã thấy mẹ chồng cầm ấm chén đi cọ rửa, Thanh còn nghe thấy bà lẩm bẩm: ghét nhất là uống chè, chén chiếc là cứ bám hết cả vàng khè. Thì nhà có khi nào có đàn ông đâu, thỉnh thoảng có mấy bà hàng xóm sang chơi thì ngồi uống nước trắng thôi.
Đặc biệt là chuyện tiền nong, bà rất chặt chẽ. Không mấy khi Thanh thấy bà chi tiêu hoang hay cho ai đồng nào. Thanh cũng không trách bà, người phụ nữ một mình gánh vác gia đình, không có chỗ dựa, cảm giác chông chếnh ấy buộc bà phải thắt lưng buộc bụng và tiết kiệm cho bản thân. Thỉnh thoảng, cuối tháng lĩnh lương, Thanh lại đưa cho bà một ít coi như tiền quà bánh. Bà vui lắm!
Những khi hai mẹ con nàng xin phép về ngoại chơi ít hôm, khi nào mẹ chồng nàng cũng nói: Ừ, về mà chơi với ông bà. Mẹ ở một mình quen rồi, có sao đâu.
Những khi hai mẹ con nàng xin phép về ngoại chơi ít hôm, khi nào mẹ chồng nàng cũng nói: Ừ, về mà chơi với ông bà. Mẹ ở một mình quen rồi, có sao đâu. (ảnh minh họa)
Nhưng rồi, mỗi lần về như thế Thanh nhận ra mẹ chồng nàng gầy hơn hỏi bà thì bà bảo mấy hôm nay tự dưng mất ngủ, lại không ăn được nên thế. Xong Thanh biết, vì bà nhớ con cún và nàng. Ở gần nhau lâu, dù mẹ chồng vẫn giữ những nếp sống một mình như xưa, nhưng bà lại quen có cún và nàng ở nhà, tối đến cùng nhau quây quần bên mâm cơm, rồi hai bà cháu lại chơi đùa, tiếng nói cười của trẻ nhỏ luôn khiến người ta ấm lòng hơn. Có hôm, cún lại ngủ cùng với bà. Tự dưng nàng và con đi, căn nhà trở lại vắng vẻ và lạnh lẽo, cái cảm giác lầm lũi một mình có lẽ khiến mẹ chồng nàng bất an, buồn bã.
Ngày xưa, mẹ chồng Thanh ở một mình mãi quen rồi, con trai thì đi học suốt trong trường quân đội ít về, học xong lại công tác xa nhà nên không có thời gian nào ở nhà cũng mẹ lâu. Khi người ta đã sống quen với nỗi cô đơn, thì người ta không còn nhận ra sự thiếu thốn của mình, nhưng một khi, nó được lấp đầy, được xóa nhòa đi, thì khi gặp lại nó, người ta dễ sợ hãi hơn trước kia rất nhiều, thậm chí, là không thể chịu đựng được. Người ta đã được sống trong sự ấm áp, thì không ai muốn quay lại cuộc sống cô độc lạnh lùng. Vì thế, dù mẹ chồng Thanh không nói ra, nhưng nàng biết, những ngày sống một mình khi mẹ con nàng vắng nhà, cảm giác bất an và cô đơn tuổi già khiến mẹ chồng nàng cảm thấy buồn tủi.
Dù Thanh và mẹ chồng ít nói chuyện và tâm sự cùng nhau, bà không quen chia sẻ. Nhưng cùng là phụ nữ nên nàng biết, tận sau trong trái tim người đàn bà ấy là một tình yêu địu àng và bao dung vô cùng của một người đàn bà vốn chịu nhiều thiệt thòi và mất mát trong cuộc đời. Người đàn bà ấy đã không sợ nghèo khổ, không sợ khó khăn, thậm chí đã chấp nhận cô đơn khi còn trẻ để nuôi chồng nàng khôn lớn trưởng thành, nhưng bà sợ sự cô độc lúc tuổi già.
Mỗi khi hai mẹ con đi đâu xa một vài bữa, khi trở về, bắt gặp ánh mắt rạng rỡ và niềm vui sáng bừng trên khuôn mặt già nua hằn in đầy những dấu vết của thời gian và vất vả ấy, Thanh cũng có cảm giác, mình đã thực sự trở lại ngôi nhà của chính mình, trái tim nàng cũng cảm thấy ấm áp hơn. Bởi ít ra, nàng cũng đã có thể giúp mẹ chồng nàng, một người đàn bà cô đơn bớt cô đơn hơn trong những năm tháng tuổi già.
Theo Ngoisao
Ngẫm chuyện mẹ chồng nàng dâu từ vụ thai phụ tự tử
Bảo con dâu yêu mẹ chồng như mẹ đẻ là điều hơi vô lý. Nhưng biết cách sống với mẹ chồng, con dâu chỉ có lợi.
