Mẹ chồng nàng dâu ‘đấu khẩu’ vì chuyện ‘đàn ông làm việc nhà nó hèn người đi’
Từ nhỏ, mẹ đã bảo tôi “đàn ông đàn ang phải chú trọng sự nghiệp, phải làm công to việc lớn, còn việc lặt vặt vốn dĩ là việc của đàn bà”.
ảnh minh họa
Đôi lần thấy nhà bẩn tôi tự giác quét nhà, mẹ mắng tôi “đàn ông quét nhà nó hèn người đi”. Em gái tôi mà nhờ tôi phơi quần áo thể nào cũng bị mẹ mắng “Mày sai anh mày đi phơi quần áo lót cho mày đấy à. Tao cấm”.
Từ nhỏ tôi đã thấm nhuần tư tưởng ấy. Rằng việc lo kinh tế là của đàn ông, việc lặt vặt nhẹ nhàng do phụ nữ đảm nhiệm. Tôi cũng nghĩ sau này mình có gia đình , không đặt nặng áp lực kiếm tiền lên vai vợ, lo được cho vợ con đủ đầy là việc mình phải làm.
Vợ chỉ cần chăm lo cho chồng con, trong ấm ngoài êm là được. Thế nhưng sau khi lấy vợ suy nghĩ của tôi có ít nhiều thay đổi. Nhất là sau khi có con, thấy vợ tất bật tôi bắt đầu học cách phụ vợ việc nhà.
Tôi thấy thực ra những công việc mà mẹ tôi cho rằng của đàn bà ấy cũng rất bận bịu và mệt mỏi. Có lẽ nhờ vậy mà vợ tôi cảm kích tôi nhiều hơn.
Vợ tôi từ ngày làm dâu cũng rất được lòng gia đình chồng. Mẹ tôi cũng khen cô ấy hiền lành và hiểu chuyện. Có lẽ vì không sống chung nên không có va chạm. Tuần trước cu con nhà tôi ốm, mẹ tôi bắt xe lên thăm cháu. Bà vốn say xe nên ít đi đâu xa, cũng là vì thằng cháu đích tôn nên quyết tâm chịu khổ. Và mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu bắt đầu sứt mẻ từ đó.
Mẹ tôi cả đời quen với bếp núc, xem việc chăm sóc phục vụ chồng con là hạnh phúc của đời mình. Nay lên nhà con trai, thấy con trai rửa bát, cọ toa lét hay phơi đồ thì bà hoảng thật sự. Thấy tôi mò tay vào việc gì là bà nhất định giằng lấy không cho làm, xong rồi bà vừa làm vừa càm ràm ca cẩm.
Vào bữa cơm đầu tiên hôm đó. Khi bữa ăn chỉ mới bắt đầu, mẹ tôi đã nhắc nhở con dâu: “Từ bé mẹ đã chẳng bắt thằng Tùng làm việc gì, chỉ yêu cầu nó học cho giỏi để sau này kiếm nhiều tiền, vợ con đỡ thiếu thốn. Nó giờ đường đường là một trưởng phòng, một thạc sĩ kinh tế, vậy mà về nhà cầm chổi cọ toa lét, đeo tạp dề rửa bát, con làm vợ mà không thấy khó coi sao. Chồng thương vợ thì vợ cũng phải biết giữ thể diện cho chồng. Chỉ có vài ba việc nhà lặt vặt mà làm không xong thì làm mẹ làm vợ kiểu gì nữa”.
Video đang HOT
Tôi thấy vợ tôi khá sốc vì lần đầu tiên bị mẹ chồng phê bình. Nhưng cô ấy có chính kiến của cô ấy. Cô ấy nói với mẹ tôi: “Đàn ông rửa bát lau nhà thì sao ạ? Con là con chung. Nhà là của chung. Anh ấy đi làm, con cũng đi làm. Anh ấy là sếp của nhân viên ở công ty. Nhưng về nhà là chồng, là cha như bao người đàn ông khác, tại sao con phải hầu hạ anh ấy như ông chủ?”.
Tôi rất muốn can ngăn vợ vì thấy sắc mặt mẹ tôi đã tức giận đến tím tái nhưng vợ nói nhanh quá tôi không ngăn được. Tôi thấy vợ nói không sai, nhưng cãi mẹ thẳng thừng như vậy thực sự là không nên.
