Mẹ chồng thẳng tay hắt bát canh vào mặt con dâu trong đám đầy tháng cháu trai và cái kết bất ngờ
Từ ngày cưới chồng, Hoa chưa 1 ngày được yên bình, chỉ vì bố mẹ chồng chê cô xuất thân nghèo hèn không xứng đáng với Tuấn-con trai họ.
Mặc dù Tuấn chỉ là 1 anh nhân viên văn phòng bình thường, nhưng nhà anh ở phố cổ, trong nhà có mỗi mình anh là con trai nên được bố mẹ cưng như bảo bối. Vì vậy mà họ luôn nghĩ chỉ những cô gái tuyệt vời mới phù hợp với con trai mình.
Ảnh minh họa.
Ngày Tuấn dẫn Hoa về ra mắt, bố mẹ cô mới đầu nhìn thấy nàng dâu tương lai thì tỏ ra rất ưng vì cô vừa hiền lành, dịu dàng lại xinh xắn khiến ai cũng muốn yêu. Chỉ có điều khi hỏi đến bố mẹ cháu làm gì , Hoa thành thật trả lời:
- Bố mẹ cháu ở nhà buôn đồng nát ạ.
Nghe vậy, mẹ Tuấn đỏ bừng mặt nhìn con trai tức giận. Đã yêu 1 cô gái ở quê xa hơn 300 cây số rồi lại còn gia đình nghèo khó như vậy khiến bà điên tiết vô cùng. Mẹ Tuấn đột ngột đứng phắt dậy đi vào nhà trong:
- Cô cứ ở đây chơi, tôi mệt tôi vào nằm 1 lát, ngồi 1 lúc nữa chắc tăng xông chết mất.
Hoa vội đứng dậy chào bà nhưng bà không buồn trả lời. Biết ý mẹ Tuấn không ưng mình, Hoa đã định chia tay với anh mấy lần, nhưng vì tình yêu chân thành của Tuấn dành cho cô, cô lại không nỡ bỏ rơi anh.
Cũng từ đó, Tuấn ngày nào cũng phải khuyên nhủ mẹ để chấp nhận Hoa, nhưng khi mẹ chồng bắt đầu nguôi ngoai thì cô em gái anh lại chọt vào chê bai đủ điều. Cuối cùng, anh phải tặng em gái hẳn 1 chiếc xe máy thì nó mới chịu im lặng. Còn về phía mẹ chồng, anh hứa sẽ sinh cháu trai cho mẹ bế, vì nhà người yêu có gen mấy đời toàn sinh con trai đầu lòng .
Nhờ thế mẹ anh mới tặc lưỡi cho con trai cưới Hoa làm vợ, nhưng ngay cả khi Hoa đã chính thức làm con dâu bà vẫn cả ngày mặt nặng mày nhẹ, không vừa lòng bất kỳ hành động nào của cô. Hoa nghe lời chồng cộng với bản chất cô hiền lành chân thật từ xưa nên cô luôn nhẫn nhịn và cam chịu.
Video đang HOT
Sau đó 1 thời gian, Hoa đã có bầu, nghe tin đó mẹ chồng cô rất vui mừng và thay đổi hẳn thái độ với con dâu. Bà bắt đầu chăm chút cho con nhưng thực ra là chăm cho đứa cháu trong bụng chứ con dâu đối với bà không có nghĩa lý gì cả.
Đến khi đứa bé sinh ra là con trai đúng như lời Tuấn nói, Hoa đã nghĩ từ đây trở đi cuộc đời mình sẽ sang trang mới khi có đứa con làm bảo chứng. Nhưng không ngờ, vừa sinh con xong thì bố mẹ chồng bỏ mặc cô không quan tâm mà chỉ chăm cho đứa cháu đích tôn của họ.
Trong khi đó, Tuấn đi công tác triền miên, những ngày ở cữ của Hoa vô cùng vất vả khi mẹ chồng không nấu cho bữa cơm mà cứ đến bữa cả nhà đều ăn trước và bắt con dâu ăn cơm thừa. Ngay cả cô em chồng, mặc dù thời gian rảnh rỗi để nghe nhạc đi chơi rất nhiều nhưng cũng không bao giờ giúp chị dâu giặt đồ hoặc làm bất cứ việc gị.