Dư luận đang chấn động về việc một thai phụ ôm con tự tử trên sông Lô hồi đầu tháng 9, đứa con trai hơn 2 tuổi. Người phụ nữ tự tử là một người chuẩn bị bước sang tuổi 30, tuổi bắt đầu trong ứng xử chín chắn của con người, nhất là đối với phụ nữ. Chị ôm đứa con đẹp như trong tranh để chết là một cách trừng phạt những người sống. Bản thân chị, khi đã kết thúc cuộc sống, không biết có nhẹ nhàng hơn không? Tôi vẫn tin triết lý nhà Phật: Khi nhắm mắt xuôi tay, tâm mình phải thật thanh thản thì hồn mới siêu thoát dễ dàng được. Đó là tôi lo xa.
Tôi cũng là một nàng dâu, hơn người phụ nữ kia 3 tuổi. Nói thật, cuộc sống ở nhà chồng, nhất là sống chung với bố mẹ chồng và em chồng thật không dễ chịu chút nào. Những thói quen sinh hoạt rất bình thường của tôi ở nhà trở thành xa lạ đối với nhà chồng. Tôi có cảm giác mọi người trong gia đình nhà chồng đều đang soi mói mình tôi và tôi thực sự không tìm được đồng mình ở đây, kể cả chồng tôi. Tôi hơi lo lắng và bắt đầu "ủ mưu" để đối phó với sự khó chịu kia.
Lúc yêu nhau, chồng tôi ra điều kiện: Em chỉ cần biết cách ứng xử với bố mẹ anh là anh mãn nguyện rồi. Tôi rât tự tin vào bản thân vì tôi sống rất hài hòa với những người xung quanh. Nhưng khi sống chung với bố mẹ chồng, mọi niềm tin bắt đầu sụp đổ.
Các cụ tổng kết về mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu cấm có sai. Ai đó bảo cứ coi mẹ chồng như mẹ đẻ, tôi thấy nếu mới lập gia đình mà nói coi mẹ chồng nư mẹ đẻ thì... hơi vô lý. Mẹ chồng và con dâu là hai người xa lạ.Mẹ chồng kỳ vọng con dâu một kiểu; con dâu kỳ vọng cuộc sống gia đình một kiểu. Thành ra, ban đầu mọi người sẽ hụt hẫng về nhau. Nhiều bà mẹ chồng ghê gớm khiến con dâu phát sợ.
Có lần, khi tôi cắt tóc, để đầu tomboy. Ai cũng khen đầu mới của tôi cá tính, thậm chí chồng tôi cũng khen vợ để tóc hợp khi đón vợ đi làm về cùng. (ảnh minh họa)
Có những thứ khó chịu lặt vặt ban đầu tôi vẫn nhớ. Như việc tôi thấy chồng tôi chỉ là một người đàn ông không có gì quá giỏi giang. Nhưng đối với mẹ chồng tôi, ông xã tôi là niềm tự hào của cả dòng họ. Vốn tính cũng thẳng thắn, tôi đã chế giễu chồng tôi về việc đó.
Rồi mẹ chồng tôi bắt đầu chê tôi cách chăm sóc chồng. Bà nói tôi không hiểu chồng và rất hay "soi" câu chuyện vợ chồng tôi. Lúc chồng tôi giúp vợ làm việc nhà, bà bắt đầu can thiệp bóng gió. Lúc tôi nấu ăn, bà "khéo léo" nói cái này không được, cái kia chưa được. Nhưng nói thật, "gout" thẩm định món ăn của mẹ chồng tôi cũng làm tôi không phục. Tôi từng nấu ăn cho bạn bè ăn nhiều, không ai chê tôi nấu ăn, có mẹ chồng tôi chê tôi.
Có lần, khi tôi cắt tóc, để đầu tomboy. Ai cũng khen đầu mới của tôi cá tính, thậm chí chồng tôi cũng khen vợ để tóc hợp khi đón vợ đi làm về cùng. Tôi đang hí hửng với nhiều niềm vui trong ngày, được ngày hôm sau đi làm về, mẹ chồng gọi ra nói nhỏ: "Mẹ nói thật, mày đừng tự ái, chỉ vì mẹ lo cho mày thôi. Mẹ đi ra đường người ta bảo con dâu bà để tóc tai như con điên ấy. Ở đây có em dâu, có hàng xóm, con đừng làm gì quá làm mọi người đánh giá".
Nói thật, tôi tức sôi máu lên. Trong đầu tôi nghĩ: Chẳng có hàng xóm nào nói với mẹ hết, chỉ có mẹ không thích thì mẹ mượn cớ nói thế. Con sống có tự do của con, mẹ đang can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con đấy! Rất may, tôi đã không bật lại mẹ chồng, chỉ im lặng và cằn nhằn với chồng. Chồng tôi thì coi như... không nghe thấy tôi ca thán điều gì.
