Mẹ chồng chuyên nhờ mua hộ đồ rồi ‘quỵt’ tiền, nàng dâu bày ngay cao kế đáp trả
Tôi và chồng kết hôn được 7 năm, đã có với nhau một bé trai kháu khỉnh. Chồng tôi là người hiền lành, biết lo nghĩ cho vợ con, tiền lương tháng nào cũng đưa đều đặn. Có thể nói anh đích thực là mẫu đàn ông của gia đình.
Tuy nhiên, được cái này thì thường mất cái kia. Nếu chồng tôi tuyệt vời bao nhiêu thì mẹ anh lại “kinh khủng” bấy nhiêu!
Mẹ chồng rất tham lam, bà luôn tìm mọi cách vơ vét đồ của người khác thành đồ của mình.
Hôm cưới, mẹ đẻ tôi tích góp, chắt chiu mãi mới được một cây vàng trao cho con gái làm của hồi môn. Mẹ chồng vừa nhìn thấy vàng thì mắt sáng lên, đứng ngồi không yên. Ngay hôm sau đám cưới, bà đã gọi tôi ra một góc thỏ thẻ:
- Này mẹ bảo, vàng của con nếu chưa dùng cho mẹ vay tạm được không. Mẹ đang có việc gấp lắm. Con yên tâm, đúng 2 tháng sau là mẹ trả!
Ấy nhưng 2 tháng, 2 năm, rồi đến bây giờ là 7 năm rồi mà tôi vẫn không hề thấy bà đả động gì đến chuyện giả vàng. Cứ mỗi lần thấy tôi định hỏi là bà đều kiếm cớ kêu mệt, đau đầu phải lên phòng nằm!
Không chỉ có vậy, mẹ chồng còn thường xuyên nhờ tôi mua hộ đồ mà tuyệt nhiên không đưa tiền bao giờ, lúc thì mua hộ hộp thuốc, lúc thì máy đo huyết áp, rồi bộ đồ này nọ,… Có lần bà xem trên tivi thấy quảng cáo bộ kem dưỡng da chống lão hóa, thế là lại thỏ thẻ nhờ tôi “mua hộ”.
Ảnh minh họa
Bộ kem dưỡng da đấy gần 4 triệu! Mua xong cho mẹ, tháng ấy tôi “móm tiền”!
Ấy là chưa kể tháng nào cũng phải biếu bà một khoản, nếu không là lại mặt sưng mày sỉa…
Nhiều người nghe chuyện thắc mắc tại sao tôi không nói với chồng. Thực tình, tôi cũng muốn nói, nhưng chồng tôi là dân xây dựng, công việc vất vả, một tuần mới về nhà vài lần. Tôi không muốn anh về lại phải đau đầu chuyện mẹ và vợ.
Hơn nữa nếu tôi kể thì thể nào cũng mang tiếng mách lẻo. Thế nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, tôi đã không chịu nổi tính tham lam của mẹ chồng nữa sau lần xảy ra sự việc này.
Video đang HOT
Hôm ấy, em chồng tôi về nhà ngoại chơi. Lâu không gặp con gái nên mẹ chồng tôi vui lắm, cứ cầm tay nói chuyện mãi. Đang nói, mẹ chồng chợt nhớ ra gì đó, thế rồi bà gọi tôi:
- Liên ơi, con đang rảnh không. Ra mua hộ mẹ ít sữa Milo với, mua cho thằng Phích. Thằng bé thích uống sữa này lắm.
Phích là con trai của cô em chồng. Nghe mẹ bảo, tôi lại phải lật đật chạy đi mua. Hôm ấy, cuối tháng chưa có lương, đang hết sạch tiền nên tôi chỉ có thể mua được 2 lốc sữa. Ấy nhưng về đến nhà, nhìn 2 lốc sữa, mẹ chồng tôi tối sầm mặt lại:
- Sao con mua gì ít thế này? Đã mua cho cháu thì mua hẳn một thùng chứ. Con làm bác mà đến thùng sữa cũng tiếc cháu. Người đâu mà tính toán, kẹt sỉ!