Đỉnh điểm là đến ngày đầy th.á.n.g cho con trai, cả nhà chồng bàn bạc tổ chức cho cháu nội 1 buổi tiệc rất hoành tráng. Hoa thấy vậy coi như cũng được an ủi phần nào khi nhà chồng có thể đối xử không tốt với mình nhưng lại yêu quý con mình như vậy cũng là phúc phận.
Hôm đó, Tuấn cũng về nhà, anh bế con suốt cả 1 ngày, buổi tối khách khứa họ hàng đến rất đông, Tuấn bảo vợ thay bộ đồ mới nhưng không ngờ mẹ anh cản lại:
- Không phải thay, cô không phải ra ngoài đâu, cứ để mình thằng Tuấn tiếp khách là được rồi.
Hoa ngỡ ngàng hỏi mẹ:
- Sao thế ạ?
- Vì… cô mới đẻ xong, kiêng đi không sau này lại khổ.
- Nhưng con đã rửa bát làm việc nhà được thì ra phòng khách đứng 1 chút có sao đâu ạ.
Mẹ chồng nổi giận:
- Tôi nói cô ở trong này là ở trong này. Cô định ra kia để người ta lại hỏi “bố mẹ làm gì” rồi trả lời là: “Bố mẹ cháu nhặt rác à”. Đừng có làm xấu mặt cái nhà này nữa nghe chưa.
Hoa bật khóc khi nghe xong câu nói đó còn Tuấn bực mình nói lại mẹ thì bà quát:
- Tôi nuôi anh lớn bằng này để anh bênh vợ không coi tôi ra gì à? Nếu không chịu để vợ anh trong này thì dẹp luôn cái tiệc mừng đầy th.á.n.g đi, để tôi báo với khách.
Bị mẹ ép, Tuấn đành cắn răng làm theo ý bà.
1 lúc sau, khách đến chật nhà, đứa bé trên tay Tuấn khóc lóc dữ dội vì thiếu hơi mẹ. Nghe tiếng khóc của con, Hoa xót ruột ngó vào phòng khách thì gặp ngay cô em chồng:
- Mẹ ơi, chị dâu định đi ra này.
Trong lúc Hoa đang bối rối thì mẹ chồng cầm sẵn bát canh hắt cả vào mặt con dâu khiến cô chết điếng người:
- Dám cãi lời mẹ chồng này.
Cả đám đông nhìn theo thảng thốt, Hoa nhục nhã xấu hổ chạy vội vào nhà đóng cửa khóc 1 mình, theo sau là chồng cô. Anh không nói chẳng rằng, lặng lẽ lau nước mắt cho vợ rồi thu dọn hành lý và dẫn vợ ra bên ngoài:
- Từ hôm nay chúng con sẽ ra ở riêng. Con lấy vợ về để mang đến hạnh phúc cho cô ấy chứ không phải để hành hạ thế này mẹ ạ.
Rồi mặc kệ mẹ ngăn cản, anh bắt taxi dẫn vợ con vào khách sạn chờ đến hôm sau sẽ đi thuê nhà trọ.
Theo WTT
Đẻ con gái, cho ăn trấu cũng lỗ?
Không biết ai đã "phát minh" ra câu nói ám chỉ việc cha mẹ chẳng thể cậy nhờ ở con gái ấy, nhưng chắc chắn nó đã làm không ít cô con gái chạnh lòng.
Má tôi chưa từng nói thế, nhưng những gì má dạy, đều để chuẩn bị cho tương lai của tôi ở... một nơi khác. Tôi nấu ăn vụng hoặc làm vỡ chén dĩa, má than: "Kiểu này làm dâu là bị chửi tắt bếp". Tôi nơm nớp lo, nhà chồng nào đó là nơi rất khắc nghiệt, chuyên bắt lỗi và rầy la. Tôi cố gắng nấu ăn ngon, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, má lại thở dài: "Dạy khôn dạy khéo rồi cũng để thiên hạ nhờ".
