Mẹ chồng ‘quá khéo’ làm nàng dâu phát sợ
Người ta làm dâu thì sợ mẹ chồng khó tính nanh nọc, còn em thì lúc nào cũng nơm nớp từng lời ăn tiếng nói, mẹ chồng nói gì cũng phải dùng hết công suất não mà suy nghĩ, chỉ vì mẹ chồng em quá khéo, nói vậy mà chưa chắc đã phải vậy.
ảnh minh họa
Em đi làm dâu, tuổi đời không còn quá trẻ, kinh nghiệm sống nói chung không quá non nớt, nhưng tính tình khá xuề xòa, dễ sống. Chồng em cũng trạc tuổi em, cũng thuộc dạng “phổi bò” như em, nghĩ gì nói nấy, nói xong đôi khi là quên luôn. Em từ trước đến nay cứ nghĩ tính như vậy sống càng thoải mái. Thế nhưng thật không may cho em, mẹ chồng em thì hoàn toàn trái ngược. Em cũng đôi lần tự hỏi, sao chồng em không học được chút gì từ bà nhỉ?
Em nhớ ngày em về ra mắt, bà cứ ngọt nhạt khen em: “Ôi, con gái nhà ai mà xinh xắn thế này. Bác tưởng thằng con bác khù khờ, hóa ra cũng biết nhìn người phết đấy”.
Ngày bọn em đang chuẩn bị cưới, mẹ chồng bảo: “Mấy bà ngoài kia cứ bảo con dâu mẹ là quả bom nổ chậm đã được tháo ngòi. Rõ là lắm chuyện. Con nhà người ta mải lo học hành phấn đấu nên mới chậm đường chồng con, chứ có phải xấu xí thô kệch không đứa nào thèm ngó đâu, con nhỉ. Nói vậy chả hóa ra chửi cả con trai mẹ đi chống ế à?”. Không biết là do em cả nghĩ hay sao mà em nghe những lời bênh vực của mẹ chồng lại cứ nghĩ ra thành mẹ đang mỉa mai mình lấy chồng muộn.
Mẹ chồng-nàng dâu, quan điểm thế hệ nó khác nhau nên nhiều khi cũng trái ngược bất đồng. Em thì bỗ bã, thấy mẹ chồng sai là “chỉnh”, cũng chỉ nghĩ là nói đúng quan điểm của mình. Vậy nên có lần bố mẹ em đến chơi nhà có khéo léo ngỏ ý “con bé có thiếu sót nhờ chị chỉ bảo giúp cho”, không ngờ mẹ chồng em nói “Anh chị đừng lo, bọn trẻ bây giờ nó giỏi lắm. Con dâu nhà này nó còn chỉ bảo cho mẹ chồng được ấy chứ đùa à”. Mẹ chồng em vừa nói vừa cười kiểu như bông đùa nhưng bố mẹ em thì muối mặt vì ngượng. Hôm đó khi ra về tới cổng, mẹ em ghé tai em mắng “Mày sống cho đàng hoàng, đừng có bố láo cãi mẹ chồng. Làm dâu khôn thì sống, vống thì chết con ạ”.
Video đang HOT
Mẹ chồng em chẳng bao giờ trực tiếp phê bình chê bai gì em, chỉ là thường xuyên dẫn lại lời của “bà hàng xóm”: “Bà hàng xóm bảo con có chồng con rồi mà ăn mặc cứ như là thanh niên mới lớn ý; chị bán nước đầu ngõ hỏi con làm công to việc lớn gì mà hôm nào cũng về muộn rồi cơm nước ai lo; Ông xe ôm nói…”.
Nói thật, em biết thừa là mẹ chồng em tự nói chứ chẳng có bà hàng xóm với chị bán xôi nào đây cả.
Về việc chăm con, em và mẹ chồng cũng chăm mỗi người một kiểu. Em có nói là giờ thời buổi hiện đại người ta nuôi trẻ khoa học chứ không theo kinh nghiệm như xưa nữa, vì không phải kinh nghiệm nào cũng đúng. Với lại con em đang ăn dặm, bà cho cháu ăn toàn cho cơm vào mồm mình nhai rồi nhè ra đút cho cháu, em thực sự không hài lòng chút nào. Em có góp ý thì bà bảo “úi giời vệ sinh với lại không vệ sinh. Ngày xưa, chồng cô mẹ cũng nuôi như thế, cứ khỏe mạnh lớn lên thông minh giỏi giang chứ bệnh tật gì đâu”. Biết không nên đôi co với mẹ chồng nên em cũng thôi.
