‘Mẹ chồng’ NSND Lan Hương hơn 30 năm đóng phim và hàng loạt vai diễn đắt giá
Không riêng “Sống chung với mẹ chồng”, NSND Lan Hương còn chinh phục khán giả bằng hàng loạt vai diễn ấn tượng trong hơn 30 năm gắn bó với điện ảnh.
NSND Lan Hương sinh năm 1961, giới trong nghề hay gọi chị với biệt danh Hương “bông” để phân biệt với NSND Lan Hương trong phim Em bé Hà Nội. Hơn 30 năm gắn bó với sân khấu của Nhà hát Kịch Việt Nam, là gương mặt truyền hình quen thuộc, ở địa hạt nào, NSND Lan Hương cũng có thành công nhất định.
Những ngày gần đây, dù đã về hưu nhưng NSND Lan Hương lại được nhắc đến rất nhiều trên khắp các phương tiện truyền thông qua vai diễn bà mẹ chồng khó tính trong bộ phim truyền hình Sống chung với mẹ chồng của đạo diễn Vũ Trường Khoa. Đây là vai diễn phản diện đầu tiên trong hơn 30 năm làm nghề của NSND Lan Hương, thế nhưng, chị đã thể hiện rất xuất sắc và khiến khán giả phải trông ngóng từng tập lên sóng. Từ cái nhíu mày, liếc mắt dành cho cô con dâu (diễn viên Bảo Thanh) đã giúp NSND Lan Hương trở thành “linh hồn” của bộ phim, khẳng định sự chuyên nghiệp của một người nghệ sĩ gạo cội, cũng như chứng tỏ một điều khó chối bỏ trong nghệ thuật: vàng thau không thể lẫn lộn.
Tham gia bộ phim “Sống chung với mẹ chồng”, NSND Lan Hương lần đầu tiên vào vai phản diện trong hơn 20 năm làm nghề. (Ảnh: Đoàn phim cung cấp).
Trước vai diễn mẹ chồng khó tính này, NSND Lan Hương thường xuyên gắn bó với hình ảnh một người phụ nữ hiền lành, giản dị. Thế nhưng, ở vai diễn nào, NSND Lan Hương cũng mang đến sự mới mẻ để khán giả không bao giờ thấy nhàm chán.
Cô Thủy trong bộ phim Mùa ổi của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh là vai diễn gây ấn tượng lâu nhất của NSND Lan Hương. Với vai diễn này, năm 2001 chị đã giành được giải Diễn viên xuất sắc nhất trong kỳ LHP quốc tế tại Singapore. Bộ phim thành công đến độ, đã mười lăm năm từ ngày bộ phim ra đời, nhưng nhắc đến Hương Bông, người ta lại nhớ đến Mùa ổi.
Vai diễn ấn tượng trong phim “Mùa ổi” đã giúp NSND Lan Hương gặt hái được rất nhiều thành công và ghi dấu mạnh với khán giả truyền hình. (Ảnh: Đoàn phim cung cấp).
Sau Mùa ổi, Lan Hương tiếp tục góp mặt trong hàng loạt bộ phim truyền hình: Bến đò Lăng, Gió làng Kình, Vệt nắng cuối trời, Bí thư tỉnh ủy, Nếp nhà, Những công dân tập thể, Viết tiếp bản tình ca, Hoa sữa cuối thu, Làm chồng đại gia… Phần lớn những vai của Lan Hương trong các phim này là vai bà mẹ. Có thời điểm VTV cùng lúc chiếu 3 phim với 3 hình ảnh bà mẹ khác nhau của Lan Hương.
Video đang HOT
Ở Vệt nắng cuối trời, NSND Lan Hương khắc hoạ hình ảnh bà mẹ chồng hết lòng yêu thương con dâu, còn trong phim Nếp nhà, nhân vật chị Giao là người phụ nữ coi trọng văn hóa truyền thống, biết trân trọng giá trị gia đình. Khán giả cũng nhớ nhiều đến bộ phim Bí thư tỉnh ủy NSND Lan Hương hoá thân thành một người vợ hiền thục, chịu thương chịu khó và với Trái tim có nắng, chị vào vai một bà mẹ hiền lành, chịu nhiều đau khổ, phải đi giúp việc nhà để lấy tiền trả nợ cho chồng.
