Mẹ chồng là thiên thần hộ mệnh
Không có mẹ chồng, Nga cứ như bị trói chân trói tay không đi đâu được, mỗi khi bước chân ra khỏi nhà là cô yên tâm như có thiên thần hộ mệnh.
Từ hôm nghe tin chị chồng sinh cháu, mẹ chồng Nga chuẩn bị khăn gói lên thành phố để chăm cháu ngoại. Dường như bà cứ nhấp nhổm đợi đến ngày con gái đẻ là lên đường ngay. Nga thì lo sốt vó vì hai thằng con giờ không biết nhờ ai trông.
Nga lấy chồng và làm dâu đã được 3 năm. Cô sinh đôi được hai đứa con trai giống chồng cô như tạc. Mẹ chồng cô mới nghỉ hưu nên chăm con cho cô rất tận tình. Phải nói rằng lúc sống với mẹ chồng cũng có nhiều cái không hợp nhưng nhìn cách bà chăm cháu Nga cũng thấy cảm động nên ngày càng chú ý lấy lòng mẹ chồng hơn. Mặc dù tình cảm với mẹ chồng cũng không được như mẹ ruột nhưng vì con nên cô cũng cưng chiều bà hơn cả mẹ đẻ.
Mẹ chồng cô rất chăm chỉ. Sáng nào bà cũng dậy từ 5 giờ sáng tập thể dục, xong tạt qua chợ rồi về nấu ăn sáng cho ông bà và hai thằng cháu đích tôn. Cháu đã có bà chăm từ a đến z. Chiều về cũng thế, mẹ chồng cô đã tắm cho hai thằng bé và cho chúng ăn uống, Nga chỉ việc ăn cơm xong rửa bát rồi ôm con chơi đùa cho đến lúc đi ngủ.
Nhưng chỉ có điều mẹ chồng cô làm nhiều cũng kêu ca nhiều. Động tí là bà kêu vất vả, kêu mệt… bất kể thứ gì không vừa mắt bà cũng kêu nhưng không bao giờ nói thẳng với con dâu để cô sửa đổi. Nga nhịn mẹ chồng cũng vì cho rằng phận làm con thì mẹ nói cái gì cũng nên vâng dạ, dù đúng hay sai. Hơn nữa, cô nghĩ bản thân cũng nhẫn nhịn vì con cái. Nhỡ bà tự ái không chăm con cho nữa thì cô biết xoay xở đằng nào.
Thế mà bây giờ, mẹ chồng cô đang sốt sắng lên thành phố để chăm cháu ngoại, dự tính là 2 năm cho đến khi cháu ngoại bà đi mẫu giáo. Từ khi sinh con đến nay chủ yếu do mẹ chồng chăm bẵm, cơm nước, giờ mình cô phải đảm nhiệm tất, cô bỗng thấy hoảng sợ.
Video đang HOT
Cô xúi chồng giữ bà ở lại vài ba tháng cho hai thằng bé đủ tuổi đi mẫu giáo thì hãy đến nhà con gái, nhưng chồng cô lại phản đối. Chuyện nọ hóa chuyện kia, hai vợ chồng cãi nhau cả đêm. Không ngờ mẹ chồng Nga nghe thấy hết.
Hôm sau bà bóng gió bảo rằng con dâu nhịn bà chỉ vì bà đang làm ô sin chăm cháu cho cô, khi hai thằng cháu lớn rồi chắc cô cũng “hót” mẹ chồng ra đường. Tiện thể, bà cũng có ý nói rằng, nếu con dâu không có tình cảm với mẹ chồng và cảm thấy khó sống quá thì cứ việc ra ở riêng.
Cô chưa kịp thanh minh thì chị chồng đẻ, ông bà cuốn gói đi mất dạng. Một ngày dậy từ 5 giờ sáng, cho con ăn uống, đi gửi trẻ, tối về cơm nước, trông con, cho chúng ăn uống, tắm giặt… Nga mệt bở hơi tai. Chồng cô cũng chỉ giúp được chút ít. Lúc đó Nga mới thấm thía cái vất vả của mẹ chồng.
Bà có kêu ca cũng chỉ vì bà quá mệt mỏi vì giúp vợ chồng cô chăm sóc gia đình, con cái, vậy mà cô còn nghĩ bà “kể công”, “lắm lời”. Không có mẹ chồng, Nga cứ như bị trói chân trói tay không đi đâu được, cô thèm lắm có mẹ ở nhà, mỗi khi bước chân ra khỏi nhà là cô yên tâm như có thiên thần hộ mệnh.
Theo GĐVN
"Tôi không thể chịu nổi với hội chứng "kể công" của vợ"
Từ lúc nghỉ ở nhà, vợ tôi rất hay kể công. Từ chuyện nuôi con cái ngày xưa, chuyện con đau ốm vào ra bệnh viện, chuyện con xin trường học, thậm chí tìm việc làm.
Chào chị Hạnh Dung!
