Mẹ chồng dấm dớ bắt con trai và cháu trai về quê
Một tối bà gọi chúng tôi vào bảo: Mẹ muốn về quê ở nhưng thằng P cũng phải chuyển việc theo và cái thằng D (con trai tôi) cũng phải về để bà chăm cho chóng lớn.
ảnh minh họa
Mẹ chồng tôi quê ở Ninh Bình. Bà là người phụ nữ rất tốt, rất cưng chiều con trai và cháu nội. Thế nhưng, nhiều khi cách nghĩ của bà cũng gàn dở lắm.
Vợ chồng tôi đều có công ăn việc làm trên thành phố. Nhà tôi bố mẹ cũng khá nên ngay từ khi 2 đứa mới cưới nhau, bố mẹ đẻ tôi đã mua cho 2 vợ chồng một ngôi nhà nhỏ 42m2. Từ đó, chúng tôi sống với nhau hạnh phúc mà không phải đi thuê nhà.
Khi sinh con trai đầu lòng, vợ chồng tôi đón bà nội cháu lên chăm. Bố tôi đã mất từ khi chồng tôi còn nhỏ xíu. Nhà chỉ có mẹ chồng và chị chồng đã ly dị chồng ở nhà.
Mẹ tôi thấy con cái bận, dù không muốn xa quê cũng nhận lời lên đỡ đần con cái. Vì là người sạch sẽ, chu toàn, nấu ăn rất ngon, nên có bà ở cùng nhà, tôi cũng đỡ vất vả hơn mỗi khi đi làm về. Dù thế, tôi cũng là nàng dâu biết điều nên không bao giờ cho phép mình làm biếng mà ỷ lại vào mẹ chồng già.
Video đang HOT
Chồng tôi nhìn thấy 2 mẹ con như vậy thì rất hải lòng về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu ngày một thân thiết. Bà cứ ở như vậy cho tới khi con trai tôi được 2,5 tuổi.
Một tối bà gọi chúng tôi vào bảo: Mẹ muốn về quê ở nhưng thằng P cũng phải chuyển việc theo và cái thằng D (con trai tôi) cũng phải về để bà chăm cho chóng lớn.
Chồng tôi hoảng quá kêu mẹ ở lại. Anh cũng bảo hiện tại anh không thể theo bà về quê được vì anh vẫn còn có công việc ở đây. Về quê anh biết làm gì? Bà lại xuống nước nhưng nhất quyết đòi cho con trai nhỏ về quê sống cùng bà. Bà bảo bà vẫn chăm sóc chu đáo, dạy chữ và cho con đi học mẫu giáo ở trường làng nếu thấy cần thiết.
Nghe mẹ chồng nói vậy tôi trợn tròn mắt. Bà muốn mang cháu về quê ở, còn tôi là mẹ nó chẳng lẽ tôi không nhớ nó sao? Rồi tôi yên tâm làm sao được khi để con tôi cho một người già chăm sóc, đặc biệt người đó không phải là mẹ nó. Với lại tôi nghĩ, bà chăm cháu kiểu gì cũng không thể bằng mẹ nó được. Hơn nữa, con giai cũng đến tuổi đi lớp rồi, nó còn ở đây để tôi kèm cặp chuyện học hành chứ?
Tôi mang hết những tâm sự ruột gan trên ra nói với mẹ chồng. Mẹ chồng chẳng những không thông cảm còn bù lu bù loa lên. Tôi cực kỳ chán ngán với mẹ chồng dấm dớ không biết điều như vậy. Tôi phải làm sao bây giờ đây?
Theo VNE
Đàn ông ví mỏng!
Có lẽ bởi cái ví da đắt tiền của anh ấy không nhét nổi nhiều tờ tiền cho lắm.
Hồi lâu rồi tôi có đọc trên mạng một chia sẻ không còn nhớ của bạn nào, rằng, trong đám bạn trai của bạn ấy, anh nào dùng ví xịn chắc chắn là anh hiếm tiền nhất bọn.
Có lẽ bởi cái ví da đắt tiền của anh ấy không nhét nổi nhiều tờ tiền cho lắm. Đi ăn cả đám nếu có chi trả cũng rất rón rén. Còn anh nào không dùng ví da lại là anh chàng hào phóng nhất, luôn móc tiền ra trả cho cả đám một cách rất hồn nhiên. Và tất nhiên, tiền cũng nhiều nhất đám, nhiều tới nỗi chẳng cái ví da nào đựng nổi cả cục.
