Mẹ chồng “dắt” con dâu đi… tù
Lấy mác đi xuất khẩu lao động, Nguyễn Văn Tuấn (trú tại xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, Nghệ An) tổ chức đưa 6 người vượt biên trái phép.
Thay vì sang nước đã thoả thuận, Tuấn lại đưa họ sang nước thứ 3. Người giúp sức đắc lực cho Tuấn là vợ của anh ta. Khi nhận tiền của người lao động, vì mắt kém, vợ Tuấn nhờ con dâu viết phiếu thu, vì thế đã “dắt” cô con dâu vào vòng lao lý.
Giúp mẹ chồng, vô tình thành đồng phạm
Sáng ngày 9-3, phiên tòa xét xử 2 bị cáo Đoàn Thị Liệu (58 tuổi) và Ngô Thị Hồng Hạnh (26 tuổi) ở xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong đó Liệu là vợ của Tuấn và Hạnh là con dâu. Suốt từ sáng sớm, khi phiên toà chưa diễn ra, thân nhân của những người lao động bị lừa đi nước ngoài đã tụ tập ở cổng toà, khóc mếu đòi trả con, trả tiền cho con cháu họ. Trong số 6 người mà Tuấn và Liệu tổ chức đi xuất khẩu lao động thì chỉ có 2 người tìm cách trở về nhà và làm đơn tố cáo hai vợ chồng Tuấn. Bốn người còn lại vì không có tiền, không thể mua vé trở về, đành chấp nhận sống chui lủi bên nước thứ ba, tìm cơ hội trở về nước.
Bị cáo Đoàn Thị Liệu và con dâu tại tòa.
Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Tuấn đi lao động ở Samoa (một nước thuộc Thái Bình Dương). Công việc thuận lợi, Tuấn gửi được nhiều tiền về cho vợ xây nhà cửa, có của ăn của để; cuộc sống của gia đình Tuấn từ đó cũng thay đổi, thậm chí thuộc vào hàng khá giả trong xã.
Thấy gia đình Tuấn đổi đời nhờ xuất khẩu lao động nên nhiều người trong xã nhờ vả Tuấn lo cho con cháu họ 1 suất đi lao động nước ngoài. Khoảng tháng 10-2019, anh Lương Xuân T. cùng người bạn liên lạc với Tuấn qua mạng xã hội hỏi thủ tục đi nước ngoài. Tuấn đã có những thỏa thuận ban đầu qua facebook với các lao động. Để tạo niềm tin, Tuấn nói với những người có dự định đi xuất khẩu lao động đến trực tiếp nhà mình bàn bạc cụ thể và thông báo cho Liệu ở nhà tiếp nhận. Đúng ngày hẹn, anh T. và bạn cùng rủ nhau đến gặp Liệu. Tại đây, Liệu đã gọi điện cho Tuấn qua facebook để Tuấn trực tiếp bàn bạc, thoả thuận với họ. Sau khi trao đổi, Tuấn nói rằng, có thể lo cho họ sang New Zealand theo diện thư mời chứ không sang Samoa như Tuấn. Nhưng Tuấn khẳng định chắc chắn, khi người lao động sang New Zealand, Tuấn sẽ đón, tổ chức nơi ăn chốn nghỉ, bố trí công việc tại các công trình xây dựng với mức lương từ 20-40 triệu đồng/ tháng.
Xuất cảnh theo diện này có thời hạn làm việc 2 năm, hết thời hạn trên, Tuấn cam đoan sẽ lo giấy tờ để các lao động ở lại làm ăn lâu dài. Chi phí trọn gói cho một suất sang New Zealand làm việc là 8.500 USD. Người lao động chỉ cần nộp ảnh chụp hộ chiếu, giấy xác nhận tư pháp qua facebook cho Tuấn còn tiền thì đưa cho Đoàn Thị Liệu.
Sau khi nghe Tuấn tư vấn, các lao động đồng ý đi New Zealand và được hướng dẫn nộp tiền, hồ sơ cho Liệu. 4 người khác sau khi nghe tin anh T. và bạn được đi New Zealand cũng nôn nóng liên lạc với Tuấn và nhờ vả xin được một suất đi xuất khẩu lao động. Tuấn cũng hướng dẫn 4 người này làm thủ tục và nộp tiền cho Liệu. Tin tưởng Tuấn là người cùng xã lại thấy cuộc sống của gia đình Tuấn thay đổi sau nhiều năm đi lao động nước ngoài nên 6 người này đồng ý với mọi yêu cầu do Tuấn đặt ra.
