Mẹ chồng ghê gớm nựng cháu “bố đi làm mua thịt cá, mẹ ở nhà sướng quá mẹ ơi” và màn đáp trả quyết liệt của nàng dâu
Bà nhìn sang mấy bà bạn, thấy ánh mắt sáng rực hóng chuyện của họ thì toát mồ hôi hột, Nhàn chọn lúc này công khai sự thật quá “hiểm” mà. Ngày mai cả khu phố sẽ biết con trai bà là gã chồng tệ hại, bà là mẹ chồng ghê gớm mất thôi!
Hôm nay tôi gặp Nhàn địu con đằng trước đi chợ mua đồ ăn, tay xách nách mang trông đến tội. Tôi buột miệng hỏi, thế bà nội bé có nhà không, nhờ bà giữ giùm một lúc, chứ mang bé theo trời nắng nhễ nhại thế này khổ mình là chuyện nhỏ, xót bé gấp 10 lần ấy chứ. Có vẻ như bị hỏi đúng chỗ bức xúc trong lòng, Nhàn liền trút bầu tâm sự với tôi về bà mẹ chồng ghê gớm của cô ấy.
Nhàn mới sinh con được 5 tháng. Lúc nghỉ sinh, cô xác định sẽ ở nhà chăm con tầm hơn năm, đợi con cứng cáp gửi trẻ được mới đi làm lại. Biết cô ở nhà còn lâu mới đi làm, mẹ chồng ghê gớm của cô bắt đầu mặt nặng mày nhẹ, không lúc nào để cô được yên.
Nhàn kể, thấy chồng Nhàn mua bịch bỉm về cho con, mẹ chồng liền phải nói mát: “Ôi, đến cái túi bỉm nó còn bòn rút của chồng. Có gì nó tha cho chồng nó nữa không? Chỉ ở nhà ôm con, sướng không để đâu cho hết sướng!”. Nhàn nhờ chồng làm bất cứ kiều gì, dù chỉ là chạy ra ngõ mua chai nước mắm, vì cô đang nấu nướng dở, một bên còn trông con. Mẹ chồng Nhàn cũng nhảy dựng lên: “Nó đi làm cả ngày về mệt chết đi được, cô còn sai nó. Đồ hết không biết tự mua trữ sẵn, giờ lúc dùng đến mới cuống lên. Đúng là đàn bà đoảng vị! Cô tự đi mà mua đi, đừng ỷ lại vào chồng nữa! Đã ăn bám lại còn…”.
Ảnh minh họa
“Mình mà kể có cả ngày không hết chuyện ấm ức ấy. Nhưng mình đều cố nhịn bà, cho nhà cửa êm ấm. Ấy vậy mà bà dường như càng ngày càng chướng mắt mình. Bà rỗi rãi song chưa bao giờ giúp mình việc gì, một mình tự chăm con, cơm nước, việc nhà, ai có con nhỏ thì biết rồi đấy. Đã mệt mỏi lại vấp phải sự thù địch, khắt khe của mẹ chồng, mình nhiều lúc tưởng muốn nổ tung, dù đã dặn lòng phải cố bỏ qua…”,Nhàn nhăn nhó nói. Nhìn quầng thâm hiện rõ dưới mắt cô ấy thì biết.
Tôi chia tay Nhàn, nhìn bóng dáng tất cả của cô ấy ra về, mà ngao ngán thở dài. Sao các bà mẹ chồng không thoải mái một chút cho con cái dễ thở chứ. Cứ vin vào cái mác “mẹ chồng” để muốn đối xử với con dâu thế nào cũng được ư?
Mấy hôm sau gặp lại, Nhàn nhìn tôi chào tươi rói. Ô, hôm nay nhìn cô ấy có khí sắc với tươi vui, nhẹ nhõm hơn hẳn nhé. Tôi tò mò hỏi thăm tình hình của Nhàn, thì cô ấy hồ hởi bật mí mọi chuyện.
“Hôm đấy về nhà, mình vào bếp nấu cơm trưa, mẹ chồng với vài người bạn của bà đang chơi ở phòng khách. Mình đặt bé nhà mình ngủ trong giường. Được lát thì bé khóc, bình thường bà làm ngơ nhé, mà lúc ấy có khách nên bà cũng vào bế cháu dậy. Vừa bế vừa nựng cháu thế này “bố đi làm mua thịt cá, mẹ ở nhà sướng quá mẹ ơi”… Nói thật, câu hát đấy của bà như giọt nước làm tràn ly vậy, mình chậm rãi lên nhà, trước mặt mọi người mình dõng dạc …”, Nhàn ngắt lời rồi tủm tỉm cười.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Thì ra cô ấy nói thế này: “Mẹ ơi, có lẽ bao lâu nay mẹ vẫn hiểu lầm con, giờ con xin phép được trình bày đôi điều để mẹ hiểu rõ hơn, khỏi nghĩ sai về con nữa. Thực chất từ lúc cưới con chưa biết mặt đồng lương của chồng là thế nào. Con chi tiêu mọi thứ hàng ngày này đều từ lương con. Mua đồ cho cháu, nuôi cháu lớn đến hôm nay cũng toàn tiền con để dành, và con cũng chuẩn bị đủ lo cho cháu tới khi con đi làm lại. Nhưng con thiết nghĩ, anh ấy là chồng, là cha, là người đàn ông trong gia đình, cũng nên có một phần trách nhiệm. Nên thi thoảng con mới bảo anh ấy mua cho cháu bịch bỉm, hộp sữa… Vậy mà anh ấy còn tỏ vẻ không hài lòng đấy mẹ ạ, nếu được như lời mẹ nói thì con mừng rơi nước mắt mất thôi…”.
