Mẹ chồng nàng dâu chẳng phải ‘khác máu tanh lòng’
Mẹ chồng cũng có thể yêu thương con dâu như con gái.
Mẹ chồng là một niềm tự hào vô bờ bến của mình. Mình mới cưới được tháng, cũng chưa biết cuộc sống sau này sẽ ra sao nhưng mình nghĩ tất cả những gì con người đối xử với nhau đều xuất phát từ trái tim. Tư tưởng đúng đắn thì dù trong hoàn cảnh nào, mẹ và con cũng có thể điều chỉnh hành vi để cùng nhau hoà thuận. Thế nên có mẹ chồng suy nghĩ tích cực, tân tiến là một điều may mắn.
Mẹ chồng coi con dâu như con gái. Ảnh minh họa.
Cách đây không lâu, chỉ vì giữ tư tưởng “mẹ chồng nàng dâu khác máu tanh lòng” nên mình đã một lần hiểu nhầm mẹ chồng. Khi nhận ra thì trong lòng mình cảm thấy vô cùng ân hận. Thời điểm mình mang bầu 3 tháng đầu vì bị doạ sảy thai nên mỗi lần đi khám vợ chồng mình phải tiêu tốn hết rất nhiều tiền thuốc thang. Mình lại phải nằm im ở nhà, nghỉ làm không có thu nhập nên việc chi tiêu càng eo hẹp. Trước đó 2 vợ chồng mình vẫn đóng cho mẹ tiền sinh hoạt hàng tháng. Từ khi bắt đầu khó khăn, chồng mình xin mẹ giúp đỡ để không đóng góp nữa vì chi tiêu hạn hẹp quá, lại chỉ có mỗi lương của chồng. Đồng thời, thời gian ấy lại rơi vào chính thời điểm cần chạy chuyển công tác cho chồng nên một tay mẹ phải lo toan hết đường đi nước bước.
Những tháng sau đó, tháng nào mẹ cũng hỏi mình ” Anh Lam đã có lương chưa sao chưa thấy đưa về cho mẹ”. Lúc đấy mình nghĩ mẹ chồng lúc nào cũng chỉ tiền tiền, đưa tiền bao nhiêu cũng không xuể. Mình khó chịu và cảm thấy áp lực kinh tế vô cùng và nghĩ mẹ không thương vợ chồng mình. Càng nghĩ lại càng thương chồng đêm hôm lao vào kiếm tiền để đưa thêm cho mẹ chi tiêu, vậy mà thực tế mẹ lại lười đi chợ, không tổ chức nấu cơm hàng ngày nên vợ chồng mình đóng tiền mà vẫn phải ra ngoài để ăn hàng…
Thấy vợ hậm hực, chồng mình quyết định dành một hôm tâm sự với mẹ. Hoá ra, không phải mẹ đòi hỏi gì nhiều ở vợ chồng mình mà là do một lần mẹ hỏi vui “Tháng này có lương chưa sao chưa thấy đưa mẹ?”. Đáng lẽ ra 2 đứa nên nhắc lại việc chúng con mong mẹ giúp đỡ, thì chồng mình lại nói xẵng: “Mẹ muốn con ra đường đi cướp à”. Nghe con trai nói xong thế là mẹ bực từ đó. Mẹ muốn cho con trai thấy rằng mang tiền về đóng góp cho sinh hoạt gia đình là trách nhiệm của con chứ không phải mẹ đòi hỏi vô lí mà con nói là con phải đi cướp. Tâm sự đầu đuôi xong xuôi, mẹ còn cho vợ chồng mình thêm tiền để trang trải sinh hoạt. Mẹ dặn dò chúng mình về lời ăn tiếng nói. Mẹ bảo con cái nói lời ngoan với ba mẹ sẽ không bao giờ thiệt thòi, muốn gì được nấy.
