Mẹ chồng không cho con dâu uống thuốc khi mang thai vì sợ ảnh hưởng đến cháu, hậu quả đau xót đến nghẹn lòng
Vì không sử dụng thuốc mà bác sĩ kê nên Tiểu Dương phải chịu đựng những cơn ngứa khủng khiếp trên cơ thể. Nhưng như thế vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất.
Người già là người của thế hệ trước, vì thế họ có nhiều quan điểm và suy nghĩ rất thiếu căn cứ khoa học. Nếu những bà bầu trẻ nghe theo mà không có sự chọn lọc, thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bản thân lẫn em bé trong bụng.
Tiểu Dương (Trung Quốc) kết hôn khi mới 23 tuổi, độ tuổi vẫn còn rất trẻ. Vì thế khi mang thai cô không có kinh nghiệm và hiểu biết, mọi vấn đề đều hỏi ý kiến của mẹ chồng.
Vốn dĩ Tiểu Dương đã học tập được một số kiến thức tại khóa học tiền sản của bệnh viện, cô dự định sẽ đi thăm khám định kỳ và nhờ bác sĩ tư vấn thêm. Thế nhưng mẹ chồng cô lại cho rằng việc khám thai là điều không cần thiết, vừa tốn kém tiền bạc và thời gian. Thậm chí siêu âm còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, chỉ cần ở nhà ăn uống tẩm bổ tốt là em bé sẽ phát triển khỏe mạnh.
Nghe mẹ chồng nói vậy Tiểu Dương liền vâng lời. Đến khi mang thai được 5 tháng thì cô bị ngứa khắp người. Tiểu Dương đến bệnh viện kiểm tra thì được bác sĩ kết luận rằng cô mắc chứng ứ mật thai kỳ và kê cho cô một số loại thuốc uống, bôi ngoài da.
Tiểu Dương đi khám bệnh về nhưng mẹ chồng cô không cho con dâu uống thuốc. (Ảnh minh họa)
Về đến nhà mẹ chồng cô vừa nghe tin con dâu phải uống thuốc thì lập tức phản ứng rất gay gắt. Bà bảo thời gian mang thai phải tránh tuyệt đối không được uống bất kỳ loại thuốc nào. Phần vì mẹ chồng cấm đoán, phần vì nghe nói sẽ ảnh hưởng đến con nên Tiểu Dương đã vứt những loại thuốc ấy đi.
Vì không sử dụng thuốc mà bác sĩ kê nên Tiểu Dương phải chịu đựng những cơn ngứa khủng khiếp trên cơ thể. Nhưng như thế vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất. Khi mang thai đến tuần thứ 29 thì tiểu Dương bị sinh non. Em bé quá yếu ớt và phổi chưa phát triển hoàn thiện nên đã tử vong ngay sau khi sinh.
Sau khi hỏi han cặn kẽ, bác sĩ kết luận nguyên nhân gây sinh non ở Tiểu Dương chính là chứng ứ mật thai kỳ của cô. Do cô không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cũng không đi thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé nên không kịp thời ngăn chặn được những nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi.
Sau khi biết rõ nguyên nhân, gia đình Tiểu Dương vô cùng đau xót và hối hận vì những suy nghĩ chủ quan và thiếu khoa học của mình. Qua câu chuyện đau lòng này các bà mẹ cần hết sức lưu ý phải đi thăm khám và siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ. Để theo dõi sát sao sức khỏe cả mẹ lẫn bé, hạn chế và phòng ngừa tối đa được những nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.
Video đang HOT
Ứ mật thai kỳ là gì?
Mật là chất dịch lỏng màu vàng – xanh có chức năng tiêu hóa mỡ. Mật được sản xuất bởi gan và dự trữ trong túi mật. Từ túi mật mật được bài tiết qua ống mật chủ vào tá tràng. Mật có thành phần là cholesterol, muối mật và sắc tố mật là bilirubin.
