Mẹ chồng chỉ giỏi ‘vòi’ tiền
Quê tôi ở Hải Phòng, còn quê chồng ở Thái Bình, vợ chồng tôi cùng lập nghiệp ở Hà Nội đã 10 năm nay. Mang tiếng ở Thủ đô, nhưng thu nhập của hai vợ chồng tôi cũng không nhiều, chỉ tầm 15 triệu/ tháng, chúng tôi vẫn đang ở nhà thuê, lại nuôi hai con nhỏ, nên cuộc sống gia đình cực kì vất vả.
Cưới nhau được gần 10 năm, xoay xở đủ nghề, tằn tiện lắm mà đến giờ vợ chồng tôi mới tích lũy được gần 300 triệu, đấy là từ lúc chưa có con cái, chứ còn bây giờ có hai đứa con rồi thì hàng tháng tiền làm ra trừ tất cả các khoản chi phí học hành cho con, xăng xe, điện thoại, thuê nhà, đối nội đối ngoại thì vợ chồng tôi chỉ còn đủ tiêu, hoặc có dư ra thì cũng chẳng đáng là bao. Có tháng nhiều việc phát sinh, hoặc con cái ốm đau còn tiêu cả vào tiền tiết kiệm.
Thế nhưng bố mẹ chồng và anh em nhà chồng ở quê thì không bao giờ nghĩ cuộc sống của chúng tôi khó khăn, họ cứ nghĩ vợ chồng tôi có công việc ổn định, thu nhập đều đặn, lại ở thành phố nên dư dả lắm. Họ luôn nghĩ chúng tôi sung sướng chứ chẳng khổ hạnh tí gì cả.
Chồng tôi là con cả trong một gia đình có 3 anh em. Bố mẹ chồng tôi ở quê ngoài làm ruộng còn trồng rau, nuôi lợn nên cũng có đồng ra đồng vào. Hơn nữa, bố chồng lại là cựu chiến binh nên hàng tháng cũng có gần 2 triệu tiền lương hưu.
Nhiều lúc tôi đau cả đầu tính toán chi tiêu nhưng vẫn cứ thiếu trước hụt sau
Có thể nói tuy, không giàu có nhưng ở quê mức sống của ông bà cũng khá là dư dả, không đến nỗi quá kham khổ. Bởi rau không phải mua, gạo cũng có sẵn, tiền nhà tiền cửa không mất, ông bà lại chẳng phải nuôi nấng ai.
Tuy nhiên bố mẹ chồng tôi sống rất tiết kiệm. Mặc dù có tiền trong tay nhưng không bao giờ bà dám bỏ tiền ra đi chợ mua những thức ăn ngon lành cho gia đình. Thậm chí ngay cả những ngày lễ Tết, khi con cái tụ họp đông đủ những bữa ăn đạm bạc thiếu thốn, người nọ nhìn người kia không dám gắp là thường xuyên xảy ra. Tôi nghĩ chắc thói quen tiết kiệm đã ngấm sâu vào máu, không thể bỏ được. Nhiều khi tôi xung phong đi chợ, một phần để nấu thêm món nọ món kia cho cả nhà ăn uống thoải mái, đỡ phải nhìn nhau, một phần để bà đỡ tốn kém nhưng bà lại luôn tỏ ý chê tôi hoang phí, “mua gì mà nhiều thế”.
Video đang HOT
Quần áo cũng vậy, dường như bà không có khái niệm mua sắm. Có gì dùng nấy. Với bà, việc mua thêm chiếc quần chiếc áo mới là quá xa xỉ nếu như quần áo cũ… chưa rách. Nhiều lúc tôi nghĩ không hiểu bố mẹ chồng tôi để dành tiền để làm gì nữa. Trong khi cháu chắt thì cả năm không được ông bà cho đồng quà tấm bánh.
Nếu chỉ đơn giản có thế thì tôi cũng thấy thương, cũng thấy không vấn đề già hết. Nhưng bà lại mắc một tính xấu đó là chỉ thích vòi tiền con cái. Nói ra thì bảo là nói xấu mẹ chồng nhưng quả thực cái cách mẹ nói, cách mẹ xin tiền khiến phận làm dâu như tôi cảm thấy rất không hài lòng chút nào.
