Mẹ chồng năn nỉ con dâu để cho em trai chồng khám phá
Bà lấy lý do tôi đã là gái có chồng có con, không có gì gọi là mất mát thêm nữa và “cùng lắm là nó chỉ sờ mó vài cái” để thỏa mãn mà chữa khỏi bệnh.
Tôi uất nghẹn không nói nên lời và cũng không biết đối đáp như thế nào để giải tỏa hết nỗi lòng. (Ảnh minh họa).
Nói thật, tôi đã rất nỗ lực làm tròn bổn phận của một người làm dâu. Tuy bà đối đãi với tôi không tệ nhưng tình thân ruột thịt chưa bao giờ tồn tại giữa chúng tôi.Mẹ chồng tôi không cay nghiệt như những bà mẹ của một số chị em đã tâm sự ở đây. Nhưng trong con mắt bà ấy, tôi chỉ là người có thể lợi dụng và làm vật thế thân cho gia đình lúc cần.
Tôi không có nhiều thời gian để thể hiện vai trò làm vợ mà chỉ có thể lẵng nhẵng theo bà phục vụ 24/24. Bà biến tôi thành tay chân của mình để thay mặt đi thăm hỏi bà con, nấu nướng ở các đám giỗ hay thậm chí là thăm nom người chửa đẻ.
Biết tôi mệt mỏi, bà luôn dùng những lời nói ngọt ngào để xoa dịu. Nhờ vậy, quan hệ giữa chúng tôi lúc nào cũng hoàn hảo. Chỉ có tôi là thỉnh thoảng ấm ức vì không thể toàn vẹn chăm sóc chồng con.
Trong một lần quây quần bên nhau, sau khi được nghe kể chuyện cổ tích, con gái nhỏ 5 tuổi của tôi bỗng cắc cớ hỏi “Nếu ông quái vật muốn bắt một người trong gia đình mình để ăn thịt thì ai phải đi hả mẹ?”. Tôi bị bất ngờ, lúng túng chưa kịp trả lời thì mẹ chồng tôi thủ thỉ vào tai cháu”Tất nhiên là mẹ cháu rồi”.
Mặc dù chỉ là một câu chuyện vô thưởng vô phạt của trẻ con nhưng câu trả lời của bà khiến tôi vừa buồn vừa tức giận.
Chồng tôi có một người em trai mắc chứng chậm phát triển. Tuy vẫn nhận thức được nhưng nó cứ lù đù rồi mè nheo như một đứa trẻ tập nói.
Video đang HOT
Bà còn nói, nếu giữ kín chuyện này thì chồng tôi cũng chẳng biết. (Ảnh minh họa).
Gần đây nó có nhiều biểu hiện phát triển sinh lý không bình thường. Tôi thường để con gái mình chơi đùa cùng chú ấy. Nhưng từ ngày phát hiện cậu bé của chú ấy có thể “đứng lên” được thì tôi cũng tế nhị cách ly hai người.
Tôi chọn giải pháp đưa con bé đi học mẫu giáo nhưng mẹ chồng tôi phản đối kịch liệt. Bất đắc dĩ tôi mới phải thú thật những lo nghĩ của mình.
Mẹ chồng tôi rất hoang mang vì những lời tôi nói nên đồng ý cho cháu nội đi học và hằng ngày theo dõi con mình. Tôi cũng để ý thấy mỗi lần “bí bách” là cậu em chồng tôi có dấu hiệu điên loạn hơn. Nó tự cởi áo quần rồi lấy đồ vật đâm vào cơ thể và la hét rất đáng sợ.
Tôi toan kể với chồng và bàn cách giải quyết vấn đề này thì bà gạt đi. Bà rất ngại phải đưa chú ấy đi khám chữa bệnh ở các trung tâm tư vấn hay bệnh viện tâm thần vì sợ lộ chuyện con trai bị tâm thần hay có vấn đề. Thì ra bao lâu nay bà toàn giấu mọi người về bệnh tình của con trai. Ai hỏi bà chỉ nói nó mắc chứng tự kỷ nhẹ, có thể điều trị tại gia.
Ngay sau đó bà đã dặn tôi phải bí mật chuyện này với tất cả mọi người kể cả chồng và bố chồng tôi. Bà trấn an rằng tự bà đã có cách giải quyết.
Tuy lo lắng nhưng tôi cũng gắng chờ đợi xem giải pháp của bà. Lại thấy bà chịu khó nghiền ngẫm sách báo nhiều ngày liền về vấn đề này nên tôi cũng yên tâm phần nào.
