Mẹ chồng không muốn anh phụ giúp tôi
Vợ chồng tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu có một ngôi nhà riêng, không ở cùng ba mẹ chồng.
Tôi 26 tuổi, chồng hơn 4 tuổi. Vợ chồng tôi kết hôn được 3 năm, có công chúa nhỏ 19 tháng. Nhà tôi cách nhà anh 10 phút đi xe máy. Tính tôi khó chịu, chưa chiều ai bao giờ, hay lo xa nhưng rất dễ nản lòng. Anh là người nhiều kiên nhẫn với tôi nhất, giận nhau 10 lần thì anh sẽ làm hòa trước 9 lần. Anh có sở thích câu cá; chế tạo, sửa chữa các loại xe điều khiển, canô mô hình nho nhỏ. Từ ngày có con, anh bỏ hẳn sở thích này và dành thời gian cho con, cuối tuần mới đi câu cá. Kinh tế gia đình nhỏ của tôi cũng ổn định, vợ chồng cùng làm trong doanh nghiệp nước ngoài. Tôi làm hành chính, anh đi ca nên có nhiều thời gian ở nhà cùng con.
Bố chồng tôi là người hiền lành, chuyện gì cũng ậm ừ cho qua. Ông thích hát karaoke, trò chuyện cùng hàng xóm hoặc ra vườn. Còn về mẹ chồng, tôi không biết phải nói thế nào nhưng bà rất thương cháu, vì điểm này nên tôi cố gắng được gần 3 năm rồi. Chồng hay phụ tôi việc nhà, mẹ chồng không thích như thế; thêm phần nữa là cách đối xử với con dâu chắc ai làm dâu cũng hiểu. Tính mẹ chồng sáng nắng chiều mưa trưa ẩm ẩm, thêm tính tôi khó chịu nữa nên nhiều lần làm cho chồng khó xử, bên là mẹ và bên là vợ. Chồng hiền nên không nói gì những lúc mẹ chồng vô lý; những ấm ức tôi cứ để trong lòng không nói ra được. Chuyện chẳng có gì mẹ cũng mắng. Ví dụ như cây lau nhà để ra ngoài không để sát vào vách tường cũng la, xong tôi nói: “Tại con thấy để sát vách đầu nó bị dính đất nên mới để ra ngoài cho sạch”. Vậy là bà bảo: “Nói mày, mày không trả lời không được hả”?
Từ đó tôi không buồn trả lời hay nói thêm gì, vậy mà vẫn bị mẹ nói. Tôi chỉ khó chịu nhất khi bà nói chồng tôi: ” Đàn ông riết rồi như đàn bà giặt đồ, phơi đồ”. Tôi có con nhỏ, ngày cuối tuần cơm nước, quần áo cũng hết ngày, vậy mà bà hỏi chồng tôi: “Vợ mày ở nhà cả ngày làm gì”? Anh cũng không nói tiếng nào, tôi hỏi sao anh không nói được câu nào cho em, sáng giờ thấy em có ở không đâu mà nói vậy. Anh nói thôi coi như chưa nghe thấy gì đi.
Một lần tôi nói chuyện với ba chồng rằng sẽ đưa con về ngoại vì mẹ chồng vô lý. Ông nói: “Ba cũng thấy má mày nay đổi tính tình rồi, nếu khó chịu quá thì đi về ngoại chơi vài ngày”. Vậy là cứ cuối tuần anh sẽ tìm mọi cách đưa mẹ con tôi về ngoại, cách này chỉ tránh được ngày cuối tuần. Sau này cảm thấy quá ngột ngạt, tôi nói với chồng rằng mỗi lần bà nói như vậy tôi không giữ trong lòng nữa mà sẽ đánh anh hoặc nhéo anh cho đỡ tức. Rồi vì bà rất thương cháu nên tôi cố gắng im lặng, cho qua hết lần này đến lần khác. Sáng tôi đi làm tới chiều về thì đã có cơm nước sẵn để ăn. Ăn xong tôi dọn dẹp chén bát, lau nhà cũng tới 8h rồi cho con uống sữa đi ngủ. Cứ nghĩ mình không phải lo cơm nước thì dọn dẹp này kia cho sạch sẽ là ổn. Tôi cũng muốn con mình ở trong môi trường sạch sẽ nên mấy chuyện này chẳng ngại gì. Nếu chồng giúp đỡ tôi cũng là chuyện thường tình, vợ chồng cùng chia sẻ. Tôi không hiểu tại sao bà lại có suy nghĩ chồng thì không được giặt đồ, phơi đồ, làm việc nhà; trước chưa có vợ anh cũng tự làm mà. Từ nhỏ đến lớn tôi sống chung với ba mẹ ruột, ba mẹ cũng đi làm, nhưng việc nhà thì cùng làm, không tị nạnh mà chia ra làm với nhau.
