Mẹ chồng đi chợ không chịu ghi chép chi tiêu, em đoán chắc lại giấu tiền về quê
Thấy các chị cứ than vãn chuyện sống chung với mẹ chồng là căng thẳng, nơm nớp, em thấy lạ. Mẹ chồng cũng chỉ là đàn bà phụ nữ như mình, đi làm dâu thật nhưng tiền nong mình kiếm ra, kinh tế không phụ thuộc, sao cứ phải soắn.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Nói không quá chứ em đây đi làm dâu 3 năm nhưng chưa bao giờ có khái niệm sợ mẹ chồng. Em quan niệm rõ ràng: Lấy chồng sống với chồng, miễn được chồng yêu còn lại mọi thứ xung quanh đều là hạt bụi.
Vợ chồng em làm trên thành phố, sau cưới em được nhà ngoại cho tiền mua nhà. Bố mẹ chồng cho đâu được có hơn trăm triệu để sắm sửa nội thất, em cũng vô tư vui vẻ. Em nghĩ rất đơn giản, ở đời chẳng có gì là cho không nhận không. Cứ ai đối với em thế nào em sẽ đối lại y như thế. Lúc vợ chồng em khó khăn, bố mẹ chồng không giúp, sau về già đừng mong em báo hiếu, chăm nom thế thôi.
Khi em về nhà mới, bố mẹ anh ấy có lên chơi, em càng ngầm thể hiện rõ chủ quyền trong căn nhà. Mọi việc lớn nhỏ là phải theo ý em, ông bà không bao giờ được tham gia bàn bạc. Chính chồng em còn phải lép vế vì bản thân kiếm tiền ít hơn em rất nhiều.
Đợt này em đang ở cữ bé đầu lòng, mẹ đẻ còn bận công tác không sang chăm được, em buộc phải nhờ mẹ chồng lên giúp. Ban đầu em không muốn để bà chợ búa chi tiêu đâu nhưng do chồng em bận quá không thể đi chợ mỗi ngày nên đành phải để mẹ chồng cầm tiền sinh hoạt. Có điều em nói rõ, bà mua bán thế nào cuối ngày đều phải ghi vào sổ cho con dâu kiểm tra. Kinh tế gia đình chỉ vợ chồng tin nhau được còn tất cả đều là người ngoài. Mẹ chồng em nghe tỏ vẻ tự ái nhưng tiền nong tài chính phải phân minh, rạch ròi. Bà lên ở em nuôi không là tốt rồi. Còn thật ra nói là nhờ bà chăm cháu chẳng qua nói lịch sự chứ cháu bà, bà đương nhiên phải trông. Em không khiến trông mới là đáng lo thì có.
Video đang HOT
Thời gian đầu, mẹ chồng em cũng chuẩn chỉ đi chợ là ghi sổ đưa con dâu xem. Tuy nhiên em để ý khoảng chục ngày gần đây bà cứ lờ đi chẳng ghi chép gì, chỉ về đưa tiền thừa, hoặc có hôm bảo tiêu hết rồi. Em nhắc mấy lần không được, đoán chắc lại biển thủ quỹ riêng nên sáng qua bà đi chợ về em bảo thẳng:
“Mẹ cứ kiểu ăn tiêu mập mờ thế này con không tin được. Từ mai con thuê người ngoài cho dễ quản lý chứ không giữa mẹ con chuyện tiền nong uẩn khuất dễ mất tình cảm”.
Em nói vậy, bà dỗi về ngay trong ngày. Mục đích của em cũng nhằm cho bà về nên không giữ. Chồng hỏi em chỉ nói bà không thích ở thì bà về, ai giữ chân được. Đấy, lúc nào em cũng tự chủ cuộc đời nên chẳng bao giờ có chuyện sợ mẹ chồng như sợ cọp các chị ạ.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Mẹ chồng đòi cầm vàng cưới và quản lý chi tiêu, nàng dâu vâng dạ đồng ý nhưng chưa đầy nửa tháng bà đã xin 'từ chức'
Mẹ chồng suốt ngày xét nét em chuyện chi tiêu hàng tháng, luôn miệng bảo em tiêu pha phá mả. Em tức quá đưa luôn tiền cho bà cầm, ấy thế mà chưa được nửa tháng, mẹ chồng đã sang phòng em thủ thỉ xin lỗi, năn nỉ em cầm lại tiền.