Video đang HOT
Ngoài sự việc lần đó ra, hồi mới cưới mình cũng khó chịu với mẹ chồng đôi lần vì mẹ lười làm việc nhà. Lau dọn hay mọi việc gì cũng đến tay con dâu, mẹ đi đâu quẳng đấy, quần áo vứt lung tung, bẩn sạch lẫn lộn, dọn mãi không hết. Lúc đầu mình cũng than thở mệt mỏi, không biết làm thế nào cải thiện, cứ ra công đi dọn. Sau đấy, lấy can đảm mình góp ý với mẹ chồng ” Mẹ ơi, quần áo bẩn thay xong mẹ để vào đây nhé, con mang lên giặt cho tiện, nhiều khi con chẳng biết cái nào của mẹ bẩn nên hay bị xót lắm”. Từ đấy mẹ chồng mình vứt quần áo đúng chỗ. Có hôm mai được nghỉ làm, tối mình cũng nói với mẹ ” Mai con nghỉ nên ở nhà dọn dẹp lau chùi nhà cửa mẹ ạ. Mẹ có ở nhà cùng con làm một hôm không, 2 mẹ con làm cho nhanh, tranh thủ vừa làm vừa buôn cho đỡ mệt”. Nghe con dâu nói vậy, hôm sau mẹ cử ba ra bán hàng để mẹ ở nhà. Hai mẹ con dọn dẹp trang trí nhà cửa rất vui vẻ.
Sau vài lần vì hiểu lầm mẹ chồng, mình ngộ ra một điều đừng bao giờ giữ bực bội trong lòng, có gì mong muốn phải nói ra. Quan trọng nhất là mình lựa cách nói sao cho phù hợp, dễ nghe và đừng để mang tiếng hỗn.
Thật ra cũng may vì mẹ chồng mình quan niệm con dâu cũng như con gái, không mất công nuôi dạy lại có thêm đứa con. Có gì ngon đẹp mẹ đều mua cho con dâu. Cả nhà chồng thích ăn gà nhưng con dâu thích ăn ngan vịt thì từ đấy cỗ bàn cũng có thêm con ngan. Con dâu thích ăn sầu riêng là đi đường gặp ở đâu bán rẻ mẹ lại mua phần cho. Đi Trung Quốc đánh hàng thì không bao giờ mẹ quên mua quần áo váy vóc cho con dâu. Ốm đau nằm một chỗ mẹ bưng cháo lên cho ăn rồi đưa đón con dâu đi làm…
Lúc quen biết chồng mình bây giờ, mình đã nhìn vào gia cảnh, nhìn vào cách mọi người trong gia đình đó đối xử với nhau…để đi đến quyết định gắn bó cuộc đời với những con người ấy hay không. Mình nghĩ không phải tự dưng mà mẹ chồng mình nền tính như vậy. Ông bà ngoại của chồng đi đâu cũng có nhau và rất mực thương con thương cháu. Chủ nhật nào 2 ông bà 80 tuổi cũng đạp xe đến thăm các con. Bà đạp xe chậm hơn ông, nhưng ông lúc nào cũng đi sau bà vì lo bà bị điếc không nghe thấy còi mà tránh ô tô. Còn bà nội chồng mình thì mất rồi, ông nội luôn mang theo ảnh bà bên người, cứ ai nhắc đến bà là ông khóc. Ông nội đối xử với mẹ chồng mình cũng rất giàu tình thương. Ông luôn nói với mọi người rằng “Tôi coi Hoa hơn cả con gái chứ không phải con dâu”. Vì mẹ chồng mình lúc nào cũng thơm thảo với ông bà nội, nên ông cũng đối xử với mẹ không phụ tấm lòng. Thêm vào đó, ba chồng mình cũng rất yêu vợ. Chuẩn bị làm ông bà nội rồi mà đi đâu cũng phải có đôi có cặp. Ai mời đi đâu mà mẹ không đi là ba cũng chả thiết. Ở chỗ đông người lúc nào cũng nắm tay như thể sợ mẹ lạc mất, ba mẹ nói chuyện với nhau lúc nào cũng tình tứ như khi mới yêu.
Chính vì ba chiều mẹ như vậy nên những lúc chồng mình xót vợ, gắp thức ăn cho vợ, yêu chiều vợ… Mẹ nhìn thấy chỉ thấy tự hào về con trai mình – ra dáng 1 người đàn ông, 1 người chồng – chứ không bao giờ ghen tị ghét bỏ con dâu hay là sợ con dâu cướp mất con trai. Mẹ bảo chồng mình phải noi gương ba, yêu chiều chăm sóc vợ. Nhiều khi mình hơi ốm vớ vẩn thôi, ăn xong chồng xót đuổi vợ lên nhà không cho rửa bát, mẹ sẵn sàng rửa đỡ ngay, có lời chồng bênh mình lại đỡ ngại. Cuộc sống vì thế mà dễ thở hơn rất nhiều.
