Mẹ chồng nhờ muối dưa, nàng dâu “cầu cứu” dân mạng với cái kết khó đỡ, dân mạng soi ra chi tiết cực hài hơn thế
Cư dân mạng nhận thấy nàng dâu này không chỉ ẩu đoảng mà còn không phân biệt được loại rau nào dùng muối dưa.
Ngoài cà thì dưa cũng là món ăn được nhiều gia đình ưa thích. Đặc biệt vào mùa hè nóng nực, bát canh dưa được xem là món ăn giải nhiệt, chua thanh hấp dẫn đưa cơm. Tuy nhiên, việc muối dưa cũng không hề đơn giản và đôi khi khá mất công nhất là với những chị em không mấy đảm đang.
Mới đây, một cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về thảm họa khi được mẹ chồng nhờ muối dưa. Cư dân mạng này cho hay: “Mẹ chồng em nhờ phơi rau để muối dưa. Đi chơi có tí về mà nhìn thấy cảnh này. Các bác có cách nào cứu em không ạ”.
Màn trổ tài muối dưa tưởng rằng sẽ ghi điểm trong mắt mẹ chồng đã thành thảm họa khi toàn bộ nguyên liệu để muối dưa bị héo. Nguyên nhân được cho là người này đã không để ý hoặc bỏ bê vài ngày nên toàn bộ lá bị héo. Lá chuyển sang màu vàng, nát và chắc chắn là không thể sử dụng để muối dưa nữa.
Nhưng điều mà cư dân mạng soi ra không chỉ có vậy. Nhiều người đảm đang chuyện bếp núc phát hiện cải bị héo không phải dùng để muối dưa mà là dùng nấu canh. Cải muối dưa là loại cải bẹ xanh hay cải bẹ trắng.
“Cải này nhìn như cải canh, nếu có muối cùng củ cải cũng chỉ là muối kèm không ai muối trực tiếp“, một người bình luận.
Có người cho hay: “Phơi cũng chỉ một ngày chứ kiểu này là phơi cả tuần, cả tháng không nhớ muối chứ chẳng ai để đến mức thế này”.
Nhiều người khác lại còn nhận định lá này chắc chắn là lá bồ công anh hay được phơi nắng để đun nước chứ không phải là lá cải muối dưa.
Cách làm héo nguyên liệu trước khi muối:
Cải xanh mua về rửa sạch loại bỏ các lá sâu, úa hỏng sau đó mang ra nắng phơi khoảng 2-3 tiếng, nếu trời không có nắng thì để trong mát khoảng nửa ngày.
Quan sát rau cải khi thấy lá đã héo lại, các bẹ hơi co, sờ vào rau cảm giác mềm và dai hơn là được.
Rau cải sau khi được làm héo dùng dao cắt bỏ đoạn dễ thừa và các đoạn sâu, cắt rau thành các khúc khoảng 3 – 5cm. Rửa sạch lại bằng nước và để cho rau khô ráo trước khi muối.
Cô gái bán hàng thuê 11 năm làm dâu Pháp, nhiều lần khóc vì hành động của mẹ chồng
Mẹ chồng chị Lê Thị Mai luôn ước có được người con gái nhưng khi chị về làm dâu, bà không còn ước điều đó nữa bởi bà có nàng dâu tuyệt vời hơn cả nếu có một cô con gái.
Video đang HOT
Sang Pháp sinh sống và làm dâu đến giờ được 11 năm, mỗi ngày của chị Lê Thị Mai bận rộn từ sáng đến tối. Những ngày trong tuần chị phải dậy sớm cho các con ăn sáng rồi đưa chúng đi học.
Sau đó, chị mới về ăn sáng rồi chuẩn bị 10h đi làm. Đến 3h chiều chị lại tất bận dọn nhà rồi đón con về, chuẩn bị bữa ăn phụ cho chúng rồi nấu cơm tối cả gia đình quây quần bên nhau. Mặc dù tất bật mỗi ngày nhưng chị hạnh phúc với những giờ phút buổi tối, chồng đi làm về kèm các con học bài, cả nhà vui vẻ bên mâm cơm, cùng nhau xem tivi rồi cùng nhau đi ngủ.
Gia đình chị Mai.
Chị Lê Thị Mai (40 tuổi, Hải Phòng) và anh Sylvain Rabuel (48 tuổi, quốc tịch Pháp) quen nhau 3 năm rồi mới tiến tới hôn nhân. Suốt quãng thời gian theo đuổi chị, anh Sylvain tuần nào cũng vậy, sau khi kết thúc ca sáng từ 5h-13h, anh đều vội về tắm để 2h kịp bắt xe 2 tiếng đến Thẩm Quyến. Sau đó, đi trực thăng sang Hồng Kông để được gặp và đi ăn tối cùng chị.