Các hormon thai kỳ có thể ảnh hưởng đến chức năng của túi mật. Trong một vài trường hợp việc mang thai có thể làm chậm lại việc bài tiết mật hay thậm chí làm tắc mật. Khi lượng mật bị tích tụ trong máu quá nhiều, hiện tượng này gọi là ứ mật thai kỳ.
Các biến chứng của ứ mật thai kỳ
Đối với người mẹ
Phụ nữ mang thai có thể gặp phải một số vấn đề trong việc hấp thụ các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và bị ngứa dữ dội, thường là trên bàn tay và bàn chân hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Chứng ứ mật thai kỳ có thể khiến bạn cực kỳ khó chịu nhưng không gây nguy cơ lâu dài cho người mẹ mang thai. Nguy cơ lớn nhất đối với người mẹ là khả năng tái phát ở lần mang thai sau.
Ứ mật thai kỳ gây ngứa dữ dội cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
Đối với đứa trẻ
Nếu người mẹ mắc chứng ứ mật thai kỳ, thai nhi có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau:
- Nguy cơ trẻ bị đẻ non sẽ tăng lên đáng kể và các chuyên gia vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân.
- Nguy cơ khi trẻ hít phải phân su trong quá trình chuyển dạ và sinh nở dẫn tới chứng khó thở của trẻ sơ sinh.
- Nguy cơ tử vong cho thai nhi ở giai đoạn cuối thai kỳ cũng cao hơn nếu người mẹ bị mắc chúng ứ mật.
Các bác sĩ thường chỉ định cho người mẹ sinh con sớm hơn trong trường hợp người mẹ bị ứ mật thai kỳ để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho thai nhi.
Đi siêu âm thai ở tuần 37, bà mẹ than bị ho nhiều, bác sĩ nghe xong liền đẩy vào ngay phòng sinh khẩn cấp
Bác sĩ còn cho biết rằng nếu chị không được điều trị trong vòng 24 - 48 giờ nữa, chị sẽ bị tử vong.
Mang thai - đó là tin vui đối với tất cả các bà mẹ. Song, kèm theo niềm vui đó luôn là sự lo lắng liệu rằng mình có đi hết hành trình 9 tháng 10 ngày một cách suôn sẻ hay không. Và mặc dù đi khám thai định kỳ đầy đủ, tìm hiểu về các tình trạng có thể xảy ra trong quá trình mang thai, nhưng trên thực tế, vẫn có một số bà mẹ rơi vào một số căn bệnh hiếm gặp. Chẳng hạn như câu chuyện của bà mẹ 2 con người Anh dưới đây.
Là một hot mom, đồng thời là blogger điều hành trang Mummy Mumbles - nơi cập nhật quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái của bản thân, chị Bekki đã có nhiều thông tin và kiến thức để biết về các triệu chứng thường gặp khi mang thai như tiểu đường trong thai kỳ, tiền sản giật, huyết áp cao... Thế nhưng, chị lại không ngờ rằng tình trạng thuyên tắc phổi hiếm gặp bởi một cục máu đông lại xảy ra với mình.
Bà mẹ 2 con kể là chị mang thai ngôi mông. Thế nên, càng gần về cuối thai kỳ, chị càng phải thường xuyên đi siêu âm để xem vị trí của em bé. Nhưng khi đến tuần 37 thì sức khỏe của chị bỗng chuyển biến xấu.
Chị Bekki và con gái Juniper.
Chị chia sẻ: "Tối hôm đó, tôi bắt đầu ho nhiều nhưng vì thỉnh thoảng tôi cũng bị ho nên tôi cho đó là điều bình thường. Tôi còn nói đùa với chồng rằng mình có cảm giác như vừa chạy marathon về. Do mệt nên tôi quyết định đi ngủ sớm. Tuy nhiên, sau đó tim tôi đập loạn xạ, nhưng tôi lại cho rằng chắc do mình hồi hộp vì dù gì cũng sắp đến ngày sinh rồi.