Chả phải tự dưng mà các cụ dạy “lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”. Các chị em đi lấy chồng nên cho mình cơ hội lựa chọn người chồng có gia cảnh êm đềm hạnh phúc. Nếu 1 người mẹ chồng có cuộc sống khắc nghiệt, thì họ cũng sẽ khắc nghiệt với con dâu. Không hẳn để “trả thù” đâu, mà là trong con người họ ẩn chứa nhiều bức xúc dồn nén lâu năm, những lúc nóng tính dễ dàng bột phát ra những lời cay nghiệt vốn sẵn có trong đầu. Nếu 1 gia đình hoà thuận, yêu thương nhau, người ta dễ dàng có xu hướng “giữ nếp nhà”, mong muốn con cháu vui vầy, lúc nào cũng đoàn tụ sung túc….Ông bà sẽ làm gương cho con cháu.
Không phải mình muốn nói là không lấy chồng gia có cảnh phức tạp, mà là nên nhìn vào cách mọi người trong nhà đối xử với nhau. Đó một phần sẽ chính là cách sau này họ đối xử với mình. “May mắn” cũng là do ta lựa chọn.
Theo Afamily
Là con dâu, về nhà chồng phải biết điều chứ
Mỗi nhà mỗi hoàn cảnh, không nhà nào giống nhà nào. Sống ở đâu phải theo đó. Con dâu về nhà chồng là phải "nhập gia - tùy tục".
Con trai tôi nó giống mẹ. Được cái đẹp trai nên đi đâu mọi người cũng khen, con trai gì mà "mặt hoa da phấn". Thằng bé hiền lành lắm, có mấy khi đi đâu va chạm đâu. Tôi chỉ lo nó mà lấy vợ dễ bị con vợ nó bắt nạt, nó đè đầu cưỡi cổ thôi. Con gái bây giờ chúng nó lắm chiêu lắm trò, ghê gớm lắm chứ có như thời bọn tôi ngày xưa đâu.
Một hôm, đùng cái nó về bảo với tôi là cho nó lấy vợ. Tôi giật mình không hiểu sao thằng này cưới nhanh thế. Thấy nó có người yêu nhưng tôi nghĩ bọn này cứ yêu đương chứ chắc gì đã cưới, đã yêu được bao lâu đâu. Tôi còn chưa nhìn rõ mặt mũi con bé thế nào, tính tình ra sao vì chỉ có gặp qua qua vài lần buổi tối. Đã thế thằng bé lại còn bảo con bé có bầu rồi nữa chứ. Không biết cái thai của con bé này có phải của thằng con mình không hay là không ăn ốc mà phải đổ vỏ.
Chuyện đã rồi, mà thằng con mình nó muốn cưới nên tôi cũng đồng ý. Vừa mới Tết nhất ra nhà lại kinh doanh bán hàng bao nhiêu là việc lại còn phải chuẩn bị cho nó xem ngày, cưới xin. Thật là mệt mỏi. Tôi vẫn chả biết con bé thế nào, được mỗi cái là gia đình tử tế. Chứ nếu không chưa chắc tôi đã cho cưới.
Tôi chẳng ưng cái kiểu con dâu gì mà chuẩn bị cưới xin đến nơi cũng chẳng mấy khi thấy mặt mũi đâu. Dù có đi làm thì cũng lựa thời gian mà lên hỏi xem nhà chồng có bận rộn gì, đỡ đần được gì thì phải xông vào làm chứ. Đâu lại có cái kiểu cuối tuần mới thấy mặt. Bây giờ việc nhà chồng là cứ phải trên hết.
Đám cưới chúng nó tôi cũng lo cho đến 9 cái tráp. Mâm nào, mâm đấy đầy đủ, đều đặn. Có bầu rồi mà tôi vẫn làm như thế cho là đẹp mặt lắm rồi đấy. Nhà bên cạnh tôi kia kìa, chả bầu bí gì chỉ tổ chức mỗi cái lễ đính hôn xong rồi về ở với nhau. Như thế có phải nhanh, gon, nhẹ không. Tôi có nói ý thế với bên nhà thông gia mà ông bà ý không chịu.