Đúng ngày hẹn nhận tiền, cả 6 người mang tiền và hồ sơ đến nhà nộp cho Liệu, tổng số tiền là 932 triệu đồng. Vì mắt kém, Liệu gọi con dâu là Ngô Thị Hồng Hạnh ra đếm tiền, xem hồ sơ của người lao động, viết giấy biên nhận và kí tên đã nhận đầy đủ tiền, hồ sơ của những người này. Vì nể mẹ chồng, thêm nữa cũng không biết cụ thể sự việc thế nào, chỉ biết mẹ chồng sai làm thế nào thì làm như vậy nên Hạnh đồng ý ra giúp.
Video đang HOT
Vỡ mộng, phải “hồi hương”
Sau khi nhận đủ tiền của người lao động, Liệu chuyển toàn bộ vào tài khoản của Tuấn. Thay vì đặt vé sang New Zealand như thỏa thuận ban đầu, Tuấn đặt 6 vé đi Samoa – một đất nước cách New Zealand hơn 2.700 cây số và là nơi Tuấn đang lao động tại đó. Sau đó Tuấn gửi thư mời qua ứng dụng Messenger nói Liệu in ra, đưa cho các lao động.
Người nhà bị hại muốn được trả lại tiền và mong con trở về.
Do không thông thạo sử dụng các ứng dụng này nên Liệu lại gọi cô con dâu ra giúp. Cô con dâu vẫn nhiệt tình làm giúp mẹ chồng mà không hề suy nghĩ gì. Cũng vì không biết chữ, không biết tiếng nước ngoài nên khi được Liệu gửi thư mời, vé máy bay theo lời của Tuấn thì 6 lao động hoàn toàn tin tưởng và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tiền bạc chờ ngày khởi hành.
Ngày 23-11-2019, theo hướng dẫn của Tuấn, Liệu thuê xe ô tô chở 6 lao động ra sân bay để xuất cảnh. Khi sang đến Samoa, 6 lao động mới biết mình bị lừa nhưng không biết tiếng, không thông thuộc đường đi lối lại đành phải cắn răng chấp nhận. Một thời gian dài không xin được việc làm, tiền mang theo cũng cạn, 2 trong số 6 lao động đã gây áp lực cho Tuấn để được trở về. Tuy nhiên, hai người này phải mất thêm 1 khoản tiền lớn mới được Tuấn mua vé máy bay để “hồi hương”.
Giấc mộng đổi đời từ xuất khẩu lao động chui chưa kịp nhen nhóm thì họ phải gánh thêm 1 khoản nợ do chi phí đã đóng trước đó. Đòi lại tiền không được, những người này đã tố cáo hành vi của Nguyễn Văn Tuấn, Đoàn Thị Liệu ra cơ quan Công an. Ngày 17-3-2020, Đoàn Thị Liệu bị bắt giữ.
Mẹ chồng, con dâu dắt nhau đi tù
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện có sự tham gia của Ngô Thị Hồng Hạnh trong đường dây này. Tuy nhiên vào thời điểm này, do Hạnh đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được áp dụng biện pháp ngăn chặn “cấm đi khỏi nơi cư trú”.
Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố và cho biết do nhận thức pháp luật hạn chế, không biết việc mình làm là vi phạm pháp luật. Bản thân Hạnh cũng thành thật khai nhận tại phiên toà do được mẹ chồng nhờ nhận tiền và viết hộ giấy biên nhận vì chữ quá xấu đã nhận lời mà không biết là đã tham gia vào việc làm phi pháp.
Bị cáo Hạnh xin tòa xem xét động cơ vô tình phạm tội để mong được giảm án.
