Mẹ chồng lên chăm con dâu ở cữ, nhưng chỉ 1 hành động khiến cô ‘mời’ bà về quê ngay tức thì
Dù mẹ chồng tôi rất ghê gớm và nhiều chuyện xích mích mà tôi vẫn cố nhịn. Cho tới khi, bà làm 1 hành động khiến tôi không thể chịu được mà cãi lại, khiến bà đùng đùng tức giận đòi về quê.
Tôi lấy Sinh cũng được hơn 1 năm nhưng may mắn lên Hà Nội sinh sống và làm việc nên không phải sống chung với mẹ chồng. Dù thế, mỗi lần về quê là mỗi lần tôi khiếp vía vì mẹ chồng ghê gớm. Bà thật sự phải gọi là cay nghiệt luôn ấy, chỉ chuyện nhỏ xíu mà cũng quyết không buông tha.
Tôi nhớ, dịp Tết năm ngoái tôi và em dâu cùng về từ 29 phụ giúp dọn dẹp nhà cửa, gói bánh chưng. Được cái em cũng ngoan và hiền, mỗi chị em mỗi việc chia nhau ra nên cũng nhanh. Khi tôi lau bàn ghế thì cô em lau tủ thờ. Vì đồ dùng nhà chồng tôi đều là đồ gỗ có chạm trổ nhiều nên lau dọn rất mất công. Không may, cô em dâu của tôi làm mắc sợi vải vào tủ thờ và làm rơi chiếc lọ hoa. Mẹ chồng tôi từ dưới bếp phi lên, bà la oang oang cả nhà và mắng cô em không ra gì.
Thậm chí, khi tôi khuyên bà bớt bớt vì đó cũng là tình huống không ai mong muốn, bà lại quay sang tôi, quát:
- Chị không phải dạy khôn tôi. Đừng có đòi trứng khôn hơn vịt ở cái nhà này. Cái tủ thờ tôi lau bao năm không sao, 2 đứa động vào là hỏng hết. Những thứ ở bàn thờ cực kì kiêng kị, làm vỡ lọ hoa có biết đen đủi thế nào không? Rước các cô về chỉ tổ phiền phức.
(Ảnh minh họa)
Hai đứa chúng tôi im thin thít. Sau đó, cứ hễ thấy bà là cả hai chị em lại rùng mình nghĩ về những lời lẽ cay nghiệt bà từng nói.
Thế nhưng, tới lúc tôi sinh con dù chối thế nào cũng không được, mẹ chồng vẫn đòi lên chăm con cho tôi 3 tháng. Nói thật, tôi sợ lắm nhưng bà lại mắng:
Video đang HOT
- Chị tưởng tôi béo bở lắm à? Không lên thì bà con nó nói ra thể thống gì? Họ nghĩ tôi là loại vô tâm, bỏ bê con cháu. Chị không muốn tôi lên thì về quê đi.
Thôi thì tôi cũng miễn cưỡng gật đầu nhưng trong lòng đã có 1 dự cảm không lành. Y như rằng, những lo lắng của tôi không sai chút nào.
Khi ở nhà, bà nhất định đòi theo ý mình. Dù cháu còn nhỏ và con dâu mới sinh nhưng bà kêu phòng bí, ngột ngạt và đi mở cửa sổ. Tôi co rúm người lại rồi ý kiến thì bà bảo:
- Ngày xưa tôi sinh được 10 ngày còn bế chồng chị ra đồng đã sao chưa? Các chị giờ cứ kiêng với cữ mà sức khỏe yếu như gì ấy.
Đặc biệt, có một chuyện tôi không thể bỏ qua đó là vấn đề an toàn của bé. Vì tôi thiếu sữa nên bé phải bú ngoài, mỗi lần pha sữa xong cháu uống không hết là bà hút. Đáng nói, bà không rửa mà tới khi cần pha, lại lắc lắc chút nước rồi dùng như bình thường. Tôi nói thì bà lại cãi ngang, thậm chí còn mắng.
(Ảnh minh họa)
Tôi chán nản than với chồng thì anh cũng khuyên tôi khuất mắt trông coi, còn bảo: “Dù sao mẹ cũng có kinh nghiệm nuôi con nhỏ, bọn anh mẹ nuôi đấy thôi. Em đừng quá lo!”
Thế mà chỉ mấy ngày sau, con tôi bị đi ngoài, thậm chí bác sĩ còn nghi ngờ tiệt trùng bình sữa không sạch mà bà vẫn cãi. Tới lúc này, tôi mới tức quá, bật lại:
- Mẹ lên chăm con rất cảm ơn nhưng mẹ con mình khác biệt nhiều quá không dung hòa được. Riêng việc chăm con thì con xin phép không theo ý của mẹ.
Bà lại la làng rằng tôi muốn đuổi bà, con dâu cãi láo, tôi mạnh mẽ đáp lại:
- Mẹ nghĩ con đuổi mẹ cũng tùy, con cũng không giữ nữa đâu. Còn cãi láo con chẳng nói lấy 1 lời láo, chỉ là dám không làm theo ý mẹ thôi.
Bà tức quá, đùng đùng ôm balo bắt chồng tôi chở về quê. Tới giờ, 3 ngày rồi tôi gọi về bà vẫn chưa thèm nghe. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy nhẹ cả người. Thật chứ, cứ ở với bà tới hết tháng chắc tôi sẽ trầm cảm mất.