Tính tôi hay để bụng lắm (tính cũng xấu), không biết làm thế nào cho thỏa nỗi lòng đây. Từ lúc sinh xong tôi hay quên mà quên mấy chuyện quan trọng thôi, còn những chuyện như này không quên được. Xin ra riêng thì bố mẹ chồng không cho, ở chung lại khó chịu; tôi có ý định dọn về nhà ngoại ở. Rồi tôi nghĩ lại, chồng làm gì có lỗi đâu mà tự nhiên bỏ anh, thôi cứ sống được tới khi nào thì tính đến đó. Tôi đã và đang suy nghĩ theo hướng tích cực, cố gắng kìm nén tính mình.
Cười nhạo khi mẹ chồng khuyên ở cữ, nửa tháng sau 9X lãnh đủ hậu quả
Sau khi sinh con, bà mẹ 9X không những không chịu ở cữ mà còn ăn kiêng để giảm cân, ra ngoài tụ tập với bạn bè nên sau đó chị đã phải trả giá đắt.
Video đang HOT
Người xưa có câu: "Ở cữ tốt thì vạn sự đều tốt, ở cữ không cẩn thận, diêm vương đến tìm". Tuy có vẻ hơi cường điệu nhưng từ đó ai cũng có thể thấy được tầm quan trọng của việc ở cữ đối với phụ nữ sau sinh. Thế nhưng, giới trẻ ngày nay lại không ít người chủ quan với giai đoạn sau sinh, thậm chí cho rằng việc ở cữ là quan điểm xưa cũ, lạc hậu, không còn phù hợp. Tiểu Thẩm (sống tại Trung Quốc) là một bà mẹ như vậy.
Tiểu Thẩm năm nay 25 tuổi, cô vừa sinh mổ, cả gia đình hạnh phúc khi mẹ tròn con vuông. Sau sinh, mẹ chồng Tiểu Thẩm chăm sóc cô rất ân cần, chu đáo. Tuy nhiên, khi mẹ chồng yêu cầu Tiểu Thẩm ở cữ, cô lại tỏ ra cười nhạo, cảm thấy quan điểm đó đã lạc hậu và là việc hoàn toàn không cần thiết.
Tiểu Thẩm không chịu nghe lời mẹ chồng ở cữ cẩn thận, chỉ muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. (ảnh minh họa)
Mặc kệ mẹ chồng khuyên nhủ ra sao, Tiểu Thẩm vẫn rất cứng đầu, cô chỉ ăn những bữa ăn giảm cân, không chịu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, với hy vọng nhanh lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai. Không chỉ vậy, vì sợ ngực chảy xệ, Tiểu Thẩm còn không chịu cho con bú, thường xuyên ra ngoài ăn uống, vui chơi.
Chuyện này kéo dài chưa tới nửa tháng thì một đêm Tiểu Thẩm cảm thấy đầu óc choáng váng, tay chân bủn rủn rồi ngất xỉu tại nhà. Gia đình vội vàng đưa Tiểu Thẩm tới bệnh viện thăm khám.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện Tiểu Thẩm bị chóng mặt là do bị suy nhược cơ thể. Ngoài ra, Tiểu Thẩm thường xuyên đi ra ngoài sau sinh, không được nghỉ ngơi đầy đủ nên khả năng miễn dịch của cơ thể cũng kém đi.