“Bị cáo chỉ nghĩ là mình biết hơn mẹ một chút thì giúp mẹ thôi chứ không biết như thế là giúp người khác phạm tội. Bị cáo không biết là bố mẹ chồng đang làm thủ tục cho người làng đi xuất khẩu lao động chui. Bị cáo cũng hoàn toàn không nhận được một đồng tiền nào từ việc này bởi toàn bộ tiền nhận từ các lao động sau đó đều được mẹ chuyển hết sang cho bố. Khi hai chú trở về, bị cáo và mẹ cũng đã gom hết tiền bạc để khắc phục cho mỗi chú 30 triệu. Bị cáo không có việc làm, lại đang nuôi con nhỏ nên cũng không thể đền bù thêm”, Hạnh trình bày tại toà, giọng nói còn run. Nói lời cuối cùng Ngô Thị Hồng Hạnh mong muốn xem xét cho động cơ, mục đích phạm tội của mình, từ đó đưa ra một bản án nhẹ để Hạnh có điều kiện tốt nhất trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ.
Tại toà, Liệu nói rất ân hận vì đã vô tình lôi kéo con dâu tham gia vụ việc này. “Bị cáo là người ở nông thôn, chỉ học hết lớp 7, thiếu hiểu biết, chữ lại xấu quá nên khi nhận một số tiền lớn từ các lao động thì nhờ con dâu đếm và viết giấy biên nhận giúp”, Liệu vừa trình bày vừa khóc.
Đại diện Viện KSND tỉnh Nghệ An giữ quyền công tố tại phiên tòa khẳng định Đoàn Thị Liệu biết Tuấn không có chức năng đưa người đi lao động nhưng đã giúp sức cho chồng nhận tiền, hồ sơ, in thư mời cho 6 lao động; Ngô Thị Hồng Hạnh dù không được bàn bạc nhưng khi mẹ chồng nhờ đã giúp kiểm đếm tiền, viết giấy biên nhận… Việc truy tố hai bị cáo Đoàn Thị Liệu và Ngô Thị Hồng Hạnh về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
HĐXX nhận định trong vụ án này, Nguyễn Văn Tuấn là kẻ chủ mưu, cầm đầu; Đoàn Thị Liệu giữ vai trò đồng phạm giúp sức tích cực; Ngô Thị Hồng Hạnh đồng phạm giúp sức với vai trò thứ yếu. Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh và công tác xuất khẩu lao động.
Xem xét vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án cũng như các tình tiết giảm nhẹ khác, HĐXX tuyên phạt Đoàn Thị Liệu 3 năm 6 tháng tù giam, Ngô Thị Hồng Hạnh 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Riêng đối với Nguyễn Văn Tuấn, hiện cơ quan chức năng đã tách hành vi phạm tội của Tuấn thành một vụ án khác và sẽ xét xử khi bắt được. Hiện Tuấn vẫn đang bị truy nã.
Ngột ngạt vì cậu em họ bên chồng
Cả nhà ăn tối xong, tôi đứng dậy dọn dẹp, rửa bát. Mẹ chồng tôi vừa xỉa răng vừa thở dài: 'Thằng Hùng nhà cậu Út chuẩn bị lên Hà Nội kiếm việc làm.... Nó ở tạm nhà mình, ý các con thế nào?'...
Ảnh minh họa.
Tôi không dám tin những gì vừa nghe, không gian riêng tư của chúng tôi liên tục bị làm phiền, lúc thì anh họ bên bố chồng, lúc thì chị họ bên mẹ chồng. Nhà chồng tôi chỉ có 2 phòng ngủ, 1 phòng của bố mẹ chồng, phòng còn lại của chúng tôi. Hễ có khách đến chơi thì phòng khách nghiễm nhiên biến thành... phòng ngủ.
Chiếc ghế gấp mẹ chồng tôi sắm là có ý "hô biến" thành giường dành cho khách. Nhiều khi bất tiện vô cùng, tôi phải dậy sớm đi làm nhưng anh họ vẫn mắc màn ngáy ầm ầm dưới nhà, tôi không làm thế nào dong được xe máy ra ngoài, lại phải cầu cứu chồng.
Chồng tôi không thích bị làm phiền, dù đó là anh chị em họ, ngay cả mẹ chồng tôi cũng vậy, nhưng chỉ vì bà quá cả nể, không dám từ chối những lời đề nghị có phần vô lý từ phía họ hàng.
