Mẹ chồng hỏi con dâu mới sinh “Vết mổ lành chưa?”, tôi chưa kịp cảm động đã điếng người với câu chốt phía sau: Bảo sao mà con ruột cũng chẳng ưa
Mẹ nghĩ con trai mẹ tệ bạc thế sao?
Tôi sinh đôi, sinh mổ, khỏi phải nói, đau vết mổ, đau co dạ con, đau rạn da… khiến tôi cảm thấy như chết đi sống lại. Giá mà có người chăm con giúp, nấu giùm 3 bữa cơm ở cữ để tôi được nằm nghỉ ngơi thoải mái thì tôi cũng chẳng kêu ca than vãn làm gì. Nhưng đằng này, mẹ chồng tôi mang tiếng đi chăm con dâu ở cữ, chăm cháu mới sinh mà khiến tôi phát điên.
Chồng tôi thì phải đi làm kiếm tiền vì anh là trụ cột tài chính của cả nhà. Tôi nghỉ thai sản 7 tháng, tiền bảo hiểm chẳng thấm vào đâu so với chi phí sinh đẻ, sữa bỉm, thuốc thang…
Vì tôi sinh đôi nên lúc nào cũng cần có một người hỗ trợ. Thế nên mẹ chồng và mẹ đẻ phân công nhau, mỗi người sẽ ở với tôi một tuần, luân phiên trong 2 tháng. Nhưng mẹ đẻ lên được một tuần đầu, về nhà thì ốm sốt, đến khi hết tuần của mẹ chồng, mẹ tôi vẫn chưa khỏi nên không dám lên với các cháu, vì trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn yếu, bà ngoại sợ lây cho các cháu thì nguy.
Thế nhưng hết tuần của bà nội rồi, mẹ chồng tôi liền khăng khăng đòi về quê. Bà bảo không cho bà về thì bà cũng lăn ra ốm nốt. Vì cả ngày chăm 2 cháu, tối không được ngủ ngon, không được đi ra ngoài, chỉ quanh quẩn trong căn phòng hơn 60m2, bà thấy tù túng khó chịu.
Chồng tôi phải năn nỉ mãi bà nội mới ở lại chờ đến khi bà ngoại khỏi hẳn bệnh. Trong thời gian sống chung với mẹ chồng, tôi không hề thoải mái, thậm chí stress đến mức không ăn không ngủ nổi, người gầy rộc đi, nhưng vì 2 con, tôi vẫn phải cố chịu đựng. Vợ chồng tôi từng tìm người giúp việc nhưng không tìm nổi vì thời điểm cuối năm rất khó.
Mẹ chồng tôi chỉ chăm 2 cháu (thay bỉm, pha sữa cho uống, tắm rửa và bồng các cháu khi bọn trẻ khóc) ngoài ra bà chẳng hề chăm con dâu. Mới mổ sinh được 10 ngày mà tôi phải bám tường lần từng bước ra bếp nấu cơm.
Bát ăn xong bỏ vào bồn cho chồng về rửa. Thực phẩm đặt mua online được, chỉ có cơm canh là phải tự nấu, vì mẹ chồng không hề hỏi đến việc tôi có đói không? Có muốn ăn gì không? Bà cũng không quan tâm tôi ăn uống vậy thì lấy đâu ra sữa, bởi các cháu đang uống sữa ngoài.
Tôi stress nhiều nên mất sữa, mẹ chồng không hề hỗ trợ việc cho các cháu bú mẹ để kích sữa về. Bà cứ thấy bọn trẻ khóc đói là pha ngay sữa bột cho uống, vì bú no là bọn trẻ ngủ thì bà cũng được ngủ. Chỉ có tôi là bật khóc một mình trong phòng vệ sinh vì tủi thân.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Còn đồ ăn cho bà thì sáng sớm bà sẽ đi chợ mua ít bánh rán, bánh nếp, bánh chưng, chè cháo các loại ăn sáng. Trưa thì làm bát cơm do tôi nấu. Tôi không nấu thì bà lại ăn tạm cái gì đó. Tối chờ chồng tôi về nấu. Bà luôn miệng nói: “Mẹ ăn uống đơn giản lắm. Con thích ăn gì thì tự nấu nhé, chứ mẹ chẳng biết con thích gì, nấu rồi không hợp khẩu vị lại bỏ thì phí”. Vậy thì tôi biết trả lời sao nữa. Chẳng lẽ nói mẹ cứ nấu đi, mẹ nấu gì con ăn đấy. Nhưng khổ nỗi tôi mới mổ sinh, còn phải kiêng khem một số món, để mẹ chồng nấu theo sở thích của bà thì không thể ăn được.
Hôm qua, mẹ chồng đang bế ru một đứa thì nhìn tôi chăm chú một lượt từ trên xuống dưới rồi bỗng dưng hỏi: “Vết mổ lành chưa?”. Tôi đang bế đứa còn lại, kinh ngạc ngẩng lên chưa kịp trả lời thì bà bảo: “Nịt bụng vào đi không có rồi nó xổ ra, chồng chán chồng chê, lại đi với gái”.
Tôi điếng người trước câu chốt của bà. Chẳng lẽ bà nghĩ con trai bà tệ thế sao? Chồng tôi mà nghe được thì không biết anh sẽ nghĩ gì. Bởi anh là người đứng đắn, tử tế, thương vợ con. Từ lúc tôi bầu, anh hết lòng chăm sóc, đêm nào cũng bóp chân cho tôi khỏi bị chuột rút. Mấy ngày tôi ở viện, chồng dìu đi vệ sinh, còn đứng bên cạnh giật xả nước giúp vợ. Một người như vậy lại bị chính mẹ ruột của mình cho rằng nếu nhìn thấy cái bụng xổ của vợ thì sẽ chán, sẽ chê, sẽ ngoại tình. Hỏi có đau lòng không? Tôi chán tới mức không buồn đáp lại lời bà. Thảo nào chồng tôi nhiều lần bảo tôi rằng mẹ nói gì thì cứ vâng dạ rồi đừng đặt trong đầu, chính anh là con đẻ còn nhiều khi muốn cãi nhau với mẹ, thế nên em đừng để bụng.