Kể ra con bé này cũng sướng. Mình làm lụng, tích góp cả đời mới mua được cái nhà. Thế mà nó vừa cưới, tôi đã cho vợ chồng nó ra ở riêng. Thật ra thì nhà bây giờ tôi đang ở cũng có tôi với vợ chồng thằng cả rồi. Nhà mới để không thì cho chúng nó về ở, trông nhà và chăm nom cho tôi mấy cái cây hàng ngày cũng được. Tôi thích hoa lá, cây cỏ nên đi đâu cứ thấy cây nào hay hay, đẹp đẹp là tôi mang về nhà trồng, vậy mà có mỗi mấy cái cây tưới thường xuyên mà nó cũng cứ để tôi phải nhắc.
Chán lắm! Con gái con lứa gì mà đến rửa bát cũng phải dạy. Rửa bát thì tốn nước. Có vất vả gì đâu việc rửa bát mà thằng chồng nó cũng chui vào rửa giúp vợ, làm tôi ngứa cả mắt. Ngày xưa mang bầu thằng này, đến lúc gần đi đẻ tôi cũng có trừ việc gì đâu. Mẹ chồng tôi vẫn cứ bắt tôi phải đi xách nước đấy thôi. Phụ nữ lấy chồng rồi là phải biết chăm lo việc trong gia đình. Ở đâu thì tôi không biết, chứ vào nhà này là phải theo nề nếp, thói quen ở đây. Mang thai, nghén ngẩm, mệt mỏi là chuyện bình thường. Đừng có vin vào đấy mà trốn việc.
Khổ thân thằng con tôi. Vừa mới lấy vợ thì vợ nó đã có bầu. Đàn ông làm sao chịu được cảnh "treo niêu", quen mùi rồi tự nhiên lại bắt nhịn. Vợ thì lại yếu, chả phục vụ nổi chồng. Tôi thấy nó đi ra ngoài cũng phải, chả trách được nó. Nó đi nó lại về ý mà, đàn ông đi "bóc bánh trả tiền" là chuyện bình thường.
Vậy mà không biết thế nào đang yên, đang lành vợ nó lại biết chuyện. Có mỗi chuyện đó thôi mà nó cũng sốc phải vào bệnh viện cấp cứu. Khổ, mang thai được 8 tháng rồi mà không biết giữ làm cháu tôi phải sinh non. Cũng chẳng hiểu làm sao mà bị cả tiền sản giật. Cháu tôi thì nằm trong lồng kính, còn con dâu thì phải nằm trong bệnh viện bất động mất mấy ngày làm tôi cứ phải ra ra, vào vào mấy lần. Trong khi đó việc ở cửa hàng thì bận ơi là bận.
Đợt trước vợ thằng cả nó đẻ, tôi có phải chăm tí nào đâu. Ông bà ngoại chăm hết, tôi chỉ chu cấp thôi. Bây giờ cũng thế! Tôi làm sao mà chăm được,bận lắm! Làm gì có thời gian. Cho vợ chồng nó về nhà ngoại thôi.
Đúng là thằng con tôi nó lấy phải người phụ nữ mà chả có được cái gì là "ưu tú". Có thai tôi tôi đã cho cưới rồi. Chỉ có việc đi làm về rồi làm mấy cái việc lặt vặt trong nhà thôi cũng không xong mà để đẻ non. Sướng thế mà không biết hưởng. Số tôi nó vất vả, chả được đường con dâu. Biết thế ngay từ đầu tôi đã không cho cưới.
Theo Afamily
Có nhất thiết yêu là phải "cho"? Vì cũng sợ mất Kim nên khi mới yêu nhau được 1 tháng, thấy Kim "đòi" thì Vân cũng "cho" không do dự. Sau lần đấy, Vân thấy tình yêu của cả hai càng thêm nồng đượm. Kim cứ ở lại nhà Vân ăn ngủ, sinh hoạt đều đều. "Cô nhầm à? Tôi dại gì lấy cái ngữ mới yêu 1 tháng đã...