Mới đây em nghe chị cạnh nhà nói lại là mẹ em phàn nàn vợ chồng em đi suốt ngày, con cái khoán trắng cho bà rất mệt mỏi. Rồi bà bảo con nhà người ta mấy tháng đã cho đi trẻ rồi. Em về nghĩ lại cũng thấy nên cho con đi trẻ, thứ nhất nhàn nhã cho bà, thứ hai là đến lớp cho con bạo dạn. Đến bữa cơm tối em có đề xuất như vậy thì mẹ chồng nói với chồng em: “Vợ con nó nói cũng phải, mẹ già rồi, chăm trẻ không theo kịp khoa học, cho ăn cho uống cũng không hợp vệ sinh. Thôi cứ giao con cho người ta, mất tiền thì họ trông cho tử tế cho vừa lòng vợ con”. Chồng em nghe vậy thì suy diễn ra là em chê bà chăm cháu không tốt nên con chưa đầy tuổi đã “ném” con ra nhà trẻ. Vậy là vợ chồng em cãi nhau.
Em thật sự là không biết mẹ chồng em làm sao cứ phải “khéo léo” cái kiểu ấy làm gì. Rõ ràng là bà đánh tiếng với người ta là chăm cháu vất vả, giờ em nói cho con đi trẻ thì lại ra điều em chê bai bà là sao? Mà đó chỉ là một trong rất nhiều chuyện khác. Lúc nào bà cũng nghĩ một kiểu, nói một kiểu, rồi mọi xấu xa tội lỗi đổ hết lên đầu em.
Ai cũng bảo em có phúc gặp được bà mẹ chồng tâm lý, nhẹ nhàng, khéo léo, chẳng bao giờ có một tiếng nặng với con dâu. Không ai biết mẹ chồng em là kiểu “nói ở Hà Tây chết cây Hà Nội”. Em không biết phải làm sao cho vừa lòng mẹ chồng “tốt bụng” của em nữa.
Theo Dân Trí
Làm dâu trong gia đình nhiều thế hệ, tưởng khó mà hóa ra lại dễ như 'ăn kẹo'
Nhiều người cứ nói làm dâu là khổ. Có người lạc quan hơn lại bảo sướng khổ có số. Nhưng với kinh nghiệm 20 năm làm dâu nhà có bốn thế hệ, con gái chuẩn bị lên xe hoa tôi hy vọng mình đủ kinh nghiệm...
Dạo này đi đâu cũng thấy rần rần chuyện các chị, các mẹ xem phim "Sống chung với mẹ chồng". Người bênh mẹ chồng, kẻ thương nàng dâu. Rồi lắm cô chưa chồng lại bảo nhau, thôi thôi nghỉ lấy chồng cho khỏe! Úi giời, nói thì hay chứ nhịn chồng được bao lâu! Cứ cưới đi. Rồi nhớ giữ những bí quyết này. Đảm bảo làm dâu nhà đa thế hệ còn được chứ làm dâu thôi có là gì!
Nhiều người cứ nói làm dâu là khổ. Có người lạc quan hơn lại bảo sướng khổ có số. Nhưng với kinh nghiệm 20 năm làm dâu nhà có bốn thế hệ, con gái chuẩn bị lên xe hoa tôi hy vọng mình đủ kinh nghiệm để có thể nói câu, về làm dâu, sướng khổ là do mình.
Ngày xưa khi mình ra mắt gia đình nhà chồng, thậm chí con gái mình bây giờ mình cũng luôn dặn con là phải biết trước biết sau, biết lễ phép khi tới nhà. Với anh chị em trong nhà thì luôn cởi mở và thân mật. Với người lớn nên hòa nhã, chủ động hỏi thăm trước. Đừng đợi người lớn hỏi rồi mới trả lời.
Ví như chuyện hôm nọ, tôi nghe cô đồng nghiệp tôi than thở, bạn gái của con trai từng về ra mắt gia đình nhưng ngoài câu chào ra thì câm như hến. Nhà có bà nội già yếu nhưng chẳng được câu hỏi han bà có khỏe không, bố bạn trai đi làm không hỏi được câu bác trai đi làm ạ.
