Mẹ chồng hay bóng gió chuyện tài sản nhà tôi
Tôi được nhận xét là xinh xắn, gia đình khá giả. Trong làng có nhiều người để ý, có điều kiện. Vậy mà tôi lại yêu anh, hiền lành, nhà nghèo.
Bố mẹ cấm cản mà tôi vẫn quyết lấy. Bố mẹ đành chấp nhận và ra điều kiện là anh phải ở rể. Sau khi cưới, chúng tôi lấy tiền hồi môn để sắm sửa điều hòa, bình nóng lạnh, máy giặt… rồi dưỡng thai, thăm khám thai là hết, không có tiền tiết kiệm. Mọi chuyện vẫn êm đẹp đến khi tôi bị động thai, phải ở nhà dưỡng (tôi làm bên nhà ngoại).
Đúng lúc chồng làm ăn khó khăn, lại đến đợt khám thai định kỳ, anh xin tiền mẹ, bà bảo: “Xin bà ngoại đi. Cháu bà nội, tội bà ngoại”. Mẹ chồng tôi nói nửa đùa nửa thật nhưng vẫn đưa tiền cho anh. Tôi hơi sốc.
Tôi sinh em bé, ở cữ bên ngoại, mẹ chồng lên chơi rồi nói bóng gió: “Cháu bà đẹp trai thế này, con gái ở đây theo đầy”. Lần nào mẹ chồng lên chơi hay chúng tôi cho con về chơi với bà là bà lại nói với con tôi: “Nịnh bà ngoại để bà cho nhà, cho xe ôtô lái về nội chơi”.
Tôi ác cảm và ấm ức, không muốn về nhà chồng nữa, hay cãi vã với chồng vì chuyện này. Chồng tôi lương 5 triệu mỗi tháng, cuộc sống chúng tôi khá chật vật vì nuôi con nhỏ. Tôi buồn và bế tắc, không biết phải làm sao để giải quyết tình trạng này?
Hân
Video đang HOT
Những gia vị khắc "cô Vi"
Mùa "cô Vi", các bà mẹ nên vào bếp nhiều hơn, và học cách tận dụng các gia vị "khắc cô Vi" cho bữa cơm an toàn của gia đình mình.
Mùa dịch bệnh Covid-19, nhiều gia đình chọn cách ăn uống ở nhà, giảm hẳn một khoản chi phí kha khá đi ăn ngoài, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những bà nội trợ ra sức chế biến, đổi món mỗi ngày trong vui vẻ chứ không càu nhàu, cau có mỗi khi làm mệt mà không ai phụ giúp. Bởi, mọi thành viên trong gia đình về nhà đúng giờ cơm chiều mà trước kia có thể là: con trai tới lớp học, con gái sau giờ làm việc còn lang thang mua sắm với bạn, rồi ăn ngoài, ông chồng thì làm "vài ve" mới về với vợ khiến mâm cơm ít khi đông đủ. Nấu ra mà không ai ăn thì quả là buồn.
Buổi sáng, ông chồng và con trai chịu khó ngồi vào bàn ăn. Có gì ăn nấy. Mì gói nấu với thịt bò, bánh mì trứng, pa-tê, thịt nguội, bánh hỏi, cơm rang... Thêm ly cà phê cho mỗi người nữa là ổn cái bao tử.
Con gái mang cà-mèn cơm trưa, chồng và con trai có cơm căng-tin rồi.
May mắn cho gia đình này là có bà mẹ vừa nghỉ hưu nên thuận lợi. Còn những gia đình khác thì sao? Một bà mẹ cho biết, chỉ cần chịu khó dậy sớm một chút là ổn, có cơm nóng mang theo đi làm, chồng con có thức ăn sáng ở nhà.
Cái tâm lý nhìn đâu cũng thấy vi trùng là có thật trong mùa "cô Vi" này. Đi về rửa tay ngay, cảm giác túi xách, ví, khẩu trang, găng tay, điện thoại... thân cận thế mà bây giờ phải luôn nhìn chúng với con mắt cảnh giác.
Các bà mẹ nghiên cứu thực phẩm "khắc tinh cô Vi", sao cho mọi người trong gia đình tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Bà nội trợ luôn chuẩn bị những gia vị như gừng tươi cho món cá kho, thịt gà kho; sả cây cho món cà-ri, bún bò... hay nấu nước với gừng, chanh uống thay nước mỗi ngày... Và một gia vị không thể thiếu là tỏi. Ông bà xưa dạy đó là hàng rào phòng thủ tốt nhất cho chứng cảm cúm.