Mẹ tôi thì đúng là “cả giận mất khôn” bắt đầu nói lời nặng nề:
- Tôi không biết bố mẹ cô ở nhà dạy cô ra sao. Nhưng nhà tôi xưa nay không có cái kiểu chồng vợ ngang hàng như vậy. Cô được học nhiều nên tưởng đàn ông đàn bà bằng vai phải lứa với nhau. Nhưng đã về nhà tôi, đàn ông lúc nào cũng phải cao hơn một bậc.
- Mẹ ạ. Cả đời mẹ chỉ có việc chăm sóc nhà cửa, nấu cơm cho chồng con nên mẹ coi bếp núc là sự nghiệp của mẹ. Còn con cũng phải đi làm. Vợ chồng con bình đẳng về mọi mặt. Ở nhà anh ấy là cục vàng của mẹ. Nhưng với con anh ấy là chồng. Anh ấy thương vợ thì giúp đỡ, còn không muốn làm con cũng làm được hết.
- Á, à. Cô chê bai mẹ chồng không công ăn việc làm, cả đời chỉ có mỗi việc hầu hạ chồng con thôi đúng không. Đồ con dâu mất dạy!
Bữa cơm sum vầy trở thành một cuộc hỗn loạn. Mẹ tôi thì khóc còn vợ tôi ôm con về phòng. Đó cũng là lần đầu tiên tôi và vợ to tiếng với nhau sau bốn năm sống chung. Mẹ tôi bắt xe về ngay ngày hôm sau mặc tôi hết lời năn nỉ. Trước khi về mẹ còn nói “Mẹ thất vọng vì con, nuôi nấng, chăm lo cho thành ông to bà lớn rồi cuối cùng cũng hầu hạ một con đàn bà”. Tôi chẳng biết nói sao cho mẹ tôi bớt phiền, chỉ nói rằng tôi sẽ nói chuyện với vợ, đề nghị cô ấy xin lỗi mẹ.
Những ngày sau gia đình tôi căng như dây đàn. Vợ tôi nói không sai nhưng nói kiểu đó là hỗn láo với mẹ chồng. Thế nhưng cô ấy thì cho rằng mẹ chồng gây sự, muốn làm khó dễ con dâu, còn cho rằng mình chỉ nói theo lẽ phải, chẳng việc gì phải xin lỗi. Chưa hết, cô ấy còn bảo tết nay về ăn tết bên ngoại chứ về nội chắc cũng chẳng vui vẻ gì.
Tôi thực sự điên đầu với vợ. Nói gì thì nói, đó cũng là mẹ chồng, bà quá lắm cũng chỉ lên chơi dăm ngày một tuần rồi về. Cô ấy mà là đứa con dâu biết điều thì chịu khó nhẫn nhịn vài câu, cớ làm sao cứ phải một chọi một đến tanh bành ra thế. Hơn nữa, tôi là con trai cả trong nhà, cô ấy là dâu trưởng, con trai chúng tôi là đích tôn, vậy mà cô ấy dám nói tết không về nhà nội.
Bố tôi ngày xưa chẳng bao giờ động tay động chân việc gì trong nhà, đến bữa cơm bưng nước rót mà nói câu gì mẹ tôi răm rắp câu ấy. Trong nhà, trên ra trên, dưới ra dưới, không bao giờ xào xáo cãi nhau. Xem ra có vẻ như mẹ tôi nói đúng, đàn bà càng được chiều chuộng càng dễ sinh hư.
Tôi vì thương vợ mà bỏ qua cái nếp sống được rèn giũa từ nhỏ, với vợ mọi công việc trong nhà. Có phải chính vì thế mà tôi trong mắt vợ đã bớt đi phần oai nghiêm?
Theo Giadinh.net
Lý do chồng "không giúp vợ làm việc nhà" khiến các bà vợ sung sướng
Phụ nữ luôn muốn được người chồng việc nhà, nhưng 5 lý do "không giúp vợ làm việc nhà" lại nhận được hàng chục nghìn lượt thích.
ảnh minh họa
Theo Familyshare, một bài đăng của người đàn ông có tên Malik Edwards 5 lý do không giúp vợ làm việc nhà đã nhận được nhiều sự đồng tình từ mọi người, nhất là chị em phụ nữ.