Do không chịu nghe theo lời mẹ chồng, Tiểu Thẩm đã bị ngất xỉu. (ảnh minh họa)
Khi nghe những việc những việc Tiểu Thẩm làm sau sinh, bác sĩ tức giận quát mắng cô là không quan tâm tới sức khỏe của mình, đùa cợt với tính mạng. Lúc này, Tiểu Thẩm mới cảm thấy hối hận vì đã không nghe theo lời mẹ chồng ở cữ cẩn thận sau sinh.
Phụ nữ sau sinh cơ thể thường rất yếu, chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng kém đi, sức đề kháng của mẹ sẽ trở nên rất yếu, khả năng miễn dịch giảm sút khiến mẹ rất dễ ốm. Vì vậy, việc ở cữ sau sinh là rất quan trọng, giúp mẹ hồi phục lại cơ thể. Dưới đây là một số điều cần đặc biệt chú ý trong giai đoạn ở cữ:
1. Tránh ăn kiêng
Mẹ sau sinh nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục. Ảnh minh họa
Giảm cân trong giai đoạn ở cữ là điều tối kỵ, nhiều bà mẹ sợ thân hình bị sồ xề, tăng cân sau sinh nên không muốn uống nhiều thuốc bổ, thậm chí bắt đầu ăn kiêng để giảm cân với mong muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Trên thực tế, việc này không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn không thể cung cấp đủ sữa mẹ cho con. Vì vậy, trong thời gian ở cữ, mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn uống hợp lý để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
2. Tránh lạnh
Những người lớn tuổi trong gia đình chắc chắn sẽ thường nhắc nhở mẹ sau sinh rằng không được ăn đồ lạnh, không được đi ra gió, không được đi ra ngoài,... Thực tế là do họ sợ mẹ bị nhiễm lạnh. Bởi lẽ một khi bị nhiễm lạnh trong thời gian ở cữ thì mẹ không chỉ dễ ốm mà còn khó hồi phục sức khỏe, mắc một số bệnh khó điều trị tận gốc. Ngoài ra, ăn đồ lạnh còn dễ khiến mẹ bị tiêu chảy và một số vấn đề khác, có thể dẫn đến viêm ruột và các bệnh dạ dày trong tương lai.
3. Tập thể dục nhẹ nhàng
Mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng khi ở cữ. Ảnh minh họa
Trong thời gian ở cữ, mẹ không cần thiết phải suốt ngày nằm trên giường, thay vào đó mẹ nên kết hợp làm những việc nhẹ và nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng. Các mẹ không chịu vận động trong thời gian ở cữ không những không có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn khiến chân tay dễ bị phù nề, đau lưng mỏi gối do nằm lâu. Ngược lại, nếu mẹ vận động quá nhiều, tập thể dục quá sức, làm việc nặng trong thời gian ở cữ thì sau này mẹ rất dễ bị đau lưng, đau chân.
Đối với những bà mẹ sinh mổ, vết mổ không dễ lành, nếu cơ thể không hồi phục tốt thì sau này rất dễ bị ốm. Do đó, việc tập luyện trong thời gian ở cữ nên tùy theo tình trạng hồi phục sức khỏe của từng người, không được vận động và tập thể dục quá sức.
Chưa hết tuần trăng mật, tôi đã muốn ly hôn Chồng muốn vợ chồng tôi đứng ra gánh khoản nợ xây nhà 500 triệu đồng cho bố mẹ chồng ở quê dù kinh tế chúng tôi không hề khá giả. Vợ chồng tôi cưới nhau chưa được mấy ngày, sóng gió đã xảy ra trong gia đình. Thực sự, tôi chỉ muốn bỏ cuộc. Chúng tôi kết hôn do mai mối. Ở tuổi...