Mẹ chồng khó chịu khi con dâu bán hàng online
Ngày trước mẹ chồng chị hay khen con dâu làm ăn giỏi giang, tháo vát. Còn giờ, nhắc đến chị, mẹ lại thở dài.
6 giờ sáng, chị đã dậy sớm soạn hàng. Tối qua, nhờ đăng bài trong nhóm cư dân của phường nên hôm nay chị có nhiều đơn đặt hàng hơn hẳn. Sửa soạn xong xuôi, chị mới kịp ngồi xuống uống một ngụm sữa. Vô tình lúc ngước mặt lên, chị thấy mẹ chồng trong bếp ngó ra nhìn chị, thở dài.
Chị biết, từ ngày chị đổi nghề, chuyển sang buôn bán online, mẹ chồng chị không thích. Bà vốn là người trọng sĩ diện lắm. Nhà chồng chị cũng toàn là công chức, bố chồng làm ngành luật, mẹ thì từng làm giáo viên cả 30 năm trời. Ông bà luôn tự hào về truyền thống gia đình “chữ nghĩa”. Bởi vậy, hồi cưới con dâu làm phó phòng, mẹ chồng chị có phần tự hào. Bà chỉ không ngờ rằng đến khi dịch giã, chị đổi nghề phát một.
Ban đầu, khi chị đòi lấy cái khoảng sân trước nhà để bày hàng hóa, ông bà cản lắm. Bà không thích cả việc chị “rao hàng” trên mạng, có biết bao nhiêu người quen của bà vào nhìn thấy. Hôm trước, chị vô tình đọc được bình luận của bạn mẹ, nói rằng: “Tưởng con dâu chị làm chức lớn, giờ dịch giã hàng quá về bán rau rồi hả?”.
Câu hỏi đó, mẹ chị không trả lời, nhưng chị biết mẹ tự ái. Có mấy lần, mẹ nói chị ngừng buôn bán đi, đợi hết dịch thì đi làm lại. Chị không chịu, dù mẹ chồng có nói sẽ cho thêm ít tiền sinh hoạt mỗi tháng. Bởi chị sinh ra là con nhà thuần nông, ở yên một ngày không đi làm là tay chân bứt rứt, khó chịu. Trên hết là chị còn trẻ khỏe, không muốn ở nhà dùng tiền hưu của ông bà. Thế là chị bướng bỉnh cứ lấy hàng về, cứ sáng ra soạn đơn, trưa chuẩn bị hàng cho người giao, tối lại ngồi cộng sổ sách.
Chị từng là người con dâu giỏi giang, thanh lịch trong mắt mẹ chồng (Ảnh minh họa)
Mẹ chị nói không được cũng chán, bà quyết không thèm phụ. Chị cũng hiểu tính bà. Cũng đúng, trước kia chị quần là áo lượt, bước ra khỏi nhà là mặc đồ công sở, mang giày cao gót. Hàng xóm xung quanh ai nhìn vào cũng khen chị xinh lại giỏi, khen mẹ chồng chị khéo chọn con dâu.
Chị biết mẹ chồng thương mình, chỉ có điều bà quá trọng hình thức và những lời bàn ra tán vào trong thiên hạ. Nhưng đây không phải lúc để sĩ diện, bởi chị vẫn làm ăn chân chính, vẫn giúp nhà nhà có cơm ngon canh ngọt, đôi khi thấy nhà nào khó khăn, chị còn gửi tặng bó rau, mớ cá.
Video đang HOT
Mẹ chồng chị chưa thấy được những niềm vui nhỏ nhoi khi bán buôn ấy. Thời gian đầu, bà khó chịu khi chị bận rộn hàng hóa, quên cả giờ cơm. Dần dần, nỗi khó chịu tăng lên khi bà thấy con trai ra phụ vợ xếp hàng, đóng gói. Từ người con dâu được lòng mẹ chồng, chị bỗng trở thành người mà cứ hễ thấy, bà lại thở dài.
