Mẹ chồng đến chăm con dâu ở cữ, nàng dâu ngậm ngùi nhìn hai mâm cơm khác biệt lúc chồng ở nhà và đi vắng
“ Mẹ chồng bảo để bà chăm cháu, chăm dâu – con cứ nghỉ ngơi, mẹ sẽ làm hết!” nhưng thực ra bà bận đi tập yoga, làm đẹp… cả ngày, được ít bữa mình đành tự xử hết còn khỏe hơn!” – đây là lời chia sẻ của một nàng dâu trên mạng xã hội.
Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu luôn là mối quan hệ hai chiều. Thông thường, nàng dâu thảo, coi mẹ chồng như mẹ đẻ thì cũng sẽ được mẹ chồng yêu thương như con gái. Nếu nàng dâu nặng chữ “mẹ chồng” thì cũng không thể trách các bà không quan tâm con cháu.
Thế nhưng, không phải lúc nào mối quen hệ này cũng thuận hòa, thân thiết dù con dâu đã hết lòng nỗ lực vun đắp. Dù con dâu có đối tốt thế nào vẫn bị mẹ chồng thờ ơ, lạnh nhạt.
Đó là câu chuyện mà chị Ái Vy, hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ. Theo đó, chị Vy cảm thấy bản thân “kém may mắn” vì gặp phải mẹ chồng không như mong muốn.
Được biết, khi sinh con đầu lòng, xác định con là con mình, ông bà đỡ đần được chừng nào tốt chừng đó nên vợ chồng chị hoàn toàn không có ý định ỷ lại, nhờ vả ông bà phải chăm cháu giúp.
Thế nhưng, chính mẹ chồng chị Ái Vy đã nhiệt tình đề nghị sẽ chăm con dâu, chăm cháu khi con ở cữ. Điều này khiến bà mẹ bỉm sữa khi đó vô cùng xúc động, cảm thấy bản thân may mắn vì gặp được nhà chồng tốt, yêu thương con dâu.
Vui mừng chưa được bao lâu, chị Vy “vỡ mộng” khi bà nội vào thành phố chăm cháu:
“Mẹ chồng mình tính đồng bóng, tiểu thư, làm gì cũng điệu đà bản thân, con cháu chả quan tâm. Mình sinh xong một tháng bà vào thăm, ở lại chăm cháu luôn, miệng bảo vào chăm cháu, chăm dâu, con nghỉ ngơi cho khoẻ để mẹ làm hết.
Thế nhưng sáng ra bà lại tìm chỗ đi tập yoga từ 6 giờ đến 9 giờ, mình ở nhà chả biết nên ăn trước hay chờ mẹ chồng mua đồ về. Vì bà dặn bà đi mua đồ ăn sáng về cho ăn. Cho con bú đói lả người mà mẹ chưa về.
9 giờ về bà mới ăn uống, tắm rửa xong rồi đi chợ. Mình đặt đồ ăn người ta giao đến thì chê bẩn với tốn kém, gọi giúp việc đến dọn nhà mẹ cũng nói có mẹ rồi, gọi làm gì.
Thế nhưng bà cả ngày chỉ nấu 2 bữa cơm, ngoài ra không làm việc gì khác. Bà đẻ mà trưa 1 giờ mình mới được ăn cơm, mặc dù vợ chồng mình đã dặn dò nhẹ nhàng, nhờ bà cho hai mẹ con ăn sớm
Không có một ngày nào mình được ăn đúng giờ. Hơn 1 giờ chiều mới ăn cơm trưa xong, bà bảo nấu nướng mệt quá, bà vào đánh một giấc đến 5 giờ chiều. Khoảng thời gian đó mình cho con ngủ rồi ra dọn dẹp, rửa bát, lau nhà, giặt giũ…
Bà dậy thì lại đi tập, đi chơi, hôm nào ngồi trông cháu thì cứ vừa bấm điện thoại vừa ầu ơ, hoặc cho cháu xem cùng”.
Video đang HOT
Mối quan hệ với mẹ chồng không như những gì người phụ nữ này nghĩ từ ban đầu. (Ảnh minh hoạ)
Theo nàng dâu này, chị sẽ vui vẻ làm hết mọi việc, thậm chí nếu mẹ chồng bận cũng không dám nhờ vả. Vì chăm cháu không phải nhiệm vụ của ông bà.
Thế nhưng, tước mặt con trai và con dâu, mẹ chồng thường tỏ ra yêu thương con cháu, luôn “xung phong” làm hết mọi việc. Nhưng thực tế lại không như vậy. Đỉnh điểm của sự mâu thuẫn chính là những mâm cơm mà mẹ chồng chị nấu khi có con trai bà ở nhà và khi con trai đi vắng.
“Bà ăn cơm xong là đi ngủ, có hôm dậy thấy mình đang phơi quần áo thì không nói gì. Đến lúc nghe tiếng mở cửa chồng mình về, bà nhào tới nói to: “Để đấy mẹ làm, mới sinh xong đi lại nhiều không được đâu con. Mẹ gọt đu đủ con ăn nhé!”