Vợ chồng tôi đã bước sang giai đoạn "về già", vợ tôi nghỉ hưu, tôi cũng chuẩn bị nghỉ. Tuổi tác sức khỏe chưa có vấn đề gì lớn, nhưng tâm lý thì thay đổi rõ rệt. Từ lúc nghỉ ở nhà, vợ tôi rất hay kể công. Từ chuyện nuôi con cái ngày xưa (sao mà bà ấy nhớ vanh vách không sót chi tiết nào!), chuyện con đau ốm vào ra bệnh viện, chuyện con xin trường học, thậm chí tìm việc làm, bà ấy đều kể lể như chỉ có bà ấy có công lao với con cái. Tôi nghe mà nhức đầu, rối óc, các con thì ngán ngẩm, tìm cớ bỏ đi ngay khi mẹ bắt đầu "mở máy".
Tôi chịu trận một vài lần, góp ý thì bà ấy hờn trách nặng nhẹ, nói trong nhà giờ không ai coi bà ấy ra gì. Tôi lại là người nghiêm túc, nhiều khi bà ấy nhớ sai, kể quá lên, không nhịn được, tôi điều chỉnh cho đúng. Vì thế, vợ chồng nói qua nói lại đâm ra cãi vã, không khí nặng nề. Bà ấy không chỉ kể lể trong nhà mà còn buôn dưa lê điện thoại với bạn bè, ai đến nhà chơi là túm lấy nói không dứt.
Em trai tôi không rõ thực hư, còn trách tôi: "Anh chỉ lo công việc cơ quan, sướng cả đời, vợ chăm con cái trong ngoài, không biết ơn chị thì thôi, còn kêu ca gì nữa!". Tôi không biết làm sao để vợ tôi khỏi căn bệnh "kể công" này. Chẳng lẽ tôi phải bớt... có mặt ở nhà, để khỏi phải ngày nào cũng nghe những công trạng của bà ấy...
Nguyễn Thành (TP.HCM)
Hội chứng "kể công" (Ảnh minh họa)
Trả lời
Anh Nguyễn Thành kính mến!
Anh đừng chọn giải pháp "bớt có mặt ở nhà", một là vì nếu không về nhà, đi đâu linh tinh bên ngoài cũng không tốt, mặt khác quan trọng hơn, là nếu anh không về nhà, chị nói không có người nghe tất nhiên không nói, nhưng sẽ dồn lại, lúc có anh sẽ nói nhiều hơn! Giải pháp anh nghĩ chỉ là phần ngọn, cái gốc của vấn đề vẫn không giải quyết được.
Việc thay đổi tâm lý, tính cách sau khi nghỉ hưu là chuyện có thật. Anh cần hiểu đây là một giai đoạn khó khăn với chị, cần giúp chị vượt qua. Có thể vì có nhu cầu ôn lại chuyện cũ, chị mới sinh kể lể theo kiểu "độc thoại", mà cách này thì dễ tự thêm bớt, phụ nữ lại hay "vơ vào", nói mãi những chuyện mình đã làm được, khiến người nghe phát chán. Anh nên chủ động giúp chị chuyển sang kể chuyện theo kiểu "đối thoại", nhắc chị việc nào là cố gắng của con, việc nào mình có đóng góp...
Không phải nói kiểu tranh công, chỉ trích, mà là bổ sung cho những kỷ niệm của gia đình tròn vẹn hơn. Chắc chắn lúc này trong tâm lý của chị đang có một mặc cảm tự ti nào đó về vai trò của mình trong gia đình, khi các con đã đi làm, anh đang đương chức, còn chị lại thành người "ở không", nên chị mới có nhu cầu kể lể công lao đóng góp như để khẳng định lại vị trí của mình. Vì vậy, nếu anh và các con biết khéo léo đề cao vai trò của chị, có sự quan tâm tôn trọng, chị sẽ bớt dần triệu chứng "kể công" này.
Mặt khác, khi nghỉ hưu, vai trò xã hội phần nào giảm sút, để bù đắp lại, chị cần những sinh hoạt xã hội khác, như tham gia nhóm tập thể dục, câu lạc bộ hưu trí, làm từ thiện, đi du lịch đây đó, thăm bà con bạn bè... Nếu không phải ru rú trong nhà lo chuyện cơm nước, chị sẽ thấy thoải mái hơn, có nhiều chuyện để nói hơn, không có thời gian nhìn lại mãi, nhớ mãi những đóng góp xưa cũ của mình cho chồng con. Được vậy, bệnh "kể công" chắc chắn sẽ chóng qua. Mong anh tìm đúng phương thuốc điều trị, giúp chị được thực sự nghỉ ngơi trong sự chăm sóc của gia đình.
Theo Afamily
Làm vợ khó sống lắm: Ở nhà bị chửi ăn bám, đi làm thì kêu bỏ bê chồng con Vừa về tới nhà đã thấy chồng chống nạnh bảo: "Đi làm gì mà đến giờ này mới về, chả lo cơm nước gì cho chồng con, làm vợ mà vậy đó à". ảnh minh họa Nghe mà ức quá chị em à, trong khi chồng tuần 7 ngày thì về trễ hết 5 ngày, con cái, nhà cửa chả lo gì cả....