Hàng tháng tuy không bảo nhau nhưng vợ chồng tôi vẫn biếu ông bà một vài trăm để “ăn quà”. Tháng nào có nhiều thưởng chúng tôi biếu nhiều hơn.
Chưa kể, đi đâu thấy cái áo cái quần ấm áp mà mẹ chưa có thì tôi cũng mua tặng bà. Nhiều khi thấy bố mẹ chồng tất không đủ, khăn không có trong mùa đông lạnh rét, thấy tội tội, tôi cũng mua biếu để ông bà đỡ lạnh. Ấy vậy mà đã có không ít lần bị chê là không biết cách mua tuy chỉ là chê sau lưng.
Đã có lần bà bóng gió với tôi: Cái Hương con bác San nhà hàng xóm mới mua cho mẹ nó cái áo lông vũ rất đẹp và nhẹ. Hôm nào con mua cho mẹ nhé. Vâng, chị Hương đó đang làm ở đại sứ quán của Nhật, chị ấy lương hàng nghìn đô, vợ chồng chị ấy có nhà lầu xe hơi, chứ đâu có phải đi thuê nhà như con đâu mẹ ơi. Tôi tự nghĩ thế, thế nhưng tôi cũng vẫn chiều ý mẹ. Tôi đi săn lùng và mua cho mẹ cái áo đúng màu mẹ thích. Mẹ ưng í lắm.
Và rồi những lần sau đó, khi thì đôi dép, khi thì chăn điện… mẹ luôn nhờ tôi mua, vì… tôi biết cách ngắm.
Gần đây, mẹ gọi điện ra thông báo bố tôi bị ốm, mẹ nói: ông tiếc tiền thuốc nên nhất định không đi khám. Chả lẽ phận làm con, tôi lại dửng dưng. Chúng tôi lại cấp tốc về thăm bố và không quên dúi cho mẹ ít tiền để lo thuốc thang cho bố.
Cứ thế, cho dù tính toán đau cả đầu với các khoản tiền nhưng tháng nào chúng tôi cũng thiếu trước hụt sau. Tháng nào may lắm là không bị lạm vào tiền tiết kiệm.
Trước khi lấy nhau, tôi đã được mẹ đẻ sắm cho một chiếc xe tay ga để làm của hồi môn. Chiếc xe tôi vẫn sử dụng làm phương tiện đi làm cho tới tận bây giờ.
Em chồng tôi vừa mới ra trường đi làm thích xe đó lắm, nó hay đến nhà tôi chơi và mượn xe của tôi đi. Gần đây không biết nó tỉ tê thế nào với mẹ mà mẹ gọi điện cho vợ chồng tôi nhắn rằng :”Cái Hằng nó thấy chị có cái xe đi rất tiện và lại có cốp to đựng đồ. Nó muốn mua xe đó nhưng không đủ tiền. Anh chị giúp đỡ em nó nhé, nhà chỉ có mỗi cô em gái”.
Quả thực tôi rất ức chế nhưng cũng chỉ vâng dạ cho xong, tôi nói với chồng tôi. Chồng tôi cũng ái ngại nhưng không biết phải nói thế nào cả, anh nói:”Chả lẽ mẹ nói thế mình không giúp, vả lại cũng chỉ giúp thêm em có 7 triệu. Thôi mấy khi nó nhờ đến mình”. Tôi đành ấm ức nghe theo anh.
Kể từ đó về sau, tôi cũng bớt xông xênh hơn. Tôi chi tiêu hạn hẹp vì sợ nếu cứ tình trạng này rồi đến một lúc chẳng còn đồng nào trong nhà, trong khi đó con cái ngày một lớn, chi tiêu ngày càng nhiều. Chúng tôi còn phải lo rất nhiều chuyện nữa.