Có một thời gian dài, tôi đã phải nói chuyện với đồng nghiệp để xả những chuyện lặt vặt giữa mẹ chồng và con dâu. Rồi bỗng một ngày, tôi đi làm về, thấy mẹ chồng lọ mọ dọn phòng cho vợ chồng tôi (thường trong phòng vợ chồng tôi, chúng tôi bày bừa sách vở, đồ dùng, quần áo), tôi giật mình. Tôi định bảo mẹ tôi không nên vào phòng của tôi, nhưng tôi kiềm chế được. Tôi bỗng nhớ tới hình ảnh của mẹ mình. Tôi nhớ mẹ đẻ mình tuần nào cũng vào phòng dọn dẹp cho tôi.
Để thích nghi cuộc sống chung, ngay cả vợ chồng còn khó khăn, huống chi mẹ chồng nàng dâu. (ảnh minh họa)
Tôi bỗng suy nghĩ cả quá trình tôi sống chung với mẹ chồng. Thực ra, nếu để mẹ đẻ ra chồng mà không nói gì đến mình thì cuộc sống gia đình đúng là bi kịch. Tôi cân nhắc: Mẹ nói không đúng, nhưng mình cũng chẳng cần phải khó chịu. Khi mình khó chịu, người thiệt đầu tiên là bản thân mình.
Tôi quyết định điều chỉnh thái độ sống với mẹ chồng. Thay vì khó chịu, xị mặt mỗi khi mẹ chồng nói, tôi cứ cười "ngây ngô" khi bị mắng, nhắc nhở. Mẹ chồng tôi nhắc nhở, nói chán thì cũng phải chịu thua. Tính trây ì của tôi chuyển từ dạng chống đối sang công nhận nhưng không... sửa đổi. Đơn giản muốn sửa đổi thì cần phải thời gian thích nghi rất dài.
Dần dần mẹ chồng tôi bớt ca thán về tôi hơn, mặc dù tôi vẫn là một đứa con dâu như vậy, thậm chí còn "bựa" hơn ngày đầu về làm dâu. Và cũng dần dần, tôi không thấy việc mẹ chồng mắng là một điều khó chịu. Tôi chuyển từ thái độ đối phó sang thái độ vui vẻ thật sự. Tôi chẳng cần nịnh mẹ chồng trên các trang mạng hoặc đâu đó để nói về mớ lý thuyết mẹ chồng nàng dâu, tôi nói cảm giác thật của mình. Mẹ chồng ghê gớm thì đó là chuyện của mẹ chồng.
Thực ra, có nhiều lúc tôi cũng thấy muốn cãi mẹ chồng tôi và lắm lúc khó chịu vô cùng. Nhưng tôi đã dùng phương pháp: Không nghĩ quá nhiều những chuyện nhỏ nhặt. Mà dần dần, quen nếp sống của nhau, mọi người đỡ "soi mói" nhau hơn. Bản thân mình tỏ thái độ cởi mở trước thì mình sẽ nhận lại sự cởi mở từ tất cả thành viên trong gia đình, không riêng gì mẹ chồng. Đây là thực tế, không hề lý thuyết suông.
Để thích nghi cuộc sống chung, ngay cả vợ chồng còn khó khăn, huống chi mẹ chồng nàng dâu. Chúng ta luôn có những định kiến về nhau. Nhưng vượt qua được những định kiến, cuộc sống của chúng ta sẽ thỏai mái. Việc yêu quý mẹ chồng không phải hô khẩu hiệu hay làm vì chồng là được. Chúng ta làm vì chúng ta, vì cuộc sống thỏa mái hơn.
Cuộc sống vợ chồng không thể tách mẹ chồng ra khỏi được, vì đó là người đẻ ra chồng, nuôi và dạy chồng mình. Bảo một người con trai bênh vợ, cãi mẹ chồng thì người chồng đó cũng vứt đi. Có nhiều mẹ chồng quá đáng, nhưng có quá đến mức nào thì cũng là một người mẹ. Bài toán mẹ chồng - nàng dâu sẽ do tùy mỗi người giải sẽ có đáp số riêng của mình. Tốt xấu là do bản thân mình thôi! Nhưng dù có chuyện gì thì tính mạng của mình và con cái cũng là điều quan trọng, không nghĩ đến mình thì phải nghĩ đến những người sinh thành ra mình. Chết không chắc đã là cách giải quyết duy nhất... Thật thương cho số phận của thai phụ ôm con tự tử.
Theo Khampha
Tôi còn phải chịu cảnh đọa đày đến bao giờ? Nhìn vẻ mặt hỉ hả của mẹ chồng, tôi chỉ còn biết thở dài, không biết mình mắc nợ bà từ kiếp nào mà cứ phải đeo mang như vậy. Tôi không biết mình bị đọa đày đến bao giờ... Mẹ chồng tôi có 4 nàng dâu. Tôi là dâu út nên phải ở chung với cha mẹ chồng. Trước khi lấy Thắng,...