Từ đầu tới cuối, Nhàn vẫn giữ thái độ, ngữ điệu nhẹ nhàng, không xấc xược, to tiếng. Mẹ chồng cô nghe xong thì tái mặt. Con trai bà, sao bà không biết đức hạnh nó thế nào. Có điều có lẽ không tường tận lắm, mà Nhàn lại ít kêu than thôi. Bà nhìn sang mấy bà bạn, thấy ánh mắt sáng rực hóng chuyện của họ thì toát mồ hôi hột, Nhàn chọn lúc này công khai sự thật quá “hiểm” mà. Ngày mai cả khu phố sẽ biết con trai bà là gã chồng tệ hại, bà là mẹ chồng ghê gớm mất thôi!
Tôi lúc này nhận ra hôm nay Nhàn không bế con đi chợ theo cùng, do bà nội bé nhận giữ hộ. Cô còn cười toe khoe hôm nay chồng đã đưa cô tiền đi chợ. Nhìn nụ cười của cô, tôi cũng thấy nhẹ nhõm cùng. Nhưng vẫn phải thở dài, phụ nữ thật khổ, sinh con dưỡng cái, kiếm tiền rồi còn phải lao tâm khổ tứ đối phó mẹ chồng ghê gớm và người chồng vô trách nhiệm nữa.
Theo Afamily
Mẹ đẻ vừa đi khỏi, mẹ chồng giật ngay túi thịt gà ném vào thùng rác, nàng dâu ức chế "bật" lại khiến bà câm nín
Suốt nhiều năm trời, Tú luôn nhẫn nhịn, chịu đựng mẹ chồng dù bà rất ác nghiệt. Nhưng con giun xéo lắm cũng phải quằn, ngay cả việc nhận đồ ăn mẹ đẻ cho cũng không được, Tú lần đầu "bật" lại mẹ chồng khiến bà sững sờ.
Từ khi lấy Thành, Tú chưa một ngày thấy thực sự hạnh phúc. Dù hai vợ chồng ở phòng riêng, nhưng bà luôn có cách can thiệp khiến cô cảm thấy bức bối và khó chịu. Đặc biệt, cô càng tủi thân hơn khi bị mẹ chồng quản không cho đi đâu. Thậm chí, việc về bên ngoại chơi cũng trở nên xa xỉ.
Trong khi hội bạn của cô chỉ cần thông báo, hoặc gặp mẹ chồng khó tính thì mọi người cũng chỉ cần xin phép là xong. Nhưng Tú thì không, cô có xin rồi viện đủ lý do, mẹ chồng cô vẫn làm khó.
Nhớ có lần mẹ đẻ bị sốt vi-rut phải truyền nước, cô tranh thủ lúc đi làm về, ghé qua trạm xá thăm và mua cho mẹ ít hoa quả. Ngồi hàn huyên với mẹ và 2 dì 1 chút, cô về nhà muộn hơn 1 tiếng, mẹ chồng mắng cô té tát không ngẩng được mặt. Thậm chí, khi Tú giải thích lý do chỉ tạt qua 1 chút, mẹ chồng càng mắng thêm:
- Chỉ cần vâng dạ nhận sai rồi hứa rút kinh nghiệm là được. Đi đâu thì đi, không xin phép là sai rồi còn giải thích. Tôi là tôi cấm, đã đi lấy chồng, về nhà này làm dâu thì theo quy định của gia đình này. Nhập gia phải tùy tục chứ, bố mẹ cô để cô tự do muốn đi thì đi, muốn về thì về, không cần xin phép, thông báo với ai bao giờ à?
Tú điếng người, cô không bao giờ ngờ nổi chỉ 1 việc bé con thế mà mẹ chồng mắng cô hơn 2 tiếng đồng hồ, sau đó giận dỗi thêm 2 - 3 ngày trời nữa.
(Ảnh minh họa)
Rồi có khi, nhà cô có giỗ, cô xin phép về thì mẹ chồng lại mặc cả:
- Đi ăn giỗ thì 8h đi, 11h ăn xong lại về.
- Ơ, mẹ ơi, làm sao mà con đúng boong giờ ý được, nhiều khi giờ giấc cũng du di chút ạ. Với lại, lâu lâu con không về, mẹ cho con ở lại hơi chiều tối con về ạ. Mai cũng là chủ nhật mà...