Câu chuyện của anh Malik bắt đầu bằng việc bạn của anh ghé chơi nhà, sau một lúc trò chuyện, anh Malik đứng dậy với lý do phải đi rửa bát và hứa sẽ quay lại ngay. Anh bạn của Malik liền tỏ ra ngạc nhiên và nói rằng "Tôi rất vui vì bạn giúp vợ. Tôi thì không làm giúp vợ vì tuần trước tôi lau nhà và cô ấy không nói lấy một tiếng cảm ơn". Nghe những lời này, Malik đã ngồi lại và nói với bạn:
"Tôi không giúp vợ tôi nấu cơm vì tôi cũng muốn ăn và tôi cũng cần phải nấu.
Tôi không giúp vợ rửa bát sau khi ăn vì tôi cũng dùng những món đó.
Tôi không giúp vợ trông con vì chúng là con của tôi và tôi có trách nhiệm làm cha.
Tôi không giúp vợ rửa bát, phơi hay gấp quần áo, bởi đó cũng là quần áo của tôi và các con.
Tôi không phải đang giúp đỡ, tôi là một phần của ngôi nhà này...".
Như anh bạn của Malik đã từng làm việc nhà, nhưng không nhận được lời cảm ơn của vợ và sau đó không làm nữa. Còn Malik chưa từng coi những việc rửa bát, trông con, phơi quần áo...là việc giúp vợ, anh coi đó là trách nhiệm trong gia đình, bởi mình cũng là một thành viên thuộc gia đình ấy. Không giúp vợ, mà tôi làm việc tôi cần làm.
Phụ nữ ngày nay cũng đi làm công sở 8 tiếng mỗi ngày, nhưng mọi việc trong gia đình, chăm lo con cái lại là nhiệm vụ của cô ấy sau một ngày làm việc. Có những ông chồng biết quan tâm, với vợ thì có thể phụ giúp vợ trong một vài công việc như giặt đồ, phơi đồ, rửa bát...nhưng làm việc với tâm thế đang "giúp vợ", dẫu sao thì cũng có phần đáng khen.
Ảnh nguồn internet
Còn đa số đàn ông và quan niệm xã hội cho rằng việc nhà là của phụ nữ. Có những ông chồng đi làm về là đi nhậu, đi đá bóng, cầu lông hay ngồi chơi game, đến bữa xuống ăn rồi lại tiếp tục thú vui của mình. Hầu hết phụ nữ trong hoàn cảnh này, đều cố gắng hết sức mình, nhẫn nhịn, cam chịu nhưng thâm tâm cô ấy cũng cảm thấy bất công. Hơn hết, là cảm thấy bị áp bức, mất dần cảm xúc yêu thương. Lâu dần, cô ấy sẽ không còn mặn mà, quan tâm đến chồng nhiều, bởi đã có quá nhiều trách nhiệm, lo âu khác.
Quan điểm này của Malik chính là điều bất ngờ đối với không chỉ với đàn ông mà ngay cả với phụ nữ. Bất ngờ bởi nó là sự thật mà lâu nay mọi người từ chối nhìn nhận nó. Tại sao cùng sống trong gia đình lại có nhiệm vụ giành riêng cho vợ? Bởi gia đình là nơi cần sự sẻ chia, yêu thương. Con cái đều là con chung, vậy tại sao chỉ vợ mới có trách nhiệm trông con, chăm con và dạy con? Sự gắn kết, yêu thương mà trẻ nhỏ luôn cần ở cả cha và mẹ để phát triển toàn diện. Làm cha, không phải chỉ cần kiếm tiền lo cho con, mà còn cần sự yêu thương, chăm sóc. "Tôi không giúp vợ" quan điểm này có lẽ nên được thấm nhuần cho cánh đàn ông ngay từ khi còn nhỏ. Bởi quan niệm gia đình rất quan trọng trong việc giáo dục con cái sau này. Quan niệm yêu thương, san sẻ trách nhiệm sẽ giúp gia đình hạnh phúc hơn.
Theo Thế Giới Trẻ
Mẹ chồng cứ ra đường nhặt đồ ăn trong đống rác, con dâu tức giận nhốt bà trong phòng... Con dâu bật khóc hối hận về hành động sai lầm của mình với mẹ chồng sau khi biết được sự thật đau lòng. ảnh minh họa Chị kết hôn được 5 năm thì không may chồng qua đời trong một vụ tai nạn. Vì vẫn còn thương chồng nên chị ở một mình chăm sóc bố mẹ chồng và 2 đứa con...