Mặc dù các vai diễn có tính cách khá giống nhau, nhưng về hoàn cảnh sống, tính cách, ứng xử các nhân vật lại có nhiều điểm khác biệt.
NSND Lan Hương trong bộ phim “Bí thư tỉnh ủy”. (Ảnh: Đoàn phim cung cấp).
Trong bộ phim “Nếp nhà”, NSND Lan Hương đóng cùng chồng – NSND Đỗ Kỷ. (Ảnh: Đoàn phim cung cấp).
Bên cạnh đó, trên vài mét vuông sàn diễn của Nhà hát Kịch Việt Nam, nơi mệnh danh là “Anh cả đỏ” của sân khấu thủ đô, NSND Lan Hương cũng có tới hàng trăm vai diễn lớn nhỏ. Cuộc chia tay tháng 6, Người đá lạc đội hình, Nhân danh công lý, Tiếng hát cuộc đời, Trần Thủ Độ, Trên dải trời xanh, Đêm của bóng tối… là những vở kịch ghi dấu ấn đậm nét của NSND Lan Hương.
NSND Lan Hương trong vở kịch “Tai biến” – vở diễn đặc biệt dành riêng cho chị trước khi chính thức nghỉ hưu ở tuổi 60. (Ảnh: NVCC)
Cho đến nay, khi đã ở tuổi ngoài 60 và về hưu sau hơn 30 năm gắn bó nghệ thuật. NSND Lan Hương vẫn giành trọn tâm huyết cho các vai diễn bằng việc nhận lời cộng tác, tham gia những bộ phim truyền hình, vở kịch lớn nhỏ. Với NSND Lan Hương, điện ảnh không chỉ là nghề, mà còn là cái nghiệp để chị bám lấy và tâm huyết cống hiến cả cuộc đời.
Theo VNM – PLXH
NSND Lan Hương bị hàng xóm mắng té tát vì vai mẹ chồng ghê gớm
"Tiên sư mày. Mày còn đứa con trai thứ 2 mà đóng vai bà mẹ chồng đáo để trên phim như vậy con mày lấy vợ làm sao?", một người hàng xóm đã nói với NSND Lan Hương như vậy.
- Những ngày qua khi bộ phim "Sống chung với mẹ chồng" công chiếu, chị nhận phản hồi như thế nào từ phía đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và hàng xóm?
- Trong thời gian này, tôi cũng ít có thời gian gặp đồng nghiệp nhưng nói chung, các bạn ai cũng thích bởi tôi đã thay đổi khác so với những hình ảnh trước đây.
Về phía gia đình, tất cả các thành viên đều xem bộ phim này và ai cũng thấy vui và buồn cười. Con dâu tôi thích thú và háo hức đón xem bộ phim này. Thực sự vì cuộc sống của tôi và bà mẹ chồng trong phim khác nhau nên các con tôi rất đón nhận bộ phim.
Tôi kể với bạn chuyện vui này. Hôm rồi có bác hàng xóm gặp mắng: "Tiên sư mày. Mày còn đứa con trai thứ 2 mà đóng vai bà mẹ chồng đáo để trên phim như vậy con mày lấy vợ làm sao?". Kể ra với bộ phim lần này, tôi nhận được nhiều phản hồi.
NSND Lan Hương đóng vai bà Phương trong phim.
- Chị có nhận được phản hồi nào từ phía đoàn phim?
- Hôm qua có người đoàn phim bảo tôi rằng có nghệ sĩ ở Huế hỏi: "NSND Lan Hương có phải người Huế không? Mà sao đóng giống các mẹ Huế như vậy. Bởi họ nói ở Huế, cũng có nhiều mẹ giống như vai bà mẹ chồng Phương trong phim Sống chung với mẹ chồng rất khắt khe và kỷ luật trong đời sống.
Mọi người trong đoàn phim cũng bày tỏ sự hài lòng với tôi. Nhưng tôi tương đối khắt khe với bản thân. Tôi chưa bao giờ hài lòng trong bất cứ một vai diễn, công việc nào. Bởi tôi không thích sự thỏa hiệp. Nếu bằng lòng với bản thân, sẽ không tiến bộ được. Tôi vẫn đòi hỏi sự khắt khe, khác với mọi người. Đó là bản tính của tôi.