Tất cả mọi lẽ má dạy tôi đều để làm "con nhà người ta". Ảnh minh họa
Tôi hoang mang không biết đã sai ở chỗ nào. Đôi khi tôi ước mình là con trai, như thằng Út, dù nghịch phá hay lơ là học hành, ông nội vẫn hãnh diện nó là "đế lư hương" của ông. Ba thì không lo, vì đã có thằng Út kế thừa gia nghiệp lẫn chăm nuôi lúc tuổi già. Trong những câu chuyện ở thì tương lai của ba má, hoàn toàn không có bóng dáng của tôi, vì "con gái là con người ta". Mỗi lần tôi bị ba trách phạt, má can: "Thôi ông, nó sống với vợ chồng mình chẳng bao lâu". Vẻ thương xót của má khiến tôi tủi thân, lủi vô phòng nằm khóc, như thể ngày mai đã bị mang đi khỏi nhà.
Tôi vào đại học, má dặn: "Ráng tằn tiện nha con, mai mốt má còn phải lo cho thằng Út". Tôi hiểu, tôi chỉ ké vào suất học của Út, nhiều nhà còn không cho con gái đi học nữa là. Đêm trước ngày tôi lấy chồng, má mang ra hộp trang sức, cho tôi sợi dây chuyền - món tôi thèm khát từ rất lâu. Tôi thích thú ướm thử chiếc vòng có dây xích treo hai trái tim bằng ngọc rất xinh. Má nói chiếc vòng là để dành cưới vợ cho thằng Út. Hơn 10 cây vàng ba má tích góp cả đời, cũng là để dành cho Út sau này làm vốn. Tôi thả lại chiếc vòng vào hộp. Từ mai, tôi đã thành "con của người ta", tâm tư đều để vào "gia đình người ta". Nửa đời còn lại của ba má, đều trông cậy vào Út. Tôi tranh với em làm chi một chiếc vòng.
Má tôi cả đời đều dành dụm vì "thằng Út". Ảnh minh họa
Từ ngày Út lấy vợ, căn nhà trôi mất kỷ niệm của tôi. Nhà được sửa sang theo ý của vợ chồng Út. Khu vườn bị phá đi để xây nhà trọ. Tôi về nhà mà ngơ ngác như lạc chỗ. Má đi chợ, hỏi em dâu muốn ăn gì, là má ý tứ, sợ con dâu so bì.
"Con gái là con người ta", nhưng ba má vẫn là ba má của tôi. Ba má nằm viện, Út nói: "Chị hiểu ý ba má hơn em. Chị ở viện chăm là hợp lý". Tiền viện phí, Út than: "Vợ chồng em mới đi du lịch, sạch tiền, chị trả đi". Ba má tuổi già, nay ốm mai đau. Lần đó, má bị té, gãy xương đùi, không tự chủ được việc đi vệ sinh. Mặc tã thì má bị hăm lở, tôi phải thay giặt liên miên. Đêm, cái chân gãy hành má đau, tôi phải thức trắng xoa bóp cho má. Má tôi xót con, bảo: "Má làm khổ con quá". Tôi nghẹn ngào: "Ba má cho con ăn học đàng hoàng, con nuôi ba má là phải rồi". Câu nói của tôi khiến má bật khóc, tôi cũng khóc theo. Con nào cũng là con, sao phải phân biệt gái trai.
Theo Báo Phụ Nữ
Đêm trước ngày ra tòa vợ đau bụng không chịu nổi đành phải bật dậy nhờ chồng: "Xoa bụng giúp tôi với" và cái kết rung giường "Nhích lên trên tí nữa... Chỗ đó... đúng rồi... Đau chết mất". "Kiếp sau thì bảo bố mẹ đổi thành con trai đi cho nó đỡ đau". Ngày chị thông báo cái tin mình đã nộp đơn ly hôn cho cả 2 bên gia đình nội ngoại biết thì ai cũng sốc thực sự. Không ngờ anh lại đổ đốn tới mức đó...