Nếu ổn thỏa, chắc chắn các bạn đã thắng được 50% tình cảm trong gia đình người yêu rồi đó. (Ảnh minh họa)
Các cô gái trẻ đừng lo hỏi câu thừa thãi. Hãy là người chủ động mở ra câu chuyện. Bởi nếu mẹ chồng bạn là người tinh tế và xởi lởi thì bạn quá may mắn. Vậy gặp người kiệm lời thì bạn gặp xui? Hay bạn chờ những câu hỏi cung? Hãy thử làm người chủ động lèo lái câu chuyện cho buổi gặp gỡ trở nên thân mật và bớt xa cách hơn xem nào? Đảm bảo nàng dâu sẽ ghi được ấn tượng tốt đầu tiên rồi đấy! Vì không ai ghét một kẻ thân thiện cả.
Tiếp theo là chuyện bếp núc. Tôi biết các cô ngày nay sung sướng lắm. Con gái tôi cũng không phải ngoại lệ. Nhưng đến tuổi, tôi cũng bảo con học. Ban đầu nó ngúng nguẩy không học nghiêm túc đâu. Nhưng từ khi có bạn trai tự nhiên mẹ dạy gì cũng răm rắp làm theo. Tuy nhiên, có thế nào thì bạn sống hai mươi năm cũng không thể bằng kinh nghiệm của một bà già 40,50 đã có gia đình và kinh nghiệm ít nhất là 20 năm để chăm sóc chồng con.
Vậy nên, khi đến màn vào bếp, luôn tỏ ra khép nép, nhường sân khấu không có gì là ngại cả. Thứ nhất, bạn sẽ tránh được tình huống khó xử. Thứ hai, người mẹ chồng tương lai sẽ được tôn vinh, chả ai là không thích cả. Tuy nhiên, hãy phụ một tay, hoặc khéo léo nói rằng con chưa biết làm cái này, bác có thể chỉ cho con không. Chẳng ai trách người không biết làm cả. Chỉ trách kẻ không biết làm và vô tâm thôi.
Nếu ổn thỏa, chắc chắn các bạn đã thắng được 50% tình cảm trong gia đình người yêu rồi đó. Còn lại, bạn chỉ cần chân thành, yêu thương, khéo léo và nhường nhịn là được. Vì sao tôi nói vậy? Vì khi bạn chân thành yêu thương, bạn sẽ nhịn được những điều chưa đúng của mẹ chồng, của gia đình chồng.
Khi chân thành, thật thà, luôn cố gắng học hỏi, với cương vị là một người mẹ yêu thương chồng con, tôi sẽ sẵn sàng dạy lại cho con dâu mình như mẹ chồng tôi đã làm cho tôi. Luôn học hỏi và trau dồi mình dù đó chỉ là chuyện bếp núc.
Hãy nhớ, lấy điểm gia đình không chỉ là ngày ra mắt hay lúc yêu thôi mà cả lúc đã cưới nữa. Giống như tình yêu vậy, gia đình cũng luôn cần được hâm nóng tình cảm. Vì tôi đã từng làm dâu trong gia đình tới bốn thế hệ. Những bất đồng không thể tránh, nhưng một điều nhịn, chín điều lành, điều này tôi từng chứng kiến từ cách mẹ chồng tôi đối với mẹ chồng của bà ấy.
Luôn từ tốn và nhẹ nhàng. Có không đồng ý cũng từ tốn trình bày quan điểm của mình. Cơm sôi bớt lửa, mẹ chồng hay chồng, lúc cãi nhau mình im lặng, thì chả có gì để cháy cả. Khi mọi thứ đã nguội, tàn tro, mình nói sẽ lại khác. Vì vậy, sống với mẹ chồng hay cả đại gia đình chồng, chỉ cần dĩ hòa vi quý, khôn khéo, chân thành, yêu thương là đủ.
Theo Hạ Dy (Khám Phá)
Vợ ơi, thương em phải làm dâu của mẹ anh! Anh biết, những ngày tháng qua em đã phải chịu đựng rất nhiều. Từ khi chúng mình yêu nhau và muốn cưới nhau, anh đã nói với em rằng, mẹ anh không phải là người dễ tính nên anh lo em sẽ khổ. Mà nếu chúng mình cưới nhau, nhất định sẽ phải ở chung. Gia đình anh chỉ có mẹ, mẹ đã...