- Khi bộ phim phát sóng có nhiều luồng ý kiến, người ủng hộ người phản đối cho rằng thời nay không còn những bà mẹ chồng quá quắt như bà Phương. Việc hư cấu nhân vật hơi quá phần nào khiến khán giả mất chút cảm tình với nhân vật cô đóng. Chị nói gì về điều này?
- Có quá hay không là sự đánh giá của mỗi người? Ai cũng có quyền nêu ra chính kiến riêng của mình. Tuy nhiên, tôi vẫn thích cách bộc lộ có văn hóa hơn là những lời lẽ không hay. Trong khi làm phim, đây không phải nhân vật có một bà mẹ chồng như điển hình ngoài đời thực. Mà chúng tôi chỉ mưu cầu mỗi người thấy mình một chút trong đó thôi.
Những người thân thiết, bạn bè tôi, có rất nhiều người nói rằng bà Phương trong phim giống mẹ chồng họ. Hoặc có cô bạn kể, con gái xem xong, lên phòng gọi anh trai, bảo: "Anh ơi giống mẹ mình thế nhỉ?". Cô bạn tôi nghe thấy thế và gặp cười kể rất vui vẻ. Tôi chỉ cần vậy thôi. Thực sự, làm nghề này làm dâu trăm họ. Tôi rất bình tĩnh nghe, chắt lọc những ý kiến phản hồi từ khán giả.
- Liên quan đến bộ phim có ý kiến nói diễn viên nam đóng vai người con trai quá nhu nhược và đó là một trong những chi tiết khiến họ cảm thấy khiên cưỡng và khó chịu khi xem phim, chị thấy sao về ý kiến này?
- Phim mới phát sóng được mấy tập, mọi người hãy bình tĩnh. Khi xem, hãy rút ra điều tác giả, đạo diễn và những ekip làm phim định mang đến cho khán giả là gì? Một chút thôi mà đã vội kết luận thì có vội vã, hồ đồ quá không? Tôi không bao giờ ép, hay có ý kiến tranh luận. Tất cả xuất phát từ những mong muốn của mình, mong muốn những điều tốt đẹp.
- Chị có đọc phản hồi của khán giả về bộ phim này chứ?
- Tôi có đọc một số ở trang Facebook của mình. Một số bạn bè, đồng nghiệp, những người đã kết bạn với mình phản hồi, đôi khi tôi có trả lời.
- Chị có chờ đợi những gợi ý, thậm chí các câu chuyện từ đời thật của khán giả gửi để mình thêm tư liệu, chắt chiu cho vai diễn?
- Thực sự, những tư liệu tôi nạp trong cuộc sống hoặc trong mấy chục năm làm nghề. Bây giờ nạp tôi nghĩ có thêm được tí nào thôi chứ cái đó, đội ngũ biên kịch và tác giả quan tâm nhiều hơn để sau này, họ có thể xây dựng những nhân vật gần gũi với đời sống hơn.
Thực tế, câu chuyện về mẹ chồng - nàng dâu rất dài. Nếu đưa tất cả lên, hơn 30 tập phim Sống chung với mẹ chồng vẫn là quá ngắn để nói hết những xung đột trong mối quan hệ gia đình. Bởi mỗi người có hoàn cảnh, cá tính riêng nên sự xung đột luôn tồn tại. Cái quan trọng là ta giải quyết những xung đột đó như thế nào?
Theo Sơn Hà/ Vietnamnet
Đừng sợ hôn nhân nếu lỡ xem "Sống chung với mẹ chồng"! Đừng sợ hôn nhân nếu như "lỡ xem qua" "Sống chung với mẹ chồng". Đấy chỉ là một bộ phim được lấy chất liệu từ cuộc sống chứ chưa hoàn toàn y chang đời thực. Cũng thật lạ! Chỉ có một bộ phim truyền hình lên sóng mà đã xuất hiện trăm ý ngàn điều bàn tán. 3 tập Sống chung với mẹ...