Theo docbao.vn
Chinh phục bao tử... mẹ chồng
Cứ thế, mỗi món theo khẩu vị mẹ trước giờ, chị ý tứ làm theo, nhưng vẫn không quên chừa phần làm như ý mình và anh tất nhiên ăn rất ngon miệng.
Chị sắp về ra mắt, anh bỏ nhỏ: "Mẹ bị bao tử, không thích chua, ăn ít béo, hơi tí mặn nhưng lại không ưa ngọt nhé!". Chị gật mà trong lòng không yên, mẹ chồng khó chiều là đây.
Nghĩ sau này còn ăn với nhau dài dài mà chị thì rất ưa những món mẹ chồng không ưa thì làm sao trổ tài với mẹ chồng? Chị rất thích những món chua như: cá thu xốt cà, canh gà lá giang, cải chua xào thịt ba rọi... Các món ngọt như bánh chuối, bánh da lợn, bánh bò... có nước cốt dừa béo ơi là béo, chị có thể ăn hết dĩa này tới dĩa khác. Chè chuối, chè đậu trắng, chè thưng là "đúng bài" của chị...
(Ảnh minh hoạ)
Bữa cơm ra mắt, chị chỉ phụ bếp, mẹ anh nêm nếm tất cả. Canh chua cá mà nước không chua, thịt kho tiêu thì như thịt xào và quan trọng là món bò xào củ hành thì nhạt muối, ít dầu rất... khó ăn. Chị "khắc phục" bằng cách thêm chén nước mắm, dằm trái ớt cho thơm miệng. Mẹ anh tặc lưỡi: "ăn mặn suy thận đó cháu, cay quá thì hại bao tử, nóng gan...".
Nhưng rồi tình yêu đã chiến thắng, sau ngày chính thức về một nhà, chị khẽ khàng thưa: "Mẹ đã có tuổi, làm bếp mấy mươi năm mệt rồi. Mai này, xin cho con nấu nướng. Mẹ cứ đi tập dưỡng sinh hoặc cà phê với các dì, các cô cho vui". Mẹ chồng ậm ừ: "con không quen thực đơn của mẹ và thằng Hậu đâu, cứ để mẹ làm bếp". "Dạ... từ từ con sẽ quen, chứ ai lại có con dâu mà mẹ chồng vẫn phải nấu ăn, kỳ lắm", chị vẫn dịu dàng. "Để coi coi". Mẹ lẩm bẩm và không quên hăm dọa: "phải luôn nhớ là mẹ bị bao tử...".
Những bữa cơm sau đó, chị vẫn nấu canh chua theo khẩu vị của mẹ, nhưng sau khi múc phần mẹ thì thêm me hoặc ít cơm mẻ vô. Vị chua thanh đã át mất mùi cá khiến anh ăn một lúc bốn chén làm mẹ... tròn mắt ngạc nhiên. Chị cũng kho thịt nhàn nhạt theo ý mẹ, nhưng sau khi múc phần riêng, chị lại thêm tí nước mắm, ít ớt, tiêu làm dậy mùi, bắt mắt, đúng điệu thịt kho.
Cứ thế, mỗi món theo khẩu vị mẹ trước giờ, chị ý tứ làm theo, nhưng vẫn không quên chừa phần làm như ý mình và anh tất nhiên ăn rất ngon miệng.
Ba tháng sau ngày lấy vợ, anh mập mạp hồng hào hẳn lên do ăn được nhiều bữa cơm mặn mòi, đủ vị chua cay vợ nấu. Anh mạnh dạn hít hà khi cắn trái ớt, xuýt xoa khen chén chè thưng hôm nay sao mà ngọt, béo, thơm lừng. Mẹ chồng không nỡ ngó lơ những món do con dâu chế biến, nhất là đứa con trai yêu quý của bà cứ khen lấy khen để, "ngon ơi là ngon nhưng thiếu chút xíu nữa mới bằng mẹ nấu". Vậy là bà lân la đụng đũa thử phần cá chốt kho tiêu rực màu xanh, đỏ, vàng của nghệ, ớt, tiêu kia. Béo thơm của vị dầu ăn, cay nồng của tiêu, ớt và mặn mòi quá đỗi. Canh cải cũng ngọt, ba chỉ xào cải chua thì đậm đà thanh vị.
Rồi một hôm, mẹ khẽ bảo: "Từ nay, con không cần múc phần riêng cho mẹ. Cứ để mẹ ăn chung với tụi con cho vui".
Vậy là do khéo léo, chị đã làm cho gian bếp nhỏ ấm lên sự đoàn kết. Bởi thật sự, mẹ bị đau bao tử thì ít mà kiêng khem do... tiết kiệm thì nhiều. Nhưng nhờ lời dịu dàng của chị, "thêm một chút gia vị cho món ăn ngon sẽ không tốn kém là bao đâu mẹ ạ. Mẹ cả đời hy sinh cho tụi con rồi..." nên mẹ chồng, nàng dâu đã quây quần ấm cúng trong gian bếp nhỏ.
Theo phunuonline.vn
Vàng cưới về tay ai? Không ít trường hợp, mới về sống chung, đôi vợ chồng son đã "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt", chuyện quyền sở hữu và chia chác vàng cưới sớm được đặt ra. "Thôi... thì trả của lại đây" là bi kịch của nhiều cặp ly hôn xanh. Vàng là món quà vật chất - tinh thần mà tất cả các đấng sinh thành...