Mẹ chồng đòi tiền công chăm cháu sau khi con dâu cũ đòi quyền nuôi con
Hành động của mẹ chồng này tạo ra 2 luồng tranh cãi, người thì nói bà làm đúng, người thì chỉ trích bà quá tính toán với con cháu mình.
Vợ chồng con trai ly hôn, bà Lưu thấy công sức chăm sóc cháu suốt bao năm trời cuối cùng “đổ sông đổ biển”. (Ảnh minh họa)
Hôn nhân tan vỡ là điều không ai mong muốn, nếu vợ chồng chưa có con thì mọi chuyện sẽ rất đơn giản, nhưng khi đã có con thì có quá nhiều vấn đề phát sinh hậu ly hôn. Một số người sẽ để quyền quyết định ai nuôi con cho tòa án, nhưng cũng không ít người nghĩ rằng con cái là phải ở với mẹ.
Hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm mỗi việc đứa trẻ sống với ai mà quên mất đi bóng dáng của người chăm sóc đứa trẻ đó, trong trường hợp này chính là mẹ chồng. Không ít bà mẹ chồng có suy nghĩ rằng họ chăm sóc cháu giúp để con trai và con dâu tập trung làm ăn, và có người chăm sóc khi họ về già. Thế rồi, sự việc không mong muốn xảy ra, cả hai ly hôn và giờ người cháu nên sống với ai mới là hợp lý nhất.
Trong câu chuyện của bà Lưu ở Trung Quốc sau đây sẽ là một bài học đắt giá cho tất cả mọi người, về cái mà người ta gọi là “tình yêu vô bờ bến dành cho con cái”.
Bà Lưu năm nay đã 62 tuổi, bà ở nhà nội trợ chăm sóc con cái kể từ lúc con trai bà cưới vợ. Sau khi con trai kết hôn và sinh con, bà tình nguyện ở nhà chăm sóc giúp giúp suốt 10 năm trời. Thế rồi con trai bà ly hôn, con dâu đòi bà trả lại con cho cô ấy. Bà cảm thấy công sức chăm sóc cháu suốt bao năm trời cuối cùng “đổ sông đổ biển”.
Video đang HOT
Bà nhớ lại cách đây nhiều năm, khi con trai bà đến Vũ Hán làm việc đã gặp một cô gái ở đó. Khi nhìn thấy cô gái này, bà linh cảm rằng cả hai không phù hợp nhau, nhưng con trai bà bất chấp kết hôn và sau đó định cư ở Vũ Hán.
Sau một thời gian, con dâu bà sinh được một bé trai, lúc này bà mới chính thức nhận cô gái kia là con dâu của mình. Khi đứa bé được 1 tuổi, vì công việc bận rộn nên cô con dâu quyết định gửi cho mẹ chồng chăm sóc hộ.
Thời gian đầu, cô con dâu đưa cho bà 6 triệu đồng mỗi tháng, nhưng sau đó bà biết được cuộc sống của con trai mình ở Vũ Hán không dễ dàng gì, thậm chí là gặp không ít khó khăn. Vì thương con thương cháu, bà nói rằng mình không cần tiền gửi về nữa mà có thể tự nuôi cháu được. Thế là bà đã nuôi đứa cháu trai suốt 10 năm mà không một lời oán than trách móc.
Bây giờ cháu trai của bà đang học tiểu học, cuộc sống của bà cũng đỡ vất vả hơn. Thế nhưng, vì tiền lương của con trai bà không tăng trong những năm gần đây, điều đó khiến cho cô con dâu không hài lòng và cả hai thường xuyên cãi vã nhau. Cuối cùng cô con dâu đề nghị ly hôn.
Khi đề nghị phân chia tài sản, cô con dâu nói mình cần nửa căn nhà và giành quyền nuôi con. Người con trai không phản đối và nhanh chóng làm thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, vài ngày trước khi cô con dâu định đưa đứa bé đi thì bị mẹ chồng chặn lại.
Bà Lưu giận dữ nói: “Cô định đưa cháu tôi đi dễ dàng vậy sao? Tôi đã chăm sóc cho con của hai anh chị suốt 10 năm trời để giờ nhận lấy điều này sao. Nếu cuộc hôn nhân này không còn gì để cứu vãn, hãy trả 700 triệu đây, tôi không thể nuôi cháu một cách vô ích như vậy”.
Bà nói rằng trong suốt 10 năm qua, cái giá 700 triệu là quá rẻ, bà không chỉ tốn nhiều tiền nuôi cháu mà những công sức cực khổ suốt bao năm là không thể quy được bằng tiền. Bà không thể để cô con dâu mang đi dễ dàng. Bà già rồi, nếu không thể nhờ được vào con cháu thì cách tốt nhất là trả tiền để bà sống nốt quãng đời còn lại. Nếu con dâu bà không trả đủ tiền, bà nhất quyết không để cháu bà theo mẹ.
Cô con dâu không đồng ý với những gì bà Lưu nói và cho rằng đứa trẻ cũng là cháu của bà, giữa bà và cháu không nên có chuyện tiền bạc ở đây. Mỗi người có một cái lý riêng, cuối cùng họ quyết định nộp đơn lên tòa để giải quyết.