Giờ tôi chỉ mong mẹ tôi nhanh khỏi bệnh, lên đây để mẹ chồng về cho tôi dễ thở. Chứ cứ thế này thì tôi cũng đến trầm cảm mất thôi.
Con dâu "lười biếng" và câu nói khiến mẹ chồng bối rối ngay giữa đám cỗ
Tôi vốn không ngại chuyện chăm con, nhưng sống chung với mẹ chồng đã khiến mọi chuyện trở nên phức tạp.
Ngày nào cũng vậy, bà ôm khư khư thằng bé, không để tôi gần gũi con mình. Tối đến, mặc cho thằng bé bám chặt lấy mẹ, bà vẫn lạnh lùng bế cháu xuống ngủ cùng.
Ảnh minh họa.
Cuộc chiến âm thầm giữa mẹ chồng - nàng dâu
Tôi không phải người hay để tâm chuyện vặt, nhưng mâu thuẫn với mẹ chồng bắt đầu từ ngày có thằng cu Mít - đứa cháu đích tôn bà hằng mong mỏi. Bà khăng khăng bảo tôi: "Không để nó bện hơi mẹ, sau này khó dứt!"
Nghe thế, tôi đùa rằng: "Không bện hơi mẹ thì lại bện hơi bà thôi!"
Bà cười tít mắt, chẳng ngần ngại đáp lại: "Thế càng tốt, bà ở nhà trông cháu, khỏi phải đi làm ruộng nữa!"
Hóa ra mục đích của bà không đơn thuần là thương cháu. Cả ông và bà đều mới ngoài 50, khỏe mạnh nhưng chẳng thích lao động. Cuối cùng, mẹ chồng "đấu tranh" thắng bố chồng để giành quyền trông Mít, với mức lương 5 triệu mỗi tháng từ vợ chồng tôi.
Ban ngày bà chăm cháu đã đành, tối tôi đi làm về, vừa ôm con một lát bà đã "đòi quyền sở hữu". Những lần như vậy, bà viện đủ lý do: "Cho hai đứa có thời gian riêng tư mà làm thêm đứa nữa!"
Tôi chỉ biết im lặng nhường bà, nghĩ rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn. Nhưng không ngờ, bà lại đem câu chuyện này đi kể khắp nơi.
Lời đồn "con dâu lười biếng" lan khắp xóm
Một ngày nọ, tôi ra chợ, mấy cô hàng xóm xì xào sau lưng: "Đi làm cả ngày, tối cũng không trông con, để ông bà già phải khổ!"
Tôi tức giận hỏi thẳng, họ lại lảng đi. Đến hàng rau, chị bán rau chép miệng: "Nhàn như em thì sướng thật. Chẳng phải lo trông con, đêm nó cũng ngủ với ông bà. Mẹ chồng chị mà được một phần như mẹ chồng em thì tốt quá!"
Tôi hiểu ra, người rêu rao chuyện này không ai khác chính là mẹ chồng tôi. Cả làng cả xã đều nghĩ tôi là đứa con dâu vô tâm, lười nhác.
Đòn phản công bất ngờ
Tôi nén bực bội suốt một thời gian, cho đến khi nhà có đám cỗ, đông đủ bà con cô bác. Lúc ấy, mẹ chồng đang cho cu Mít uống sữa, thằng bé khóc ngặt nghẽo không dứt. Tôi bước tới, bế con lên và chỉ vài giây sau, nó đã nín.
Mọi người xung quanh trầm trồ: "Con trai đúng là quấn mẹ nhỉ!"
Tôi cười nhàn nhạt, quay sang nói một câu khiến mẹ chồng đứng hình: "Mẹ cháu còn sống sờ sờ mà phải dỗ gì đâu ạ! Chỉ là mẹ chồng cháu bện hơi cu Mít rồi, tối nào cũng năn nỉ đòi ngủ với thằng bé. Cháu thì nhớ con lắm, cả ngày đi làm xa, đêm chỉ mong ôm con một lát. Nhưng nghĩ bà thương cháu thế còn gì bằng, nên lại nghe lời bà!"
Không khí lặng đi vài giây, mẹ chồng chỉ cười trừ, không nói được lời nào. Các cô bác thì bật cười, trêu đùa rôm rả. Tôi tranh thủ kể thêm vài câu, để gỡ gạc danh tiếng "con dâu lười biếng" mà bà đã lan truyền bấy lâu.
Lần đó, tôi không chỉ lấy lại uy tín mà còn ngầm gửi đi thông điệp: làm mẹ, tôi chưa bao giờ lười chăm con. Điều quan trọng là tôi biết cách dạy con, và tôi cũng biết lúc nào nên nhường, lúc nào nên giữ quyền làm mẹ.
Đi làm về muộn bị mẹ chồng nhiếc móc suốt bữa ăn, con dâu đáp trả một câu cả nhà chồng nghẹn đắng Mẹ chồng đang hùng hổ mắng nhiếc con dâu, bị đáp trả một câu khiến bà nghẹn đắng không nói được thêm câu nào. Tôi ở nhà chồng cũng đã được 3 năm. Từ ngày kết hôn tới giờ tôi luôn làm tốt vai trò của mình, ở nhà chăm chỉ làm hết các việc nhà. Hầu như mọi việc trong nhà đều...