Mẹ chồng nằng nặc đòi quản lý tiền lương
Hai vợ chồng tôi lấy nhau được 7 năm, chúng tôi đã có một con gái 5 tuổi, chuẩn bị vào lớp một.
ảnh minh họa
Ngày mới lấy nhau, hai đứa đều là sinh viên vừa ra trường, nhà cũng phải đi thuê vì cả anh và tôi đều là dân tỉnh lẻ, học xong thì ở lại lập nghiệp tại thành phố.
Bố mẹ hai bên đều ở quê nghèo, thương con nhưng cũng chẳng có điều kiện kinh tế để giúp đỡ chúng tôi nên cả hai vợ chồng xác định “tự lực cánh sinh”.
Ngoài giờ làm việc, hai chúng tôi nhận thêm đủ việc, chồng tôi là dân IT nên nhận thêm máy tính, thiết bị điện tử bị hỏng về sửa chữa tại nhà. Còn tôi là giáo viên ngoại ngữ nên nhận dạy kèm tại các trung tâm. Thậm chí có học sinh cần dạy kèm tại nhà, tôi cũng lặn lội đi cả chục cây số để đến dạy.
Nhiều hôm vì giờ dạy sát giờ làm, tôi cũng chẳng kịp ăn tối, tan làm là tất tả đi dạy kèm luôn, tối muộn mới về đến nhà, đói muốn xỉu.
Khó khăn, thiếu thốn nhưng hai vợ chồng tôi rất yêu thương nhau và luôn động viên nhau cố gắng phấn đấu để làm lụng, tích cóp nhằm thay đổi cuộc sống.
Lấy chồng hơn một năm, tôi sụt đến 4kg, người đã nhỏ giờ lại gầy quắt queo. Mẹ đẻ tôi lên thăm, xót con quá nên đã bàn với vợ chồng tôi hay là quay về quê để sống, ở với ông bà đỡ tiền thuê nhà và chi phí cuộc sống cũng đỡ đắt đỏ hơn nơi phồn hoa đô thị.
Video đang HOT
Thế nhưng chồng tôi kiên quyết ở lại thành phố vì còn lo cho tương lai con cái sau này và muốn hai vợ chồng có điều kiện phát triển sự nghiệp.
Thế rồi Trời cũng thương, từ ngày con gái chúng tôi ra đời, cuộc sống của vợ chồng tôi cũng bớt khó khăn hơn.
Công việc của chồng tôi thuận lợi, từ cửa hàng sửa chữa máy tính nhỏ nhỏ ban đầu mở cùng mấy người bạn, giờ đã phát triển thành một công ty buôn bán máy móc và linh kiện điện tử.
Tôi cũng được cất nhắc lên làm hiệu phó của trường học nơi tôi công tác. Chúng tôi đã mua được nhà riêng, tôi cũng không còn phải tất tả ngược xuôi đi dạy kèm như trước mà mở một lớp học ngay tại nhà cho những học sinh có nhu cầu.
Từ ngày mua được nhà riêng, chồng tôi bàn với vợ đón bà nội ở quê ra ở cùng, để tiện chăm sóc bà vì bà cũng đã già, ở một mình ở quê chúng tôi cũng không yên tâm (bố chồng tôi mất từ khi chồng tôi còn nhỏ mà chồng tôi lại là con trai trưởng).
Nhất trí ngay với chồng, tôi săm sắn thu xếp thời gian cả nhà cùng về quê, bàn với hai cô em chồng.
Mẹ chồng tôi cũng thuận với mong muốn này của các con nên bà vui vẻ cùng vợ chồng tôi ra thành phố ở.
Thời gian đầu, chưa quen cuộc sống mới, bà thường xuyên ở nhà, chẳng giao du với ai, cũng chẳng mấy khi ra khỏi nhà dù vợ chồng tôi cố gắng đi đâu cũng đưa bà đi cùng.
Thế nhưng chỉ được gần một năm, khi quen đường quen xóm, bà nội lại gần như thay đổi hoàn toàn tâm tính. Thay vì ở ru rú trong nhà như trước đây, cứ sáng ra đưa con tôi đi lớp mẫu giáo xong là bà lấy lý do đi tập thể dục, đi thăm các bà bạn trong xóm, trong câu lạc bộ dưỡng sinh… để đi đến trưa mới về, có nhiều hôm bà đi một mạch đến tận chiều, không cả cơm nước buổi trưa.
Bà ở quê làm ruộng, cũng không có lương hưu nên khi ra ở cùng vợ chồng tôi, chúng tôi luôn ý tứ biếu bà tiền tiêu vặt mỗi tháng. Dù không nhiều nhưng tôi nghĩ với khoản tiền đó bà có thể khá thoải mái chi tiêu bởi tất cả sinh hoạt phí, tiền tàu xe hay ma chay cưới hỏi ở quê, chúng tôi đều đã lo chu toàn cho bà.