Hôm nay chị lại định bụng lên mạng rao vài món đồ chưa bán hết. Đến khoảng nửa chiều, thấy người mệt mệt, chị tính nghỉ bán sớm, thế là hàng hóa còn bao nhiêu, chị đăng bài xin phép tặng người quen, ai cần dùng cứ nhắn, chị sẽ gửi qua tận nhà.
Không ngờ, bạn của mẹ chồng nhắn cho chị, bảo nếu còn thì gửi cho cô ấy một ít. Chị xởi lởi vun vén từng quả cam, trái ổi, mớ rau bỏ vào thùng hàng, gửi shipper mang đi. Tự nhiên chị thấy lòng hân hoan hơn hẳn, chiều đó chị tắm sớm, phụ mẹ chồng nấu nướng, dọn nhà.
Không ngờ bạn mẹ sau khi nhận hàng của chị thì gọi điện cho mẹ, cảm ơn rối rít. Thì ra bữa giờ nhà cô ấy có người đi cách ly, khó khăn đủ đường. Chị thấy mẹ nghe điện thoại, cứ luôn miệng nói: “Không có gì đâu, đừng ngại”.
Tối hôm ấy, mẹ chồng thay đổi thái độ với chị. Không hẳn chỉ vì chuyện bạn của mẹ được tặng rau, mà còn vì mẹ mới biết chị vừa chuyển tiền cho bà dì dưới quê. Ở tỉnh giờ cũng giãn cách theo chỉ thị 16, dì lại sống một mình, đó là người em ruột mà mẹ chồng chị rất thương.
Mẹ chồng chị là người rất trọng sĩ diện (Ảnh minh họa)
Chị lựa lời nói với mẹ, rằng chị buôn bán không hẳn vì kiếm tiền cho riêng mình, mà còn vì muốn giúp những người yếu thế hơn. Rằng chị không ngại trút bỏ bộ quần áo công sở thanh lịch để mặc đồ bộ soạn rau bán hàng, chị chỉ mong ở trong gian khó vẫn có thể tự lập, tự lao động như bao nhiêu người khác. Và chị biết rằng việc chị bán buôn có thể làm mẹ ngại với bà con, bạn bè, nhưng chẳng có nghề gì đáng xấu hổ lúc này, miễn là lương thiện, miễn là có thể tạo ra giá trị và giúp đỡ mọi người.
Chị biết, mẹ chị ngồi im nghe, thỉnh thoảng có chêm vài chữ: “Ừ, thôi thì tùy các con”, nhưng trong lòng mẹ đã thôi sĩ diện. Tối ấy, chị đăng bài bán hàng cho ngày mai, mẹ chị vào chia sẻ, còn ghi vài chữ: “Con dâu tui bán, ai mua thì ủng hộ nhé”.
Chị mỉm cười, thật may vì giờ đây đã có mẹ sát cánh.
Nhờ chồng dọn nhà bị mẹ chồng soi 'ở bẩn quen thói', nàng dâu phản ứng đanh thép
"Mẹ ạ! Thế mẹ thử nghĩ xem nhé, nếu con trai mẹ mà đi làm dâu thì bao lâu người ta đuổi về ạ?".
Vợ chồng em mới lấy nhau chưa lâu và có một con nhỏ vài tháng tuổi. Bố mẹ chồng em nghỉ hưu nhưng vẫn làm đi làm thêm nên chẳng đỡ đần được gì nhiều. Vì vậy mà từ khi sinh đến nay, chỉ có 2 mẹ con em lủi thủi ở nhà trông nhau.
Nói là ở nhà nhưng em cũng tay sấp tay ngửa đủ thứ, từ dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ cơm nước, trông con đến bán hàng online kiếm thêm. Vậy sao tránh được việc nhà cửa có lúc như mớ hỗn độn.