Mỗi tuần, bà mẹ chịu khó ngồi lột khoảng lạng tỏi, cắt lát mỏng ngâm giấm, thêm xíu đường, muối, cho vào hũ, ai muốn ăn thì lấy ra ăn. Món thịt luộc, cá chiên không thể thiếu nước mắm ớt tỏi. Con gái sợ ăn tỏi có mùi thì bà mẹ làm món cháy tỏi, xào rau muống, rau lang, thịt bò; nêm tỏi phi cho món canh chua...
Bà mẹ chịu khó ngắm nghía kệ gia vị trong siêu thị, có hũ bột tỏi tiện dụng ướp các món chiên, nướng như: thịt (heo, bò, gà) ướp với hành, tiêu, bột tỏi, gia vị... rồi chiên bằng nồi chiên không dầu.
Hành lá chủ yếu dùng trong các món nêm như canh, xào, phở, bún, bánh canh. Bà mẹ biến tấu thêm hẹ, vừa ngon lại có công dụng "khắc cô Vi". Ông bà xưa nói rồi, hẹ bổ phổi, trị ho rất tốt.
Hẹ có thể ăn sống như các loại rau thông thường khác. Món thịt luộc, trứng cuốn, không thể thiếu hẹ. Tác dụng của hẹ không chỉ là tạo vị ngon, mà còn về mặt bài trí, sắp đặt. Vài cọng hẹ ló ra một đầu cái gỏi cuốn tạo sự hấp dẫn và đặc trưng riêng cho món này. Vị hơi hăng nồng của hẹ sẽ phụ trợ cho vị chua của khế, chát của chuối sống, và vài mùi vị rau thơm khác, tạo cho món gỏi cuốn cái ngon khác biệt.
Món nem nướng cũng là món ăn có nhiều gia vị "khắc cô Vi". Trong cái cuốn nem nướng ngoài thịt nướng chủ đạo, còn có hẹ phòng ngừa bệnh phổi, cảm ho, thêm vị chua của xoài, rồi vị tỏi (loại tỏi tép nhỏ xíu, thơm, ít cay) và hành, cà rốt ngâm giấm chua ngọt. Quá nhiều vitamin trong cái món đơn giản này.
Nếu chịu khó nữa, bà mẹ có thể làm món dưa giá. Ngoài đu đủ xanh, củ đậu, giá, dứt khoát phải có hẹ. Vị hăng của hẹ khiến dưa giá ngon hơn, ăn với món cá kho còn có thể khử mùi tanh của cá.
Nấu nồi phở hay bánh canh, bà mẹ gộp hành lá và hẹ xắt nhỏ làm rau nêm. Với các món canh bầu, bí... bà mẹ cũng có thể nêm cách này.
Ngoài ra, món canh hẹ nấu với đậu hũ và thịt nạc cũng ngon và bổ dưỡng. Đơn giản nữa, nấu một nồi xúp với xương. Đến khi nào ăn mới nấu sôi lại rồi múc mỗi người một tô đã đập cái trứng gà vào. Cuối cùng, rải nhiều hẹ và hành phi. Nhìn các thành viên trong gia đình xì xụp với món canh, gương mặt, ánh mắt bà mẹ rạng ngời hạnh phúc.
Mẹ kể chuyện ngày xưa, cái thời đương tuổi ăn tuổi lớn mà ở quê hiếm thức ăn ngon, xế chiều ngủ dậy đã thấy bà ngoại làm sẵn món xác đậu xào hẹ. Xác đậu là phần xơ còn lại khi người ta làm đậu hũ. Xác đậu xào với dầu rồi cho hẹ vào đảo chín, nêm nếm vừa ăn. Món này ăn với bánh tráng nướng. Món ăn con nhà nghèo giờ chỉ còn trong ký ức, bởi xác đậu không còn thấy bán ở chợ nữa.
Mùa "cô Vi", các bà mẹ nên vào bếp nhiều hơn, và học cách tận dụng các gia vị "khắc cô Vi" cho bữa cơm an toàn của gia đình mình.
Kim Duy
Mẹ chồng quê mùa nhất định đòi lên ở cùng, 2 năm sau tôi cay mắt cảm ơn bà Cưới nhau 2 năm chưa có con lại thêm bà mẹ chồng suốt ngày lên ở cùng, thời điểm đó tôi như phát điên. Tôi và Linh yêu nhau nửa năm thì cưới, nhiều người nói tôi dại chưa biết Linh thế nào đã vội vàng tính chuyện cưới xin. Kể ra thì đúng là tôi cũng dại thật, nhưng trong suy nghĩ...