Chồng mình đi làm từ sáng đến tối, cứ về nhà là bà than mệt, than buồn, chồng mình còn bảo em làm gì, nói gì để mẹ buồn.
Chưa kể, cơm trưa bà cứ bảo “ôi có hai mẹ con chả ăn gì nhiều”, nấu ít lắm, cái gì cũng chờ con trai về mới làm, mới bày biện.
Ví dụ bữa cơm có mỗi mình thì bà chỉ cho ăn bún và đậu, mình phải tự làm thêm món trứng. Tối con trai về bà mới bày ra cảm mâm”
Chị Ái Vy không quên đăng tải bức ảnh chụp mâm cơm nghèo nàn, chỉ có bún và đậu phụ ăn với mắm tôm do mẹ chồng chị chuẩn bị cho con dâu, khiến nàng dâu chỉ biết ngậm ngùi tủi thân.
Còn đây là mâm cơm mẹ chồng nấu khi có cả con trai ở nhà
Dù con dâu là người mang nặng, đẻ đau, ngày ngày chăm con nhỏ vất vả không kém, nhưng có thể thấy mẹ chồng chị Ái Vy đã phân biệt đối xử, chỉ thương yêu và chăm sóc mỗi con mình.
Câu chuyện nhận được sự đồng cảm từ hội các bà mẹ bỉm sữa. Bên dưới bài đăng, nhiều chị em cũng chia sẻ hoàn cảnh trớ trêu khi “sống chung với mẹ chồng”.
Đã xác định làm mẹ, sinh con thì phải chuẩn bị đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần để có thể chăm sóc con một cách tốt nhất, đừng trông chờ, ỷ lại vào ông bà vì việc đó vốn dĩ không phải nhiệm vụ của họ.
Chị Ái Vy cũng cho hay, với tình hình này, chị sẽ bàn với chồng đưa mẹ về quê để vợ chồng chị tự lực cánh sinh, vừa tự do, vừa không phải đau đầu vì những chuyện “dở khóc dở cười” khi sống chung với mẹ chồng.
Giỗ bố đẻ, nàng dâu xin về thì bị mẹ chồng làm khó: "Con gái lấy chồng như bát nước hắt đi" và màn xử lý đạt mục đích mà chẳng ai chê được
"Mẹ chồng có thể bế cháu, chơi và chăm cháu nhưng chỉ cần thấy mặt em là thái độ khác hẳn. Em cũng khổ tâm mà không biết làm sao", nàng dâu tâm sự.
Quan hệ giữa nàng dâu và gia đình nhà chồng chưa bao giờ dễ giải quyết. Nhiều cô con dâu được yêu thương, quý trọng thì không nói. Cũng có nhiều người lấy chồng về gặp nhà chồng khó khăn thì chuyện sống thật tốt trong gia đình chồng chẳng dễ dàng gì.
Một nàng dâu kể câu chuyện vừa xảy ra trên mạng xã hội. Chuyện như sau:
"Khổ lắm các chị ạ, em vừa có một lần dám đứng lên cãi lại lời mẹ chồng. Lí do cũng chẳng phải em hỗn hào nhưng vấn đề này rõ ràng mẹ chồng em đã sai. Giờ làm xong mâm cúng giỗ bố em mới có thời gian kể với các chị đây.
Từ khi yêu rồi cưới chồng em bây giờ, nhà chồng chẳng hề ủng hộ. Mẹ chồng em cho rằng con trai bà dư sức cưới được người khác giỏi giang và có gia thế tốt hơn em. Bởi vậy, bà chê em ra mặt. Tuy nhiên, chồng em cũng cứng đầu cứng cổ đòi cưới bằng được.
Lúc ấy với em thì tình yêu là nhất. Em nghĩ rằng hai vợ chồng cứ cưới nhau rồi sinh em bé, lúc đó cháu của ông bà thì kiểu gì họ chả nhận dâu, nhận cháu.
Ảnh minh họa.
Cưới về được gần 1 năm, cuộc sống của em đúng là chẳng dễ dàng gì. Bố chồng thì không sao nhưng mẹ chồng chưa bao giờ thể hiện gương mặt hòa hoãn với con dâu. Bà có thể bế cháu, chơi và chăm cháu nhưng chỉ cần thấy mặt em là thái độ khác hẳn. Em cũng khổ tâm mà không biết làm sao.
Chồng em thì hiền lành, chuyện gì cũng bảo em nhún nhường mẹ đi một chút. Anh bảo rằng biết tính mẹ khó tính nhưng mẹ chẳng nghĩ xấu cho ai bao giờ. Thật sự những ngày tháng sống trong nhà chồng em đúng nghĩa chịu đựng chứ chưa hề có lấy một ngày tận hưởng.
Thế nhưng có chuyện gì xảy đến em vẫn cố gắng bỏ qua, không bao giờ để bụng. Duy chỉ có chuyện xảy đến trước ngày giỗ bố em mấy ngày là em không chấp nhận nổi, phải thật sự vùng lên.