- Thế 12 giờ về. Giỗ bà ngoại cô rồi, có đi thì đi, chả đi thì thôi chứ làm sao mà quan trọng. Chỉ toàn kiếm cớ để đi chơi bời lêu lổng. Cỗ xong thì về, còn chơi bời cái nỗi gì, nhà bao nhiêu việc. Mà cô không biết rằng con gái đi lấy chồng như bát nước chè đổ đi à, tối ngày chỉ nghĩ tới nhà mẹ đẻ. Cô có biết ngày xưa, một khi con gái đi lấy chồng rồi mà đòi về nhà ngoại trừ khi là bị trả về không? Hạn chế về bên ấy thôi.
Thật tình, Tú rất ức chế với lối suy nghĩ cổ hủ của mẹ chồng. Thời nào rồi mà còn so với ngày xửa ngày xưa phong kiến được, thật sự khập khiễng. Nhưng cô cũng chẳng dám cãi, thôi thì vâng dạ như bà dặn cho xong để còn được đi ăn giỗ bên ngoại.
Nhưng tới khi cô sinh con, cô mới càng chán ngán cảnh mẹ chồng ghê gớm, quản lý quá đà. Lúc này Tú rất mệt mỏi, lại không được chăm sóc chu đáo, cô nhớ mẹ đẻ vô cùng. Cô rất tủi thân và thường ôm con khóc.
Sau 1 tháng ở cữ, Tú được về bên mẹ đẻ. Nhưng khổ nỗi, mẹ chồng lại thông báo cô chỉ được về bên đó 1 tuần, vì nhà gần nên sau này bà thông gia có thể tự đi sang thăm. Tú càng ấm ức, bao nhiêu bực bội cô chỉ biết trút lên người chồng, nhưng anh cũng không thay đổi quyết định của bà được, chỉ an ủi Tú: "Anh biết em chịu khổ vì mẹ nhiều rồi, em ráng lên, mình sắp ra ở riêng rồi."
1 tuần vèo cái trôi qua, Tú nước mắt ngắn dài trở về. Một buổi chiều nọ, trong lúc con ngủ, Tú đang loay hoay quét dọn nhà cửa thì mẹ đẻ sang chơi. Bà xách cho cô ít hoa quả cùng với thịt gà. Ngồi chơi được chừng 1 tiếng, Tú phải đi nấu cơm nên bà ra về.
(Ảnh minh họa)
Một lát sau, mẹ chồng về thấy Tú đang chuẩn bị làm thịt gà liền vặn vẹo hỏi xem nguồn gốc ở đâu. Tú cũng thành thật trả lời:
- Mẹ con vừa qua chơi, bà cho ít hoa quả với thịt mẹ ạ.
Nhưng điều mà Tú không ngờ là mẹ chồng cô bỗng nổi đóa lên, mắng nhiếc thậm tệ.
- Nhà này thiếu ăn hay sao mà cần lấy thứ đồ ăn này? Tranh thủ lúc không ai có nhà, mẹ đẻ lén lút mang đồ ăn tới, sợ bà già này đối xử tệ bạc với con bà ấy à? Tôi cấm, cấm không nhận đồ như bố thí thế này.
Rồi trong khi Tú còn ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì xảy ra, mẹ chồng giằng lấy túi thịt gà, ném thẳng vào thùng rác. Lúc này, uất ức suốt bao năm tích tụ lại khiến Tú cảm thấy không chịu nổi nữa, cô lần đầu tiên lớn tiếng bật lại mẹ chồng:
- Thế mẹ nghĩ mẹ tốt với con à? Cơm cữ với quả trứng luộc với thịt nghệ cả tháng là không tệ bạc à? Còn chuyện nhận hay không nhận, con gái mẹ về chẳng phải mẹ vẫn gói ghém cho cô sao? Sao mẹ lại vô lý như thế được ạ?
Mẹ chồng Tú sững sờ khi thấy cô đỏ mặt, gay gắt cãi lại như thế. Nhưng Tú lập tức bỏ lên phòng. Cô nghe mắng chửi cũng đủ rồi. Cô nhận ra chẳng việc gì phải khổ sở, nhẫn nhục như thế này. Lấy chồng chứ không phải đi tù. Cả gia đình cô cũng hiểu mẹ chồng ác nghiệt ra sao rồi, cô có ly hôn thì cũng có gia đình luôn chào đón.
Theo tintuconline.com.vn
Mẹ chồng chết lặng khi nghe được cuộc điện thoại của con dâu 'hư hỏng' Làm mẹ chồng, tôi tự nhủ, mình phải đối Xử tốt với con dâu nhưng tôi lại không làm được khi ngày ngày nhìn thấy con trai và con dâu thân mật, tình cảm với nhau trước mặt tôi. Ngày con dâu về ra mắt, tôi khá ưng ý cô gái này. Đó là cô gái khéo ăn khéo nói, rất hợp với...