Phan Hằng
Mua cho con gái cái váy và đôi giày mới, ngay chiều hôm sau, tôi sững sờ khi thấy cả giày lẫn váy bị nhà nội vứt ra ngoài đường
Tôi biết, mình sai nhưng sao họ lại có thể đối xử với mẹ con tôi như thế.
Tôi đã lạc lòng khi còn chung sống với chồng. Dù chưa làm gì cả, dù chỉ mới dừng lại ở cái nắm tay và những lần đi ăn uống chung thôi, nhưng hậu quả tôi nhận lại quá đau lòng. Vợ chồng tôi ly hôn, con gái duy nhất, tài sản duy nhất của tôi bị nhà chồng giữ lại. Họ không muốn cho con theo mẹ vì sợ con bé sẽ hư hỏng. Nhưng họ không hề tìm hiểu, cuộc sống của tôi với con trai họ đã tồi tệ như thế nào? Và vì sao tôi lạc lòng?
Chồng cũ tôi không chỉ keo kiệt mà còn là người tính toán, vô tình vô nghĩa. Anh ta chì chiết tôi cả tuần chỉ vì tôi dám mua một cái váy mới, một thỏi son mới. Thỉnh thoảng tôi gửi cho bố mẹ đẻ vài triệu, anh ta cũng làm ầm ĩ lên rồi sang tận nhà tôi đòi lại tiền. Hồi tôi ở cữ, tôi đưa mẹ 20 triệu để bà lo ăn uống và chăm sóc tôi suốt 3 tháng. Thế nhưng chồng cũ tôi lại cho rằng như thế là quá nhiều và mặt dày đòi lại 10 triệu.
Tình nghĩa vợ chồng tôi cũng dần dần mất đi, thay vào đó là sự chán chường, ngột ngạt, hụt hẫng. Tôi không còn tình yêu với chồng. Anh ta cũng không dành niềm tin cho tôi. Mỗi ngày, anh ta đều chăm chăm tính toán xem mình có bao nhiêu tiền để dành, có bao nhiêu lô đất đẹp giá bạc tỷ. Còn vợ thích gì, con cần gì, anh ta không hề đoái hoài đến.
Sống với một người chồng vô tâm đến vô tình như thế, tôi đã rung động với một người đàn ông khác. Anh ấy là đồng nghiệp, dịu dàng, tâm lý. Nhưng chúng tôi biết điểm dừng nên chỉ đi ăn uống và tâm sự chuyện đời mà thôi. Thế mà nhà chồng lại biết được, họ quy cho tôi tội phản bội chồng và bắt ép ly hôn.
Nước mắt tôi chảy lúc nào không hay, đau lắm. (Ảnh minh họa)
Ngày ra tòa, tôi cay đắng khi không thể giành được quyền nuôi con. Mẹ chồng cũ mắng mỏ tôi giữa tòa, khiến tôi ê chề nhục nhã. Tôi mất quyền nuôi con, phải ôm lấy cay đắng, nhớ nhung và ân hận suốt 1 năm nay.
Để quên đi nỗi đau hậu ly hôn, tôi lao đầu vào công việc rồi mua nhà cạnh nhà chồng cũ. Mục đích của tôi cũng chỉ là muốn nhìn thấy con mỗi ngày, dù là từ xa mà thôi. Mỗi ngày, tôi đều cố gắng đi làm về sớm hơn một tí rồi len lén đứng nhìn con gái đi học về. Chỉ cần nhìn thấy con, tôi đã cảm thấy bình yên và hạnh phúc.
Hôm qua, tôi mua cho con một cái váy mới và đôi giày mới rồi treo trước cổng nhà chồng cũ. Cứ nghĩ đến cảnh con gái mặc váy, mang giày mới đi dạo tung tăng là tôi hạnh phúc lâng lâng. Thế mà sáng nay, tôi chết lặng khi thấy cái váy và đôi giày bị vứt chỏng chơ, nằm lẫn lộn vào rác thải cách nhà chồng cũ vài trăm mét.
Nước mắt tôi chảy lúc nào không hay, đau lắm. Tôi đứng sững một lúc lâu trước bãi rác rồi mới bước chân đi, nặng trĩu. Mọi người ơi, tôi phải làm gì bây giờ? Tôi phải làm gì để được ở cạnh con, được ôm lấy con bây giờ? Tôi đau khổ quá.
(bamedaukho...@gmail.com)
N.T.M.H
"Mẹ nuôi con bằng xương bằng máu, đừng nhìn vào đứa trẻ mà trách móc 1 người mẹ" Người mẹ nào chẳng nuôi con mình bằng xương bằng máu của mình, xin mẹ đừng nhìn vào 1 đứa trẻ mà trách rằng người mẹ của nó không biết chăm con. Có đứa trẻ dễ hấp thụ nên bụ bẫm, nhưng con của con lại không phải vậy. Đâu phải nhìn 1 đứa trẻ gầy là có quyền trách người mẹ ấy...