Chi tiêu trong gia đình sao cho hợp lý luôn là bài toán khiến các chị vợ đau đầu. Bởi tiền thì có hạn mà các khoản cần phải tiêu pha thì cứ nhan nhản, cân đo đong đếm sao cho vừa vặn đâu phải dễ. Ấy vậy mà trong nhà lại có thêm mẹ chồng chuyên soi mói, xét nét con dâu từng tí một, luôn miệng chê bai tiêu pha phá mả thì không biết còn mệt mỏi đến mức nào?
Giống như câu chuyện của bạn Trần Thảo (Hà Nội) dưới đây, mẹ chồng suốt ngày chê trách chuyện cô chi tiêu trong gia đình. Quá ức, cô vợ trẻ liền chiều luôn theo ý bà, ấy vậy mà lại khiến mẹ chồng hiểu hơn về mình.
Cô vợ chia sẻ: "Có chị em nào rơi vào hoàn cảnh oái oăm khi sống chung với mẹ chồng như em không?
Nhà chồng em có 2 người con trai nhưng vì cậu út vào nam lập nghiệp, thành ra sau khi em về đây, bố mẹ chồng không cho ăn riêng, bảo rằng góp gạo thổi cơm chung cho vui cửa vui nhà. Sau này em có con thì ông bà trông hộ. Lúc đó em đâu có nghĩ gì, gật đầu đồng ý cái rụp, trong lòng còn cảm kích ấy, nhưng giờ em mới biết là em dở rồi.
Thu nhập của vợ chồng em chỉ khoảng 16-17 triệu mà phải lo cho 6 miệng ăn (2 ông bà, vợ chồng em và 2 đứa nhỏ), thử hỏi các chị ở đây có chi tiêu đủ không? Bao nhiêu là khoản em phải chi hàng tháng, nào là tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền bỉm sữa rồi đóng học cho con, chưa kể lập gia đình rồi thì bao nhiêu cái hiếu hỉ trong họ cũng không được vắng mặt... Những tháng hè còn đỡ, chứ vào mùa cưới này, vợ chồng cứ tối hết mặt lại, cái quần cái áo không dám mua để còn dành tiền đi mừng.
Ấy vậy mà mẹ chồng nào có hiểu cho. Thi thoảng chưa cuối tháng đã hết tiền thì em có than với chồng để còn đi vay hoặc co cụm chi tiêu lại cho đủ. Vậy mà mẹ chồng lại trách: "Ôi dồi, chị chi tiêu phá mả thế. Hai vợ chồng lương gần 2 chục triệu mà chưa hết tháng đã hết tiền. Coi tiền như cỏ rác như chị thì tiền núi mới đủ".
Nhiều khi ức phát khóc các chị ạ. Bố mẹ chồng em có lương hưu, con trai út cũng gửi tiền biếu thường xuyên nhưng chồng em không muốn động đến, bảo để ông bà dưỡng già, thành ra hai vợ chồng cứ nai lưng làm việc. Chúng em ngu, cứ cắm đầu làm, không bao giờ kêu ca nên bố mẹ chồng cứ nghĩ bọn em kiếm tiền dễ lắm.
(ảnh minh họa)
Đầu tháng trước mẹ chồng sang hẳn phòng ngủ của tụi em rồi đề nghị sốc các chị ạ. Bà muốn quản lý tiền, bảo em hoang phí quá. Bà còn trách em về làm dâu 4 năm mà mới có 200 triệu gửi tiết kiệm thì quá ít, như vậy đến đời nào mới mua được nhà.
