Mẹ chồng muốn cầm tiền thưởng Tết của con trai, nàng dâu đưa ngay tờ giấy khiến bà hốt hoảng trả lại tức thì
Mẹ chồng ngỏ ý muốn hai vợ chồng Duy – Phương đưa hết tiền thưởng cho bà sắm Tết. Thế nhưng, nàng dâu đã có cách khiến bà hốt hoảng đề nghị hai vợ chồng tự giữ, tự chi tiêu.
Duy và Phương mới lấy nhau, nhưng cô đang khổ sở vì mẹ chồng. Chả là, trước kia khi chưa kết hôn thì tiền lương của Duy sẽ do bà giữ. Anh chỉ lấy một khoản nho nhỏ chi tiêu mỗi tháng. Mãi tận khi có người yêu, anh mới giữ lại nhiều hơn để thi thoảng đi ăn uống, cà phê cà pháo.
Trước khi lấy nhau, Phương đã hỏi về vấn đề này nhưng Duy khẳng định chắc nịch:
- Sau này lấy nhau về, tiền phải để vợ giữ chứ.
Phương lườm yêu 1 cái, rồi bảo:
- Anh nhớ đấy nhé. Vợ phải giữ tiền còn lo cho cuộc sống riêng, sau này còn con cái, rồi những chuyện xa hơn như mua nhà, mua xe…
- Ừ, anh biết mà, em không phải lo.
(Ảnh minh họa)
Nhưng đôi khi, cuộc sống lại không được như những điều người ta lên kế hoạch. Khi Phương về làm dâu, cô mới thấy phát khiếp vì chuyện tiền nong này. Duy vẫn giữ đúng lời hứa là đưa cho vợ giữ, thế nhưng, ngay buổi tối hôm ấy, bà gọi cả hai vợ chồng lên nói chuyện:
- Anh Duy, thế tháng này chậm lương hay thế nào?
- Đâu có đâu mẹ, con từng nói rồi mà, sau này con lấy vợ thì sẽ do vợ giữ tiền.
- Thế anh tin tưởng vợ hơn mẹ à? Anh cho rằng vợ giữ tiền và tiết kiệm giỏi hơn mẹ à?
- Không mẹ ơi, con nào có nghĩ thế. Nhưng chúng con đã là vợ chồng, vợ giữ tiền là lẽ tất nhiên. Hơn nữa, sau này chúng con còn phải lo cho cuộc sống riêng.
- Anh chị giờ giỏi lắm, có lông có cánh rồi là nghĩ gì tới bố mẹ nữa.
Video đang HOT
- Mẹ, mẹ đừng nói thế. Vợ con giữ tiền cũng như mẹ giữ của bố vậy.
Phương chỉ ngồi im, mặc cho hai người tranh cãi. Cuối cùng, chính Duy bực bội đi lên phòng. Còn mình Phương, mẹ chồng bắt đầu làm khó:
- Con xem, bao nhiêu năm qua mẹ giữ tiền cho thằng Duy rất tốt. Hai đứa còn trẻ, chi tiêu hoang phí, cứ để mẹ giữ cho. Sau này có công to việc lớn gì thì mẹ lại đưa.
- Mẹ ơi, mẹ cho con tập giữ tiền dần thì sau này mới lo tốt được cho gia đình. Chứ mẹ đâu có sống đời ở kiếp mà lo cho chúng con đâu ạ. Có thể giờ con làm chưa tốt bằng mẹ, quản lý chi tiêu không giỏi nhưng mẹ cứ để con tập ạ.
(Ảnh minh họa)
Nghe Phương nói, mẹ chồng không nói được gì, vùng vằng bảo:
- Thôi tùy, anh chị thích làm gì thì làm.
Từ đó tới giờ, mẹ chồng cũng tỏ ra không vui, thi thoảng hậm hực lôi chuyện cũ ra nói nhưng Phương và Duy bảo nhau cứ bỏ ngoài tai. Mãi cho tới thời gian gần đây, khi Duy được thưởng Tết, mẹ chồng lại một lần nữa làm khó:
- Này, tiền thưởng 2 đứa đưa mẹ đi, Tết này để mẹ lo sắm sửa, biếu xén hết cho. Rồi 2 đứa nhìn mẹ làm mà học tập.
Biết Tết khó mà êm ấm nếu không đưa tiền ra, Phương chỉ kiếm cớ trì hoãn:
- Mẹ ơi, hiện giờ thì con và anh Duy đều chưa được thưởng. Chắc tới hôm tất niên của công ty mẹ ạ. Khi nào được thì con đưa mẹ.
Mẹ chồng nghe thế thì tươi cười rồi đon đả bảo:
- Ừ, nhé. Khi nào được thì đưa mẹ. Mà 2 đứa chắc thưởng cao chứ.
- Dạ cũng chưa biết mẹ ạ. Năm nay công ty làm ăn đi xuống, phải chờ lúc đó mới biết ạ.
Thế nhưng, tới lúc được thưởng Tết thì cả hai vợ chồng Phương cũng được hơn 20 triệu. Hai vợ chồng bàn bạc sẽ dùng 10 triệu biếu xén, lễ Tết bố mẹ 2 bên và 1 số đàn anh, đàn chị. Còn lại 10 triệu thì mừng tuổi trong Tết. Theo đúng dự tính, Phương đưa cho mẹ chồng 10 triệu, rồi bảo:
- Mẹ ơi, đây là tiền thưởng 2 vợ chồng con. Chúng con dự tính sẽ để biếu bố mẹ 2 bên và mua chút quà biếu sếp, một số đàn anh, đàn chị thân thiết.