Bố em mất được gần 4 năm nay. Hiện tại ở nhà chỉ có mình mẹ, anh trai em lấy vợ và lập nghiệp ở thành phố. Bình thường trước khi giỗ bố mấy ngày, gia đình anh trai và chị dâu về sớm sắm sửa quét tước. Riêng năm nay chị dâu bị ốm nên anh có nhờ em về trước giúp anh chị. Chị dâu ốm quá nên chưa về sớm được.
Em nghĩ cũng phải nên đã đồng ý. Trước ngày giỗ bố 3 ngày, em trình bày với bố mẹ chồng chuyện sáng mai sẽ đưa cháu về ngoại để chuẩn bị giỗ bố. Con trai em được 1 tuổi rồi. Lúc đó bố chồng em thì đồng ý nhưng mẹ chồng thì không. Lúc ấy chồng em lại đang nhận công trình xa, không ăn cơm ở nhà.
Mẹ chồng em bảo rằng chuyện lo toan giỗ trạp chẳng cần em ra mặt. Em về cũng có giúp đỡ được gì đâu mà xin về sớm. Sau đó là hàng loạt những lời khó nghe và vô cùng gay gắt: 'Con gái lấy chồng như bát nước hắt đi, mày chẳng phải lo gì chuyện bên nhà đẻ nữa cả. Đến ngày giỗ thì về ăn cỗ, về sớm giải quyết được gì'.
Lúc đó em tức đến ứa nước mắt và cũng giận nữa. Chẳng hiểu sao cái chuyện con gái về chuẩn bị giỗ bố đẻ mình lại bị ngăn cản. Xưa nay mẹ chồng nói gì em đều cho qua, riêng việc này em nói lại luôn:
'Mẹ ơi, cũng lâu rồi con không đưa cháu về thăm bà ngoại. Chuyện con về sớm, lo toan cho đám giỗ bố đẻ mình con nghĩ là nhu cầu cơ bản và cần thiết chứ không phải thích thì về hay là không. Con cái con nghĩ sự hiếu thảo vẫn quan trọng nhất.
Con nghĩ là ngày xưa mẹ cũng dạy dỗ chồng con với cô H. (em gái chồng) lòng hiếu thảo kỹ càng chứ không phải không. Nhiều chuyện mẹ sắp xếp con nghe nhưng riêng chuyện này thì con xin phép không đồng ý. Cùng phận đi làm dâu xa nhà, mẹ thử hỏi cô H. xem nếu như không được về nhà đẻ lo toan công việc vì lí do 'lấy chồng như bát nước hắt đi' thì cô ấy nghĩ sao'.
Ảnh minh họa.
Thật sự em chỉ nói bóng gió được như vậy một phần cũng sợ mẹ chồng bảo em hỗn. Bản thân em cũng sợ mình bức xúc quá mà ăn nói chẳng ra làm sao thì biến mình từ đúng thành sai. Lúc đó mẹ chồng im lặng, bố chồng lên tiếng luôn:
'Ngày xưa tôi lấy bà đưa về làm dâu, chẳng có công việc nào bên nhà ngoại mà tôi không đèo bà bằng xe đạp mấy chục cây số về chuẩn bị. Giờ tâm lý con nó cũng thế thôi. Mai để mẹ con nó về bên ngoại lo toan cho ngày giỗ của ông thông gia. Không cần phải nói nhiều nữa. Cái chuyện quá sức là bình thường, hợp tình hợp lý mà bà làm khó làm dễ, hàng xóm láng giềng biết được thì ai cũng bảo bà sai thôi'.
Bố chồng nói xong thì không ai lên tiếng nữa. Tối đó em đang gấp đồ vào túi thì mẹ chồng sang. Bà bảo rằng hôm giỗ bố chồng sẽ đi, mẹ cho thêm 1 triệu mai đi taxi cho đỡ mệt. Thật sự là diễn biến quá bất ngờ các chị ạ".
Trong cuộc sống hôn nhân, quan hệ mẹ chồng nàng dâu tuy khó khăn để hòa hợp nhưng cũng có thể giải quyết nếu như con dâu đủ lý lẽ cũng như không làm sai trái bất cứ điều gì. Hãy mạnh mẽ lên tiếng, đừng nhịn nhục quá mà khiến bản thân mình chịu thiệt thòi nhé!
Mẹ chồng cho ăn cơm cữ liền 1 tuần với trứng luộc, con dâu nghĩ ra một "chiêu" lật ngược tình thế khiến chồng cũng phải khen "Cưới nhau được mấy tháng thì em mang bầu. Vì em yếu quá nên chồng bảo nghỉ việc ở nhà đợi sinh đẻ xong xuôi con cứng cáp rồi hẵng đi làm lại", người phụ nữ kể. Đôi khi mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất khó để giải quyết. Có thể chỉ vì một chi tiết nào đó trong cuộc sống...