Ức quá em đồng ý luôn, càng nhẹ gánh. Em giao cả vàng cưới cho bà (mẹ chồng đòi cầm cả) rồi cả tiền lương của 2 vợ chồng.
Thế là từ hôm sau, các con xin tiền ăn sáng, em bảo luôn: "Vào xin bà, mẹ không có tiền". Tụi nhỏ vào xin thật. Mẹ chồng đang ngái ngủ cũng phải bò dậy đưa tiền. Em cũng không đi chợ mua đồ nữa luôn. Buổi chiều đi làm về mở tủ lạnh ra có gì nấu đó, có rau ăn rau, có thịt ăn thịt... Mẹ chồng thấy mâm cơm đạm bạc đành phải xách làn đi chợ mỗi ngày. Mỗi lần về bà lại than thở dạo này thực phẩm đắt đỏ, cầm cả 500.000 đồng đi mà chẳng mua nổi 4 bữa, em cũng kệ.
Được đúng đợt tháng trước nhà chồng em lại lắm đám cưới, đám giỗ. Tiền cứ rút ra liên tục. Em cũng phải nộp tiền học kỳ 2 cho các con nữa. Thế là số tiền to nhỏ cứ đội nón đi ầm ầm. Mẹ chồng em thì tối mặt, độc khoản đi chợ, nghĩ nay ăn món gì, bà đã đủ mệt rồi...
15 ngày sau, hôm đó chồng em về quê, mẹ chồng mò sang phòng em thủ thỉ. Lần này bà chẳng trách móc gì em, mà lại than thở già rồi lẫn cẫn, đi lại nhiều đau mỏi đầu gối các thứ... Em hỏi mãi mới biết, hóa ra sáng ngày bà đi chợ bị nhầm mất tờ 500.000 đồng thành 20.000 đồng, giờ đang tiếc đứt ruột.
Mẹ chồng ấp úng mãi mới dám nói ra. Bà trả lại em vàng với số tiền còn lại sau nửa tháng chi tiêu. Bà nói bà xin "từ chức" vì già rồi. Em dứt khoát không nhận lại... nói rằng mẹ chồng đang quản lý chi tiêu rất tốt, thế là mẹ chồng càng cuống. Cuối cùng bà để tiền lại trên giường em rồi chạy về phòng.
Em biết thừa bà nhẩm tính được sắp hết tiền, không muốn bỏ tiền túi ra thì quay trả lại em. Nhưng cũng từ hôm đó không thấy mẹ chồng chê trách về chi tiêu nữa. Thỉnh thoảng bà còn hỏi em còn tiền không. Lần nào hỏi em cũng bảo hết, mà hết thật. Và mẹ chồng cũng cho thêm. Lúc ấy em mới biết, trước kia em dại thật, cứ đưa cho mẹ chồng quản lý tiền từ sớm đã không có nhiều bận ức muốn bỏ về mẹ đẻ rồi".
Câu chuyện của chị vợ nhanh chóng nhận được sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là hội chị em. Chuyện mẹ chồng - nàng dâu luôn là đề tài tồn tại nhiều bất cập, nhưng suy cho cùng chỉ khi hiểu nhau thì người nọ sẽ không trách móc người kia. Nàng dâu trong câu chuyện đồng ý với đề nghị của mẹ chồng. Ai ngờ đó lại chính là cách cô giải thoát cho mình. Nếu cứ như trước, mẹ chồng nào biết cô phải đau đầu, mệt mỏi thế nào với các khoản chi tiêu gia đình?
Nghỉ làm trông con, tôi bị chồng coi như kẻ ăn bám Anh nói tôi không kiếm ra tiền thì phải biết chi tiêu tiết kiệm, đừng đòi hỏi nhiều ở anh... Trước khi sinh con tôi làm việc cho một công ty tư nhân, công việc cũng vất vả nhưng thu nhập mỗi tháng cũng được khoảng 15-17 triệu, tôi chủ động dùng tiền ấy để chi tiêu ăn uống cho hai vợ chồng...