Em chồng tôi cũng hùa theo, bĩu môi ra vẻ coi thường chị dâu. Nhìn vẻ mặt hai người họ mà tôi tức phát điên lên! Mẹ chồng tôi muốn mua cả thùng sao không đưa tiền đi? Bà mà đưa tiền thì nói gì 1 thùng, đến 10 thùng tôi cũng mua được ấy chứ!
Càng nghĩ càng tức, tôi quyết định phải dạy cho mẹ chồng một bài học…
Cuối tuần ấy, chồng tôi đi công trình về. Vừa đến nhà, anh đã lao vào ôm chầm lấy con rồi hỏi tình hình học tập:
- Nam của bố mấy hôm nay học hành thế nào, có giỏi không?
- Giỏi bố ạ, con toàn đứng nhất lớp thôi. Nhưng mà bố ơi, bố bảo mẹ cho con tiền nộp học phí đi. Các bạn đóng gần hết rồi, mai là hạn cuối mà mẹ vẫn chưa đưa con tiền… – Con trai tôi phụng phịu.
Thằng bé vừa nói xong, tôi vội hoảng hốt chạy đến bịt miệng nó lại, lừ mắt bảo không được nói nữa. Chồng tôi thấy lạ thì hỏi ngay, giọng rất nghiêm túc:
- Sao em lại chưa đóng học phí cho con? Tuần trước anh vừa gửi tiền về mà? Tiền em làm gì mà đã nhanh hết thế rồi?
- Em… em…
- Có phải em dùng tiền mua sắm hết rồi phải không?
- Không phải, làm sao em có thể tiêu tiền học phí của con được… Em…
Thấy tôi cứ ấp a ấp úng, nghi có điều gì khuất tất, chồng tôi lại càng nổi nóng. Thế rồi trước sự tra hỏi của anh, tôi đành phải khai thật là số tiền anh gửi ngay hôm rút mẹ chồng đã hỏi vay rồi. Mẹ bảo hôm sau giả luôn nhưng chưa thấy gì cả. Tôi lại ngại không dám đòi nên đành để chậm học phí của con mấy hôm, dù sao cũng chưa đến hạn cuối…
Nghe tôi nói xong, chồng bực lắm. Anh hỏi tôi mẹ ở nhà có hay vay mượn tiền của tôi không, tôi không nói gì, chỉ lặng lẽ gật đầu. Thế rồi chồng tôi sực nhớ ra:
- Số vàng hồi môn trước mẹ đẻ cho em, mẹ anh vay đã trả lại chưa?
- Dạ chưa ạ. Nhưng mà thôi… – Tôi vội xua xua tay với chồng.
- Ôi trời ạ, sao em không nói gì với anh? Số tiền đấy là mẹ đẻ em cho em, là tiền riêng của em mà. Thôi để anh.
Thế là chồng tôi lập tức đứng dậy, chạy sang phòng mẹ chồng nói chuyện thẳng thắn. Chồng tôi nói đến gần một tiếng đồng hồ, chẳng biết nói những gì mà thấy mặt mẹ chồng tôi đen xì lại.
Hôm sau, mẹ chồng mua vàng trả lại tôi!
Nhìn vàng trong tay mà tôi không khỏi cười khoái trí. Thật không ngờ chỉ đóng muộn tiền học cho con có vài hôm mà tôi lại thành công đòi được cả đống tiền thế này, đã thế lại còn không bị mang tiếng mách lẻo.
Mẹ chồng tham lam của tôi giờ đang tức lắm, thế nhưng tôi mặc kệ. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, chỉ tiếc nỗi tôi đã chờ quá lâu để trừng trị bà…
Theo WTT
'Sống chung với mẹ chồng' giờ chỉ là chuyện nhỏ
Các đôi vợ chồng trẻ thường gặp khá nhiều áp lực khi bắt đầu một cuộc sống mới. Lúc này, cuộc hôn nhân màu hồng đã không còn như những gì các bạn tưởng tượng nữa. Áp lực dần xuất hiện, ngay cả việc vợ chồng bạn kiếm được bao nhiêu tiền, sử dụng
ảnh minh họa
Có nhiều gia đình trước khi có sự xuất hiện của thành viên mới là con dâu thì đã có một thói quen được hình thành. Mọi chi tiêu, quy định trong gia đình đều được mẹ chồng kiểm soát và sắp xếp. Đừng vội cho rằng bạn có thể thay đổi mọi trật tự theo ý mình. Thay vào đó, hãy học cách dung hòa và thích nghi với điều đó trong một giới hạn nhất định nhé.