Sáng hôm sau, tôi đến bệnh viện khi nhận thấy mình ho ra máu. Hóa ra, nướu răng của tôi bị ra máu. Tôi có nói về các triệu chứng tối qua cho nữ hộ sinh nghe, cô ấy liền khuyên tôi đi qua khu cấp cứu để nói chuyện với bác sĩ. Quãng đường bình thường đi bộ mất 20 phút thì hôm đó tôi đã đi mất đến 45 phút".
Sau một loạt các xét nghiệm chị Bekki được khuyên nên chụp cắt lớp vi tính ngực để kiểm tra xem có cục máu đông nằm trong phổi hay không. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy trong phổi của chị có 4 cục máu đông nằm trong mỗi lá phổi và con gái chị, Juniper, đang cần phải mổ khẩn cấp nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Chị Bekki cũng được thông báo thêm rằng nếu chị không được điều trị trong vòng 24 đến 48 giờ tiếp theo, các cục máu đông có thể làm tắc động mạch và chị sẽ tử vong.
Chị Bekki nói: "Bác sĩ giải thích rằng cục máu đông nằm ở chân tôi mặc dù tôi không cảm thấy gì hết. Sau đó, nó từ từ di chuyển đến vùng xương chậu. Nhưng vì con gái tôi nằm ở đó nên cục máu đông không thể vượt qua được để đi tiếp. Nó nằm ở đó và lớn dần lên rồi vỡ ra thành 8 mảnh nhỏ hơn. Những mảnh nhỏ này len lỏi vượt qua rào cản và tiến đến các bộ phận phía trên cơ thể của tôi. Kết quả nó đã chui vào phổi và gây tắc nghẽn ở đó.
Bác sĩ cũng nói thêm rằng nếu ngay từ đầu cục máu đông vượt qua được Juniper thì với kích thước ban đầu, nó sẽ khiến tôi bị đau tim và bị đột quỵ".
Sau khi đã trải qua một lần thập tử nhất sinh, chị Bekki hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp các bà mẹ khác nâng cao cảnh giác về những cục máu đông và các triệu chứng của nó. "Mọi cơn đau tức ngực hay bất kỳ vết sưng nào ở chân, bắp chân thì bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và cứu chữa kịp thời" , bà mẹ 2 con nhắn nhủ.
Nguyên nhân nào gây ra thuyên tắc phổi?
Theo thông tin từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh, thuyên tắc phổi là một biến chứng của rối loạn đông máu dẫn đến bệnh huyết khối tắc mạch. Các triệu chứng và dấu hiệu của thuyên tắc phổi không đặc hiệu ở phụ nữ mang thai, vì vậy việc chẩn đoán có thể bị trì hoãn hoặc bỏ sót.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thuyên tắc phổi thường do một cục máu đông hình thành sâu trong tĩnh mạch ở chân. Khi mang thai, các cục máu đông này bị vỡ ra và di chuyển đến phổi.
Do đó, các chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Đau và sưng ở một chân, thường nằm ở phía sau cẳng chân của bạn.
- Đau nhiều ở một vùng bị ảnh hưởng.
- Da đỏ, đặc biệt là ở mu bàn chân hoặc khu vực dưới đầu gối.
Mà tốt nhất, bạn không nên ngần ngại liên hệ bác sĩ nếu cảm thấy cơ thể mình có điều gì đó không ổn đang xảy ra.
Mẹ chủ quan cả thai kỳ khám đúng một lần, bác sĩ mở bụng ra cả phòng sinh nhăn mặt Trong suốt thời gian mang thai, bà mẹ này chỉ đi siêu âm đúng lần đầu tiên vì thấy mình khỏe mạnh, cơ thể không có vấn đề gì. Khi mang bầu, bà mẹ nào cũng được khuyên nên đi siêu âm và khám thai định kỳ đầy đủ, đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình hình phát...