Dạo này không thấy mẹ tôi gọi điên nhiều nữa, tôi mừng thầm, hay là tại mẹ đã hiểu cho chúng tôi nhưng hóa ra không phải. Hôm trước về quê, mẹ lại bóng gió: “Anh Thành vừa mới xây lại căn nhà khang trang cho bố mẹ. Vợ chồng bác ấy thật tốt số khi có đứa con hiếu thảo như vậy”.
Nghe đến đây tôi nóng hết cả mặt. Tôi lặng lẽ đi về phòng nằm ngủ. Tôi hiểu hóa ra mẹ đang thầm trách chúng tôi không có hiếu. Không lo cho bố mẹ có nhà cửa đàng hoàng. Bố mẹ luôn khen con người nọ con người kia giỏi mà không hề nghĩ đến tâm trạng của tôi, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và không phải phải chịu đựng đến bao giờ.
Lúc nào ông bà cũng cho rằng ở thành phố là sướng, được ăn ngon mặc đẹp, được đi xe đẹp mà không hiểu rằng với mức lương như vậy, đi ở thuê thì cũng phải chật vật lắm mới trụ được cái đất này không. Chúng tôi luôn luôn cố gắng tằn tiện cố gắng com cóp tiền để mong sớm mua được một căn hộ giá rẻ nơi đắt đỏ thế này, nhưng rồi không biết ước mơ đó có đạt được khôgn nữa.
Gần đây mẹ chồng đang nhăm nhe có ý định mượn số tiền 300 triệu trong tiết kiệm của chúng tôi để xây nhà. Không biết tôi nên tính thế nào đây?
Theo VNE
Vụ "Đoàn kiểm tra liên ngành đòi tiền nhậu": Kỷ luật 3 cán bộ
Ngày 26.11, ông Nguyễn Ngọc Dãy - Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ, Long An - cho biết, liên quan đến vụ các cán bộ đoàn kiểm tra liên ngành "đòi tiền nhậu" (Lao Động đã thông tin), có 3 cán bộ bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật.
Quán Alô, nơi chủ cơ sở đồ mộc phải trả 1,7 triệu đồng cho cuộc nhậu của các cán bộ. Ảnh NLĐ
Theo đó, 2 cán bộ trực tiếp "gợi ý" lấy tiền nhậu, một người bị kỷ luật cảnh cáo, một người bị khiển trách. Cán bộ còn lại không tham gia "vòi tiền", nhưng được mời nhậu và tham gia cuộc nhậu trên cũng bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Như Lao Động đã thông tin, tháng 8.2013, đoàn kiểm tra đến cơ sở đồ gỗ của chị Trương Thị Tuyết (ấp Bình Hòa, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ) để kiểm tra. Khi được hỏi nhân viên làm mộc có hợp đồng lao động không, chị cho biết 2 nhân công là người địa phương, chỉ làm thời vụ (có người đặt đóng bàn ghế, tủ mới tới làm) nên không có hợp đồng. Lúc này, một cán bộ đòi lập biên bản xử lý hành chính, chị Tuyết năn nỉ bỏ qua do chưa hiểu biết pháp luật; đồng thời bỏ tiền vào bao thư gửi đoàn kiểm tra, nhưng bị từ chối. Sau đó, 3 cán bộ này điện thoại cho cha ruột chị Tuyết, đề nghị lo "độ nhậu" rồi lên xe đến quán Alô thuộc địa phận ấp Bình Hòa.
Ngày hôm sau, chị Tuyết đến quán nhậu trả tiền. Chủ quán giải thích về tấm phiếu ghi tổng cộng 1,7 triệu đồng. Dù không có ai tố cáo, nhưng Huyện ủy nghe thông tin nên yêu cầu làm rõ và xử lý nghiêm để làm gương.
Theo Laodong
Cảnh giác màn dàn cảnh mất iPhone để vòi tiền Chuyện dàn cảnh rồi trấn tiền đã xảy ra tại quán cà phê trên đường Tô Hiệu (Hà Nội). Một thông tin của một fan vừa đăng tải trên trang cá nhân cảnh báo: Trong thời gian gần đây thường xuyên xuất hiện 2 thanh niên xăm trổ đi xe AirBlade lân la đến các quán cafe trên đường Tô Hiệu, Trần Thái...