Chưa kể, chồng em tính còn luộm thuộm. Em nói to, nói nhỏ lẫn khuyên nhủ mà anh có thèm nghe. Ấy thế mà mẹ chồng không chịu hiểu. Động tí là bà soi từ trên xuống dưới, hết trong ra ngoài, bĩu môi chê.
Như chiều hôm trước, em vừa về đến nhà còn chưa kịp tháo giầy, mẹ chồng đã mắng: "Chị đi đâu từ chiều đến giờ để quần áo, nhà cửa bừa bộn như chuồng heo?".
Tôi bất ngờ, đáp lại: "Ơ trước khi đi, con có dặn chồng là ra bưu điện thanh toán phí cod tiền hàng mà. Con đã nhờ anh thu gọn bớt quần áo bẩn, dọn qua nhà chờ con về làm nốt mà mẹ".
Mẹ chồng hất hàm: "Nó thì biết làm gì mà bảo nó làm". Trong mắt mẹ chồng từ trước đến nay, con trai bà là nhất, con trai bà sạch sẽ, con trai bà kiếm ra tiền. Chồng em nghe mẹ, thản nhiên nói: "Lấy vợ về làm gì? Em là vợ thì em dọn đi".
Câu nói nửa đùa nửa thật của chồng khiến em lên cơn bất mãn. Hai vợ chồng nói qua nói lại mấy câu, mẹ chồng liền vùng vằng hất đống quần áo vào giỏ, kêu không làm thì để bà già này làm.
Chồng em thấy vậy đâm ra mặt nặng mày nhẹ. Em ậm ừ, rồi mải quay ra cơm nước sợ tối muộn. Thế mà chẳng hiểu thế nào trong lúc đi tắm, cả nhà chồng dọn mâm ra ăn trước, chẳng thèm gọi em lấy một tiếng.
Vào bếp nhìn mâm cơm miếng mất miếng còn, bát đũa ăn xong còn nguyên đấy, em nổi cơn tam bành. Đi ra phòng khách, nghe thấy mẹ chồng xì xầm: "Con này nó ở bẩn quen thói. Lấy được nhà mình dễ đấy chứ như nhà khác, nó trả về nơi sản xuất lâu rồi". Chồng em ngồi đấy, chẳng bênh lấy một câu.
Vốn con giun xéo mãi cũng oằn chứ nói gì con người, đã vậy em cãi thẳng: "Mẹ ạ! Thế mẹ thử nghĩ xem nhé, nếu con trai mẹ mà đi làm dâu thì bao lâu người ta đuổi về ạ? Quần áo, đồ đạc rơi dưới chân, con trai mẹ nhìn thấy còn thản nhiên bước qua chẳng thèm nhìn mà nhặt lên.
Gần 30 tuổi mà đến cái máy giặt không biết đường bật tắt. Con góp ý thì mẹ bảo nó thì biết làm gì? Thế từng ấy tuổi chưa biết thì tính bao lâu mới biết hả mẹ? Chẳng phải con cái gì cũng phải làm kể cả không biết đấy ư?".
Nói xong em đi thẳng lên phòng mặc mâm cơm thừa canh cặn kia ai muốn dọn thì dọn. Còn mẹ chồng em hậm hực, quay ra nói vài ba câu gì đó với con trai bà nhưng em cũng chẳng buồn quan tâm.
Phụ nữ nhiều khi phải mạnh mẽ, cứng rắn, nếu cứ nhu nhược, nhẫn nhịn mãi chỉ có khổ mình.
Vừa đón mẹ tôi lên chăm cháu được 1 tuần thì vợ đã khiến bà tự ái đến mức bỏ cả cơm tối Mẹ tôi tự ái đến bữa tối không ăn cơm. Tôi tức quá hỏi vợ tại sao lại làm như thế thì cô ấy nói qua một tuần ở chung phát hiện không thể hòa hợp được với mẹ chồng. Con gái tôi vừa tròn 5 tháng, vợ sắp đi làm lại nên tôi bảo đón bà nội lên chăm bé giúp. Đằng...