Vậy mà thay vì cái gì cũng chê thành phố đắt đỏ như trước kia, giờ bà mua sắm về đủ thứ. Từ bộ kem bôi chống lão hóa, nhăn da, nước uống từ trái cây ép để tăng cường bổ sung vitamin, bộ áo dài để mặc đi hầu đồng, đến cả bộ ghế giường mát sa cả chục triệu…
Bà cứ mua sắm thoải mái như vậy mà không cần tính đếm đến nhu cầu sử dụng thật sự. Vợ chồng tôi có góp ý thì bà sẵng giọng bảo “tao khổ mãi rồi, giờ có mua sắm một tý mà chúng mày cũng xót mẹ”, khiến vợ chồng tôi chỉ biết ngậm ngùi mà không dám nói thêm lời nào.
Không dừng ở đấy, hôm rồi sau bữa cơm tối, bà gọi vợ chồng tôi lại bảo “tao thấy chúng mày làm nhiều tiền mà không biết quản lý, chi tiêu gì cả. Từ tháng sau trở đi, hai đứa đi làm được bao nhiêu đưa hết cho tao, tao quản lý. Cần mua sắm gì thấy hợp lý, tao sẽ đưa”.
Hai vợ chồng tôi ngạc nhiên nhìn nhau với yêu cầu đột ngột và hết sức vô lý này của mẹ chồng. Tôi thưa luôn với bà rằng tiền của chúng tôi làm ra thì chúng tôi quản lý, không phải vì không tin bà mà vì chúng tôi còn nhiều việc cần phải sử dụng và lo cho cuộc sống của con cái.
Vừa nghe tôi nói dứt lời, bà đứng bật dậy, giọng nặng trịch “thế thì chị ở đó mà giữ tiền lương của vợ chồng chị. Tôi về quê, không mẹ con gì nữa cả”.
Tôi phải làm thế nào để giải quyết chuyện này bây giờ?
Theo TienPhong
Thưởng Tết Ất Mùi thấp nhất 30.000 đồng
Theo báo cáo thưởng Tết 2015 của Bộ LĐTBXH công bố ngày 21.1, mức thưởng thấp nhất Sở LĐTBXH Nghệ An báo cáo là 30.000 đồng/người.
Đây là thông tin mới nhất được ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH công bố trong ngày 22.1. Báo cáo thưởng Tết 2015 được Bộ LĐTBXH công bố cho thấy, mức thưởng cho người lao động trung bình là 5 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2014.
Mức thưởng thấp nhất từ Sở LĐTBXH Nghệ An báo cáo là 30.000 đồng/người.(Ảnh minh họa)
Theo báo cáo khảo sát của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở 13.189 DN với trên 2,5 triệu lao động, mặc dù năm 2014 tình hình sản xuất kinh doanh của các DN vẫn còn khó khăn, tuy nhiên phần lớn các DN đã có phương án duy trì giữ được mức lương, thưởng Tết bằng hoặc cao hơn năm trước. hầu hết các DN khảo sát đều dự kiến có mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 với mức thưởng bình quân với 1 tháng lương (khoảng 5,03 triệu đồng/người.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân cho biết, bình quân thưởng Tết cao nhất là khối DN có vốn nhà là 7 triệu đồng/người. Riêng, các tập đoàn nhà nước cao gấp đôi. DN có vốn đầu tư nước ngoài 4,8 triệu/người. DN dân doanh là 4,3 triệu đồng/người. Mức thưởng thấp nhất từ Sở LĐTBXH Nghệ An báo cáo là 30.000 đồng/người. Hiện nay kỷ luật báo cáo của các DN chưa nghiêm, còn 20% DN vẫn chưa có báo cáo thưởng Tết.
Mức thưởng Tết Dương lịch 2015 vẫn giữ được mức tăng khá so với Tết năm 2014. Có tới 80% DN được khảo sát đã thực hiện thưởng Tết Dương lịch với mức thưởng bình quân 1,55 triệu đồng/người (bằng 140,7% so với mức thưởng năm 2014).
Bộ LĐTBXH cũng cho biết, điều tra chuyên đề về tiền lương với trên 2.000 DN ở 17 tỉnh, thành phố ở 3 vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước cho thấy, lương bình quân đạt khoảng 5,11 triệu đồng/người/tháng; thu nhập của người lao động đạt 5,4 triệu đồng/người/tháng, tăng khoảng 6% so với năm 2013.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, nếu trừ yếu tố trượt giá là 4,08% thì tiền lương, thu nhập của người lao động năm 2014 cải thiện không đáng kể.
Theo Minh Nguyệt (Dân Việt)
Những ai thuộc diện phải tinh giản biên chế? Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số điều của Nghị định 108/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, những người thuộc diện tinh giản biên chế là cán bộ, công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp tại thời điểm tinh giản biên...