Không thấy bạn ấy nói đến mệnh giá của những tờ tiền. Tuy nhiên hình dung ra cái cách ứng phó với tiền cũng đã thấy ngộ nghĩnh. Như thể nhìn thấy trong đó cả phong thái của chủ nhân. Dù cố gắng tránh lỗi sơ đẳng là lấy tiền ra để xét đoán người, nhưng rõ ràng, trong câu chuyện ấy hoàn toàn không hề chỉ định nói về tiền, mà còn nói về đàn ông trong mắt đàn bà. Và tiền chỉ là một phản chiếu nào đó của người đàn ông đang đứng sừng sững.
Có lần tôi đi dạo phố với một anh bạn. Chúng tôi tìm được một chiếc áo sơ mi trắng cho anh ấy ở một sạp hàng dọc phố, tôi nghĩ anh ấy mặc áo này sẽ rất vừa và đẹp. Giá rất mềm vì là sạp bán lẻ trên phố du lịch. Rất bất ngờ là anh bạn tôi đã không mặc thử cũng không mua cái áo đó. Anh dắt tôi vào cửa hàng thời trang lớn cách đó năm mươi mét và mua đúng cái áo đó, với giá đắt hơn khoảng ba trăm Đài tệ, tức là đắt hơn khoảng hai trăm nghìn đồng tiền Việt. Tôi rất kinh ngạc.
Tôi hỏi sao anh kỳ quặc thế? Không phải cùng nhãn hiệu, cũng chính là cái áo này sao? Cửa hàng này nó có bảo hành áo sơ mi cho anh à? Hay đàn ông thì cứ phải vào cửa hàng xịn mới thấy tự tin, còn em mua ở hè phố của chợ đêm thì làm anh mất tư cách?
Đàn ông kiếm tiền là năng lực, tiêu tiền là văn hóa (Ảnh minh họa)
Anh bạn tôi điềm đạm nói:
- Ai cũng như em, thì những cửa hàng lớn họ sập tiệm hết ư? Mình sống thì mình cũng phải cho người khác sống nữa chứ!
Tôi sực nhớ ra anh bạn tôi cũng là một chủ doanh nghiệp, và anh ấy cũng đang phải cạnh tranh rất dữ dội trong kinh doanh. Có thể, tôi là đàn bà nên trong mắt tôi chỉ có mệnh giá của tờ tiền. Còn trong mắt anh bạn đàn ông ấy, tiền chỉ là một thông điệp!
Chả trách, nạn nhân của mua chung, nhóm mua, shopping tập thể toàn là... đàn bà! Bị mắc mồi giá rẻ nên sẵn sàng bỏ tiền ra cho một thứ vốn không nằm trong dự định chi tiêu của bản thân. Và về bản chất quản lý tài chính gia đình, đó chính là những đồng tiền lạm chi, đẩy ngân sách gia đình vào nguy cơ ngay lập tức.
Hóa ra có lúc, cái đồng tiền tưởng "được rẻ" của đàn bà như thế lại chẳng bằng cái đồng tiền tưởng "chi đắt" của đàn ông!
Tôi nghĩ nhìn vào việc đàn ông kiếm tiền và tiêu tiền, ta có thể phán đoán ra năng lực giỏi giang và đẳng cấp văn hóa của người đàn ông đó. Đàn ông kiếm tiền là năng lực, tiêu tiền là văn hóa.Thật bi kịch nếu có tay đàn ông nào vỗ ngực nói: "Tôi kiếm tiền thì rất có văn hóa, và tiêu tiền thì rất... có năng lực!". Ôi trời!
Cho nên, tôi chẳng quan tâm việc đàn ông tiêu tiền thế nào, anh mua siêu xe hay anh đòi bạn gái chi trả nửa tiền cho bữa cà phê! Nhưng, đàn ông ví dày hay mỏng có lẽ chẳng quan trọng bằng việc, anh đừng để việc tiêu tiền của mình thành thị phi và đàm tiếu của đám đông!
Kiểu như họ nói, ví anh rất xịn! Nhưng mỏng!
Theo VNE
Phát ngán với sự vô duyên của cô bạn gái Người yêu tôi thao thao bất tuyệt về chuyện chăn gối hay những câu chuyện tếu táo bậy bạ. Hai chúng tôi quen nhau lần đầu tiên trong kỳ thi đại học. Ấn tượng của tôi về cô ấy là một cô nàng cá tính, bí hiểm nhưng cũng vô cùng dễ thương. Ngay từ lần đầu gặp mặt, chúng tôi đã nói...