Một hôm, nhân lúc đàn ông trong nhà về quê giỗ tổ, bà vội vàng ra ngoài rồi trở về cùng với một cô gái còn khá trẻ. Tôi giật mình vì cách ăn vận của cô gái đó. Sau một hồi nghĩ ngợi, tôi thoáng hiểu ra rằng mẹ chồng tôi đang dắt gái gọi về cho con trai mình thỏa mãn nhu cầu. Tôi run lẩy bẩy khi thấy bà đẩy cô gái vào trong phòng chú út và khóa cửa ngoài.
Thật tình tôi ít có kiến thức về vấn đề này nên rất hoài nghi không biết liệu phương pháp của bà có thật sự hiệu quả hay không. Sau một hồi nghe tiếng la hét bên trong thì cô gái nọ đấm cửa và gào khóc xin ra ngoài.
Cô ta nhổ toẹt nước bọt ngay trước mặt mẹ chồng tôi rồi chửi thề rất nặng nề trước khi bỏ đi. Bà vừa khóc vừa chạy theo năn nỉ cô ta ở lại. Bà hứa hẹn trả tiền gấp đôi gấp ba nhưng cô ta vẫn không đồng ý.
Sau lần đầu “chữa bệnh” cho con trai thất bại, bà rất buồn phiền. Tôi khuyên bà nên nói với đàn ông trong nhà để họ có cách giải quyết nhưng bà mắng vì sợ bố chồng tôi đẩy chú út vào viện tâm thần.
Nhưng đây mới là chuyện khiến tôi sốc nặng. Sau khi thuê gái gọi bất thành, mẹ chồng tôi quay sang năn nỉ tôi làm “vật hi sinh” cho em trai chồng “thỏa mãn” để chữa bệnh.
Bà lấy lý do tôi đã là gái có chồng có con, không có gì gọi là mất mát thêm nữa và “cùng lắm là nó chỉ sờ mó vài cái”. Bà còn nói, nếu giữ kín chuyện này thì chồng tôi cũng chẳng biết. Tôi lại được tiếng là người con dâu hiếu thảo biết vì nhà chồng trong mắt bà.
Những điều bà nói ra khiến tôi thật sự buồn nôn. Tôi không thể hiểu được một người đã làm bà và có chút ít học hành lại có thể nói ra điều đó. Nhưng thất vọng hơn là tình cảm mà bà dành cho tôi. Thì ra những nỗ lực của tôi trong suốt thời gian qua không hề đủ để khiến bà xem tôi là ruột thịt mà chỉ là vật thế thân lúc hoạn nạn mà thôi.
Tôi uất nghẹn không nói nên lời và cũng không biết đối đáp như thế nào để giải tỏa hết nỗi lòng. Vì giận, tôi cố tình tránh mặt bà mấy hôm nay. Xui xẻo thay bà lại lầm tưởng tôi đang đắn đo suy nghĩ về lời đề nghị đó nên tỏ ra quan tâm và kiên nhẫn chờ đợi tôi.
Tôi nên ăn nói làm sao để trả lời và trả đũa bà một cách thích đáng đây mọi người?
Theo VNE
Thư gửi vợ nhân ngày 8/3: Anh đang hư hỏng
Chị Hạnh Dung mến! Vợ tôi rất hay đọc chuyên mục Nhỏ to tâm sự của chị. Bao nhiêu lời khuyên sáng suốt trên báo, cô ấy tìm cách chuyển nó sang những người quanh mình, trong đó có cả tôi (đôi khi cũng bị đe nẹt, khuyên nhủ, lấy người khác ra làm gương dạy dỗ). Vì vậy, hôm nay nhân ngày 8/3, tôi xin gửi đến chị tâm sự của mình, mạo muội xin chị hãy một lần đứng về phía những người đàn ông, để thấu hiểu những nỗi khổ tâm phi phụ nữ. Xin gửi thư này đến vợ tôi, đến những người vợ khác ở trên đời, kể cả người sắp làm, hoặc đã từng làm vợ.
Vợ yêu mến,
Anh viết thư này, nói thật thà, ngay từ đầu ý đồ của anh là để xin phép em được quyền... hư hỏng đôi chút.