Mặc dù từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông có thể đi tàu mất 1 tiếng/chuyến nhưng anh chấp nhận đi trực thăng vì chỉ mất 15 phút, được gặp chị sớm hơn vào 6-7h tối. Sau đó 22h anh lại tất bật đi trực thăng về để kịp giờ làm vào 4h sáng.
Khi đồng ý làm người yêu anh Sylvain, chị Mai chỉ vì thương anh đi lại vất vả theo đuổi mà không hề có tình yêu. Thậm chí, chị còn cảm thấy suốt một năm anh theo đuổi chị chỉ là bể khổ. Vậy mà sau khi cưới và có con, chị lại càng yêu anh nhiều hơn. Chị biết yêu thật sự và cảm thấy thật bình an, hạnh phúc khi ở bên anh. Chị thay đổi tất cả vì anh.
Hiện tại chị Mai đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc với 2 bé một trai, một gái và có cuộc sống làm vợ, làm mẹ, làm dâu bình dị nơi xa xứ.
Chị Mai cho biết, chị sang Pháp làm dâu vào năm 2009, sau 2 năm kết hôn, khi con gái được 11 tháng tuổi. Ngày đầu sang Pháp, chị được mẹ chồng và anh chồng đón ở sân bay. Mặc dù phải chờ gần 4 tiếng vì chị mải nói chuyện với bạn mà nhỡ chuyến bay nhưng mẹ chồng và mọi người vẫn vui vẻ cười tươi, ôm hôn chị khi gặp mặt.
Hôm sau, bố chồng cùng vợ 2 của ông cũng sang nhà để chào chị. Ông mang theo bảng viết bằng tiếng Việt "Chào mừng bạn 3" (Chào mừng 3 bạn) kèm theo tên của vợ chồng và con gái khiến chị xúc động với tình cảm của mọi người nơi đây dành cho nàng dâu mới như chị.
Ngày hôm sau chị sang Pháp, bố chồng và vợ 2 đến chào hỏi, thăm chị.
Thời gian đầu, biết chị mới sang không có bạn chơi buồn, cứ vào chủ nhật hàng tuần, đại gia đình lại tổ chức ăn cơm ở nhà bố chồng cách nhà chị 500m. Bố chồng chị đi đâu gặp người châu Á cũng thường hỏi thăm rồi xin số điện thoại mang về cho chị vì sợ chị không có bạn sẽ buồn.
Không những vậy, gia đình chồng chị tạo mọi điều kiện hết mức để chị có thể thích nghi với cuộc sống mới, từ anh chồng, mẹ chồng và cháu chồng luôn giúp đỡ, đưa đón chị đi đi học tiếng Pháp khi chưa có bằng lái xe. Còn mẹ chồng chị thì tuần nào cũng chạy xe 55km đến nhà chị chơi một lần và ngày nào cũng chạy xe 110km đưa đón chị đi học lái xe.
"Thấy mẹ chồng hết lòng nên mình càng cố gắng. Sau 2 tháng học, mình xin thi sớm để làm quà tặng sinh nhật bố chồng nhưng bị từ chối vì họ sợ mình không thi được. Mình phải học thêm tháng nữa và thời điểm đó cũng sắp sinh nhật mẹ chồng. Mình muốn có món quà ý nghĩa tặng bà nhưng lại bị từ chối.
Lần này mình phải nhờ ông xã xin cho. Anh nói với họ cho mình thi thử lần đầu để làm quen. Mình thi trượt lần đầu, lần thứ 2, lần thứ 3 không sao, anh sẽ thuê phiên dịch cho mình lần thứ 4 vì bên đây thi 5 lần trượt sẽ phải đóng tiền học lại từ đầu. Chỗ dạy học đã đồng ý và mình thi lần đầu trúng luôn.
Ngày thi của mình trước sinh nhật mẹ chồng một ngày là món quà mình tặng mẹ. Sau đó lại chuỗi ngày mình học lái, cũng mẹ chồng ngày ngày đưa mình đi học. Mình cảm động trước tình cảm của bà nên cố gắng thi lái lần đầu đỗ luôn", chị Mai chia sẻ kỷ niệm với mẹ chồng.
Mẹ chồng luôn dành tình cảm cho chị.
11 năm sang Pháp, chị Mai cho biết, chị không hề áp lực chuyện làm dâu bởi làm dâu Pháp khác hoàn toàn Việt Nam. Chị không hề gặp bất cứ khó khăn gì vì người Pháp rất lịch sự, luôn để các con tự nguyện và tôn trọng quyết định của các con.