(Ảnh minh họa)
Phương vừa nói, vừa đưa ra danh sách người cần tặng quà dài như sớ, mẹ chồng vừa nhìn đã hốt hoảng. Phương lại ngọt nhạt:
- Lương của hai chúng con mẹ cũng biết rồi, tiền thưởng thì chỉ có nhiêu đây. Mẹ bảo chúng con phải biếu xén làm sao cho hợp tình hợp lý ạ?
Cuối cùng, bà cũng hoảng hồn, bảo Phương:
- Thôi, con tự nghĩ xem vì mẹ cũng không rành các mối quan hệ này thân sơ thế nào.
Phương cười thầm vì cuối cùng cũng khiến mẹ chồng chủ động không can thiệp vào vấn đề tài chính của 2 vợ chồng. Rồi Phương cũng biếu bà 5 triệu để bà sắm Tết, không quên nịnh thêm: “ Mẹ ơi, biếu bố mẹ vẫn phải nhiều nhất, cấp trên hay đối tác cũng chẳng quan trọng bằng. Hiện giờ, chúng con còn khó nên mẹ thông cảm, của ít lòng nhiều ạ.”
Nghe được câu đó, mẹ chồng cũng niềm nở mà đón nhận. Cuối cùng, Phương vẫn được tự chủ chi tiêu lương thưởng mà lại không mất lòng mẹ chồng.
Theo docbao.vn
Chi 30 triệu tiêu Tết, nàng dâu bị kiểm điểm chiều cuối năm
Tôi cứ nghĩ, với tâm huyết tôi bỏ ra sắm Tết, bố chồng sẽ mỉm cười, mẹ chồng sẽ đi khắp xóm khoe khoang nhưng...
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Tốt nghiệp đại học tôi quen và yêu một chàng trai vùng Tây Bắc.
Nhà anh đông người, bố mẹ làm nông nên kinh tế khó khăn, mọi vật dụng trong gia đình đều cũ kỹ sơ sài. Tôi về làm dâu, phải cố gắng lắm mới có thể thích nghi.
Tết năm nay, cũng là cái Tết đầu tiên của tôi ở nhà chồng. Tôi quyết định mua sắm mạnh tay để cả gia đình đón Tết đủ đầy.
Ảnh: Shutterstock
Đầu tháng Chạp, tôi bàn với chồng, đặt mua một chiếc ti vi trị giá 9 triệu, 1 tủ lạnh trị giá 7 triệu đồng. Anh không đồng ý vì thưởng Tết của anh chỉ khoảng 6 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi vẫn cố thuyết phục.
Tôi nói, thưởng Tết của tôi cao, 2 vợ chồng đang dư dả nên muốn sắm sửa cho bố mẹ, không muốn bố mẹ cả đời lọ mọ...
Chồng tôi đành miễn cưỡng gật đầu và trao mọi quyền mua sắm cho tôi.
Tôi làm như dự tính, chi 16 triệu mua ti vi, tủ lạnh, 5 triệu bộ bàn ghế uống nước và 2 triệu bộ bàn ăn. Tổng cộng, tôi bỏ ra 23 triệu mua sắm đồ đạc.
Sau lễ cúng ông Công ông Táo, tôi đi siêu thị mua 3 triệu tiền bánh kẹo, 2 triệu đồ ăn uống cho Tết và đặt 2 triệu cho chú họ mua lợn rừng. Bố mẹ chồng tôi không phản đối nhưng cũng không tỏ vẻ hãnh diện.
Ai ngờ, khi tôi đặt mua thêm cây mai vàng (nhà chồng tôi trồng được quất và đào nên trong nhà chỉ thiếu cánh mai vàng), bố mẹ gọi tôi và chồng vào nói chuyện.
Lúc này, tôi mới để ý, mặt bố chồng tôi đỏ bừng bừng còn mẹ tôi thì nhăn nhó. Bố tôi nói, ông rất phê bình chuyện mua sắm của tôi.
"Thứ nhất, các con còn trẻ, còn nhiều kế hoạch phải dùng đến tiền việc chi tiêu hoang phí là không cần thiết. Thứ hai, các con tự ý sắm đồ khi không có ý kiến của bố mẹ là thiếu lễ phép. Bây giờ, nếu được, con mang hết những đồ đạc này đi trả người ta' - bố chồng tôi nói, giọng dứt khoát khiến tôi ngỡ ngàng.
Tôi liếc nhìn chồng nhưng anh cũng chỉ biết cúi mặt, nói lời xin lỗi.
Về phòng, anh bảo tôi nên rút kinh nghiệm. Bố mẹ không muốn nhận đồ của bất cứ ai, càng không muốn dựa dẫm con dâu nên mới nói vậy.
Tôi bật khóc và thực sự không hiểu bố mẹ chồng. Nếu bố mẹ không muốn nhận quà của con dâu, vậy khi tôi mua ti vi, tủ lạnh sao không từ chối? Bây giờ, Tết đã đến nơi, bố mẹ chồng mới gọi tôi vào kiểm điểm, phê bình.
Có phải tôi làm như vậy là sai hay không? Lẽ nào, tôi vừa mất tiền mua sắm, lại vừa nhận ấm ức vào lòng?
Theo vietnamnet.vn
3 cách thay đổi thói quen tiêu hoang, giúp tiết kiệm vài trăm triệu mỗi năm Có thu nhập khá cao nhưng chị Hoàng Ngọc Anh (Ba Đình, Hà Nội) luôn trong tình trạng "cháy túi" vì thói quen tiêu hoang của mình. Làm được bao nhiêu tiền, chị đều tiêu đến đồng tiền cuối cùng và hầu như không tiết kiệm được đồng nào. Lúc mới kết hôn, chưa làm ra nhiều tiền, vợ chồng chị không tiết...