Học cách thích nghi trước khi phàn nàn
Trận chiến giữa nàng dâu và mẹ chồng vốn là cuộc chiến chưa bao giờ có hồi kết. Theo bạn ai sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất? Đó chính là chồng bạn. Là người ở giữa vừa đóng vai trò là con vừa đóng vai trò là chồng, chỗ dựa của gia đình, đừng khiến anh ấy phải khó xử.
So với hàng chục năm gắn bó của gia đình, thì bạn là thành viên mới, bạn phải học cách thích nghi trước khi kêu than hoặc trách móc chồng mình. Hãy nghĩ cho chồng mình và cho cả mẹ chồng vì cũng giống như bạn, con trai của bà đã được bà nuôi nấng và gắn bó, rất khó để bà có thể chấp nhận để con trai mình thuộc về người khác.
Nếu mẹ chồng quản lý tài chính, bạn nên làm gì?
Quan trọng là bạn biết thống nhất chi tiêu ngay từ khi về làm dâu, đừng lo sợ mất lòng. Việc bạn rõ ràng mọi thứ rất cần thiết đặc biệt là với mẹ chồng. Có thể bà sẽ lo lắng buồn phiền, sợ hai vợ chồng sẽ không biết cách để dành, hoang phí cho những việc không cần thiết. Thế nhưng đó là nỗi lo chung của phụ huynh, không phải của bạn.
Là người vợ, con dâu, bạn phải làm rõ vai trò làm chủ tài chính của gia đình nhỏ của mình. Mỗi chi tiêu trong nhà gia đình cần sự thống nhất giữa bạn và chồng bạn, mẹ chồng có quyền góp ý nhưng không có quyền can thiệp.
Tự chủ trong mọi việc
Mỗi gia đình cha mẹ đều có tính cách riêng, có thể có những người rất thương con cháu, đôi khi muốn đỡ đần nhưng nếu để việc đó quá lâu, bạn sẽ bị rơi vào tình trạng ỷ lại, không động tay động chân vào việc gì. Ngược lại có những bà mẹ chồng không muốn giúp đỡ con cái, ông bà cảm thấy rất bận, không có nhiều thời gian đón cháu, hay chăm sóc cháu. Để tránh việc phải thường xuyên nhờ vả cha mẹ, bạn và chồng nên tự chủ động, có thể là thuê giúp việc, có thể là thay nhau sắp xếp mọi việc.
X ây dựng tình cảm mẹ chồng nàng dâu
Có thể điều đó khó khi diễn ra ngày một ngày hai nhưng nếu bạn kiên trì thì không điều gì là không thể. Đừng bao giờ coi mẹ chồng hay gia đình nhà chồng là "người dưng nước lã". Thứ nhất đó là bố mẹ của chồng mình - người sẽ gắn bó với mình cả đời. Thứ hai đó sẽ là ông bà của con mình. Vì vậy cần phải giảm bớt căng thẳng trong mọi tình huống, "dĩ hòa vi quý" luôn là ưu tiên hàng đầu khi xảy ra mâu thuẫn.
Theo Thegioitre
Tâm sự đắng chát của nàng dâu mới: Nhà ngoại chu cấp thức ăn hàng tháng, nhà nội dửng dưng còn bắt nuôi em chồng "Tháng nào bố mẹ chồng cũng bắt phải gửi cho em trai chồng 3 triệu học đại học, dù bố mẹ chồng em kinh tế đầy đủ, một mình bố chồng cũng kiếm được hơn 10 triệu/ tháng" - nàng dâu than thở. Dòm chốn công sở, hầu như ngày nào cũng dễ bắt gặp chị em chụm đầu than thở chuyện chi...