Mỗi lần bố chồng hay mẹ chồng muốn đến nhà chơi đều điện thoại cho vợ chồng chị hỏi trước xem có tiện không rồi mới tới. Họ không bao giờ đến nhà chị mà không báo trước vì sợ các con bận hoặc không muốn.
Tuy nhiên vì bố mẹ chồng chị ly dị nên lễ Tết vợ chồng chị phải chia ngày như ngày nào đến nhà bố chồng, ngày nào đến nhà mẹ chồng, ngày nào đến nhà chú chồng và ngày nào ăn ở nhà chị. Dẫu phải chia nhiều lịch nhưng do gia đình có truyền thống như vậy nên chị chỉ việc làm theo mà không hề gặp khó khăn nào. Thậm chí chị rất tự tin về việc đối nội và đối ngoại của mình.
Để gắn kết mọi người trong nhà, cuối tuần chị hay mời đại gia đình nhà chồng đến nhà mình ăn cơm. Tuần nào cũng vậy, chị cứ chuẩn bị đồ ăn để cả nhà cùng quây quần, vui vẻ trò chuyện từ 12h-19h tối. Nhờ đó mà mọi người thân thiết, hiểu nhau hơn và tình cảm gia đình cũng bền chặt hơn. Hễ ai có việc tất cả mọi người đều xắn tay áo vào giúp đỡ. Thậm chí, ngày chị đi lấy chứng nhận quốc tịch Pháp, cả gia đình 10 người đến để chung vui, trong khi các gia đình khác chỉ có 2 vợ chồng.
Ngày chị lấy quốc tịch Pháp cả gia đình 10 người đến tham dự trong khi những cặp đôi khác chỉ có 2 vợ chồng.
Chị tổ chức sinh nhật cho mẹ chồng.
Gia đình chị vui vẻ trong ngày sinh nhật vợ 2 của bố chồng.
Gia đình chị luôn có những buổi quây quần bên nhau.
Nói đến đây, chị Mai tâm sự, 11 năm làm dâu, mẹ chồng nhiều lần khiến chị xúc động rơi nước mắt. Có lần khi chồng chưa biết tặng chị món quà gì vào dịp Noel, bà đã đưa cho anh chiếc nhẫn đính hôn của bà để anh tặng lại cho chị. Điều đó khiến chị xúc động và khóc vì hạnh phúc.
"Sau đó mình điện thoại cảm ơn mẹ chồng thì bà nói, đáng lẽ món quà đó mẹ chỉ tặng lại cho con gái, nhưng mẹ không có con gái nên tặng lại con", chị Mai kể.
Không những vậy món quà Noel của bà tặng chị với tấm bưu thiếp nhỏ cũng khiến chị rưng rưng hạnh phúc. Trong tấm bưu thiếp, bà viết: "Ngày xưa mẹ xin chúa cho mẹ sinh được người con gái, nhưng mẹ đã không có được. Bây giờ mẹ nghĩ nếu chúa cho mẹ sinh được đứa con gái thì chưa chắc đã tốt hơn con. Cảm ơn con đã đến với gia đình mình, đây chính là gia đình của con, con gái của mẹ". Đọc xong, chị vừa ôm bà vừa khóc trước mặt cả gia đình.
Mẹ chồng chị hạnh phúc vì có con dâu tuyệt vời hơn cả con gái.
Mẹ chồng không chỉ mang đến cho chị tình yêu thương mà còn giúp chị học hỏi được nhiều điều. Bà luôn kiên nhẫn, không bao giờ nói chuyện về người khác, không nói lại chuyện cũ, không ép buộc ai làm theo ý mình và luôn tôn trọng ý kiến của người khác, luôn để mọi người tự nguyện.
Chính những điều đó khiến chị chưa bao giờ có suy nghĩ lo lắng về chuyện làm dâu. Dẫu vậy, đối với chị, làm dâu cũng là một nghệ thuật. Mọi người cần phải biết đối nhân xử thế đầu tiên và muốn người khác yêu thương, tôn trọng mình thì phải yêu thương và tôn trọng họ trước. Tình cảm cho đi sẽ được nhận lại, nếu yêu thương chồng thì phải biết trân trọng bố mẹ chồng bởi đối với cha mẹ, chỉ cần các con có hiếu, không làm bố mẹ buồn lòng đã là hạnh phúc lớn nhất của những bậc làm cha làm mẹ.
Những đôi dép cũ bà gom nhặt cho cháu và câu chuyện xúc động về mẹ chồng "nhà người ta" "Mẹ chồng nhà người ta không bao giờ làm mình thất vọng" là nhận xét hóm hỉnh của hội chị em sau khi đọc câu chuyện này. Chuyện về những đôi dép cũ Chuyện mẹ chồng - nàng dâu "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" là chủ đề muôn thuở và không mấy xa lạ. Việc mẹ chồng và con dâu không hoà...