Tôi ức đến nghẹn họng nhưng không ho he gì mà để chồng tôi chủ động lên tiếng: "Mẹ ơi, nhà mình phải chịu cảnh chật chội đến bao giờ nữa ạ? Đợi mãi anh họ mới chịu chuyển đi, nhà mình vừa thoải mái được mấy ngày thì cậu Út lại định gửi gắm thằng Hùng sang nữa. Mẹ biết đấy, việc thêm người ở chung bất tiện lắm".
Bố chồng tôi nhấp chén trà, chẹp miệng: "Con biết tính mẹ con rồi đấy! Bà ấy chỉ thông báo cho chúng ta biết khi đã quyết định xong xuôi mọi việc. Hy vọng lần này thằng Hùng sớm kiếm được việc làm thêm để có tiền thuê phòng trọ".
Đến cả bố chồng tôi cũng vậy, cả nhà đều không ưa việc có người đến ở nhờ, nhưng không một ai đủ dũng cảm để từ chối. Mẹ chồng tôi chốt: "Sáng sớm mai em nó mang hành lý, đồ đạc đến nhà mình rồi. Tôi biết mọi người không hài lòng nhưng tôi không nỡ từ chối cậu Út, mọi người cố gắng chật chội thêm một thời gian nữa thôi, tôi sẽ nói khéo để cậu Út thuê phòng trọ cho nó mà không tự ái với nhà mình".
Khó ưa như anh họ mà tôi còn chịu đựng được nửa năm trời thì có lẽ vài tháng ở cùng em họ cũng không đến nỗi. Tôi đành tự an ủi bản thân như thế cho đỡ bức xúc, nhưng tôi đã nhầm! Đáng lẽ mọi việc cũng chẳng nên chuyện nếu em họ là người biết điều và giữ ý...
Kể từ hôm em họ lên ở nhờ, mọi thứ sinh hoạt gia đình tôi cứ đảo lộn cả lên. Cả nhà có mỗi cái toilet, sáng nào nó cũng chiếm dụng hơn 30 phút. Nhà tôi còn thằng Ben, tối nào chồng tôi cũng phải dạy cho nó học mà cứ sau 8 giờ, ăn cơm xong là em họ lại xin vào phòng riêng của chúng tôi để... dùng nhờ máy tính.
Nó có thể ôm cái máy hàng tiếng đồng hồ để... chơi game rồi hồn nhiên lăn ra ngủ. Nhiều lúc em họ ngáy to, rất khó chịu làm con tôi không thể tập trung học bài".
Vợ chồng tôi sống với nhau cũng cần có không gian riêng. Nhiều khi muốn nói với nhau mấy câu tình cảm hay âu yếm một chút, mà có em họ ở đó nên cũng chẳng dám.
Một vài ngày thì không sao, nhưng em họ "cắm chốt" ở đây không biết đến bao giờ. Thế nên, nhiều khi chồng tôi khó chịu, bứt rứt trong người, có chuyện gì không hài lòng là mắng vợ, quát con.
Một hôm tôi ức chế quá nên cũng nói thẳng: "Anh thấy chật chội, khó chịu quá thì xin phép bố mẹ về nhà em ở cho thoải mái. Nhà em lúc nào cũng có phòng trống, chả ai ở nên hơi lãng phí. Vợ chồng mình đưa con sang đó, nhường lại cái phòng này cho "khách quý", anh thấy thế nào?".
Không rõ em họ hóng chuyện của chúng tôi từ bao giờ mà nhăn nhở cười: "Ố! Anh chị định chuyển sang bên ngoại à? May quá! Thế là sau này em không phải thuê phòng trọ nữa rồi!".
Tự nhiên và tự tiện như em họ bên chồng tôi thì đúng là "thế giới có một".
Bị bồ đá, chồng quay về ngọt ngào với tôi Trước đây anh lạnh nhạt với tôi, nhưng kể từ khi bị bồ đá, anh quay về chăm sóc, ngọt ngào với vợ.. Chồng hơn tôi 5 tuổi, chúng tôi cưới nhau bước sang năm thứ 7. Nhưng 3 năm sau đám cưới thì tôi biết chồng ngoại tình với một cô gái còn rất trẻ, cô ấy là nhân viên trong công...