Xin em đừng vội quy kết anh muốn bậy bạ nọ kia. Cái "hư hỏng" ở đây là theo nghĩa đen, bị hư, bị hỏng, chứ không phải anh muốn hư hỏng. Lấy nhau hơn 10 năm, anh luôn phải đảm nhiệm vai trò là chồng em, là cha của các con, là trụ cột trong gia đình, đồng thời vẫn phải là người yêu nồng thắm của ngày xưa, là người đàn ông biết nhìn xa trông rộng đến ngày sau, là thợ sửa điện nước tận tụy ở nhà, là sếp tài ba nghiêm túc ở cơ quan... Bấy nhiêu gánh nặng ấy dồn lên, anh thấy mình như một chiếc xe tải đang chạy chậm dần, đuối dần. Thỉnh thoảng em nói "Anh không còn yêu em nữa?", "Anh sao vậy? Quên cả ngày 8/3!". Vợ yêu, anh xin tự nhận, anh là một món hàng - có thể là món đắt nhất trong đời em từng sắm, nhưng anh đã hết hạn bảo hành từ lâu lắm, không thể đổi, không thể trả, khi hỏng hóc, em phải bảo trì thôi.
Em hãy cứ hình dung anh là một sản phẩm. Bố mẹ anh tốn rất nhiều thời gian, công sức để làm ra. Em là người dùng. Từ lúc em mở bao bì, bắt đầu sử dụng sản phẩm, cũng là lúc mà anh bắt đầu quá trình... hư. Không phải anh cố ý, món hàng nào cũng vậy thôi, xài lâu thì sẽ có bộ phận nào đó bị hỏng hóc. Thế nhưng, đa phần phụ nữ các em cứ nghĩ ngược lại: chồng là thứ hàng hóa đặc biệt, càng xài lại càng phải tốt lên! Càng ngày, em càng đòi hỏi nhiều thứ: anh phải thế này, anh phải thế nọ, anh thua xa hồi trẻ, anh quên mất rồi, sao người ta... Sao em không hiểu máy móc tốt cỡ nào chạy một thời gian cũng có sự cố này nọ, sao em không chấp nhận sự cố như chính bản thân nó, đơn thuần chỉ là một sự cố mà thôi?
Bắt đầu từ một chuyện nhé. Anh không thuộc hàng cao lớn đẹp trai. Anh nghĩ tới thân phận tùng bách của mình mà lo lắng. Em mập mạp, vững chãi bao nhiêu, thì việc anh phải giữ vững chuẩn "nặng hơn vợ 10 ký, cao hơn vợ một cái đầu" càng khó bấy nhiêu. Khi em chìm vào cơn ác mộng điên cuồng về cân nặng, loãng xương, nếp nhăn và nám, chẳng lẽ anh cũng thở than về bụng mỡ, cơ bắp nhão dần và biến mất, những sợi tóc rụng âm thầm... của mình? Đàn ông không quen nói ra, nhưng nếu người phụ nữ hiểu được nỗi khổ của chồng mình, hẳn sẽ khác...
Làm chỗ dựa, che chở bão giông cho một cô gái nhỏ là việc lãng mạn dễ dàng, nhưng làm trụ cột cho một gia đình, là chỗ dựa cho một người phụ nữ trưởng thành lại vô cùng gian khó. Mà đâu phải các bà vợ chỉ nhìn vào một người chồng mà thôi, ý muốn của chị em là vô tận. Mình có cái này, nhưng cô ta có cái kia, mình muốn cái kia, nhưng bà ấy lại có cái khác nữa... Cứ vậy, khó có thể biết đâu là điểm dừng.
Tại sao anh không được quyền hư hỏng? Tại sao anh không được quyền dừng lại như một chiếc xe tải cần một chuyến đại tu? Có lẽ, chúng ta đã quen với việc hôn nhân là một hành trình dài, mà ai cũng phải cố gắng để bước sóng đôi cùng người bạn đường mình đã chọn. Có lẽ, chúng ta đã quen nghĩ hạnh phúc là luôn luôn được nương tựa, được chở che. Có lẽ, cũng nhiều người đàn ông khác đã không đủ tự tin để tuyên bố mình cần hư hỏng, cần thông cảm, cần bảo trì chính thức; thay vào đó, họ ra vẻ mình vẫn ổn, rồi âm thầm đi tìm một chốn khác để được nghỉ ngơi...
Đó mới là "hư hỏng" thật, phải không vợ? Đến lúc hư hỏng kiểu đó rồi thì rất khó, hoặc không thể bảo trì sửa chữa gì được nữa.
Theo VNE
Trời ơi, tôi mệt vì mùng 8 tháng 3 lắm rồi Biết là phải thương yêu những người phụ nữ, nhưng mà 8/3 khiến cánh đàn ông chúng tôi mệt quá. Xin phép cho tôi kêu than hộ anh em một chút, xin đừng "ném đá" tôi, chúng tôi - những người đàn ông luôn hiểu rằng những người phụ nữ luôn cần được yêu thương, quan tâm, chăm sóc, nhưng nói thật, mỗi...