Mẹ chồng chăm con dâu – họa may trăm người có một!
Muốn không bị bắt nạt thì nàng dâu phải tỏ rõ bản lĩnh, cho mẹ chồng biết đại ý “Tử tế thì coi nhau là mẹ con, không thì bà cũng chỉ là người dưng nước lã”. Đừng nhịn nhục mãi.
Ai chửa đẻ mà chẳng nghén, nhưng việc thì vẫn phải làm thôi.
Chào bạn Hoài Phương, tác giả tâm sự “ Căng thẳng tột độ vì bị mẹ chồng ‘ bạo hành‘ suốt thai kỳ “!
Thật tình mỗi khi đọc những bài tâm sự như của bạn, con dâu bị mẹ chồng bắt nạt rồi ấm ức lên báo kể lể, tôi thương thì ít mà bực thì nhiều. Nói thật 1 câu với bạn, tuy hơi khiếm nhã: “Ngu thì chết”.
Bạn có biết câu “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” không nhỉ? Mẹ chồng đối xử tốt với mình thì mình đối xử tốt lại. Mẹ chồng đểu với mình thì mình cũng phải đểu lại. Hoặc chí ít là tỏ rõ thái độ để bà ấy đừng được đà làm quá. Làm sao mà phải buồn, thút tha thút thít lên đây ca cẩm.
Mẹ chồng ngứa mắt với bạn cũng phải thôi. Tôi đọc bài viết của bạn mà còn thấy bực. Tôi cảm giác bạn là 1 nàng tiểu thư mỏng manh, yếu đuối, lúc nào cũng sướt mướt đòi người khác phải quan tâm đến mình. Hình như bạn đang tự coi mình là trung tâm của vũ trụ thì phải.
Ai chửa đẻ mà chẳng nghén, nhưng việc thì vẫn phải làm thôi. Mẹ chồng đỡ cho bạn 1, 2 ngày chứ ai mà hầu bạn được mãi. Bố mẹ già rồi phải được nghỉ ngơi, con cái không đỡ đần được thì thôi còn đòi cụ già nai lưng ra phục vụ. Tôi thấy bạn thế là hơi quá rồi!
Bạn lớn rồi, cũng phải biết tự lo cho mình đi. Nếu mệt quá thì bảo chồng nấu hộ, hoặc không thì đi mua cháo ngoài hàng về ăn. Mẹ chồng đã không thích còn bắt bà phục vụ làm gì cho khó chịu cả đôi bên. Bà bực bội vì phải phục vụ nàng dâu mà bạn ăn thì cũng đâu có ngon miệng.
Sắp làm mẹ trẻ con rồi, bạn cũng phải mạnh mẽ lên. Cứ nhõng nhẽo, phụ thuộc vào người khác thế sao được. Nói thật với bạn, tôi mang thai 2 đứa nhỏ đều phải tự lực cánh sinh hết.
Chồng đi công tác xa, bố mẹ đẻ ở quê bận bịu, bố mẹ chồng thì đi làm, chẳng ai ngó ngàng. Tôi cũng bị nghén nặng. Thế mà vẫn phải cố gắng. Tự thân tôi đi khám thai, mua đồ đạc cho con. Việc nhà vẫn phải làm đủ.
Video đang HOT
Đau đẻ thì gọi taxi đến. Bố mẹ đẻ cũng chỉ lên chăm được ít hôm, còn đâu thì phải thuê người giúp việc. Nếu tôi cũng yếu ớt, chỉ biết kêu than như bạn, chắc giờ này cả tôi và con tôi đã chẳng sống bình thản đến bây giờ.
Ông trời đặt con người vào trong nghịch cảnh để con người trưởng thành, mạnh mẽ vượt qua chứ không phải để con người nhụt chí, quỵ ngã bạn ạ.
Về phía mẹ chồng bạn, tôi công nhận bà ấy là người ghê gớm, thậm chí có phần thất đức. Với mẹ chồng như thế, không việc gì bạn phải đặt nhiều tình cảm vào gia đình chồng rồi lại buồn thỉu buồn thiu vì không ai yêu quý lại.
Nếu bạn quá hiền, không dám phản kháng thì cách tốt nhất để đối phó đó là mặc kệ bà ta. Bà ta có miệng thì tự nói, tự nghe, nói chán thì tự khắc sẽ thôi. Bạn chẳng việc gì phải để những lời khiếm nhã như vậy vào đầu rồi lại suy nghĩ, khổ cả bạn, cả đứa con.
Phải học cách bơ và trơ với những loại người độc ác như thế bạn ạ. Bạn cứ làm tốt việc của mình, còn bà thích làm gì cũng mặc. Mẹ chồng hắt hủi thì thôi, cần gì bà ta quan tâm, để ý. Bạn có bố mẹ đẻ, có chồng quan tâm là hạnh phúc rồi.
Bà thích khoe mình là mẹ chồng tốt cứ để bà khoe. Sao bạn phải tức làm gì, để thời gian đó mà chăm lo cho đứa con trong bụng có phải hơn không.
Riêng chuyện mẹ chồng nói cháu là bệnh tật, hở hàm ếch này nọ, tôi nghĩ bạn nên nói thẳng và tỏ thái độ rõ rệt. Thực ra tôi nghĩ cũng không hẳn là bà ác ý vì bạn mang thai con gái đâu. Tôi nghĩ bà chỉ lo sợ bạn tiêm thuốc, sinh đứa bé dị tật thì khổ con trai bà.
Tôi nghĩ bạn nên phản ánh với mẹ chồng và chồng là đừng có ác miệng, gây nghiệp chướng cho con cháu. Hãy nói thẳng bạn không thể nghe, không thể chấp nhận những lời nói chướng tai như vậy. Cần thiết thì nặng lời, quát thẳng vào mặt là “Bà ác cũng một vừa hai phải thôi!”, cãi nhau tay đôi luôn. Ai lại để bé chưa sinh ra đã bị bà nội rủa như vậy.
Nếu mẹ chồng bạn còn tiếp tục hành hạ bạn về tinh thần, chồng bạn còn cứ bênh vực mẹ 1 cách nhu nhược, tôi khuyên bạn giải tán, về nhà mẹ đẻ mà ở. Sống như vậy, bạn sẽ không thể khỏe mạnh để sinh cháu. Mà con bạn sau này sinh ra, để cháu sống với người bà như vậy cũng không tốt tí nào.
Phải ghê gớm lên 1 tí, chứ hiền quá thì bà càng được đà bắt nạt. Mình là dâu con chứ không phải kẻ hầu người hạ mà mẹ chồng được phép nhục mạ, lên mặt. Chồng bạn không biết phải trái, không biết góp ý với mẹ thì cũng giải tán đi. Người yếu đuối như bạn lại còn vướng phải kẻ nhu nhược như anh chắc không sống nổi với nhau đâu.
Thật ra tôi thấy, nếu vợ chồng bạn tự lập thì mẹ chồng cũng chẳng có cớ, có quyền gì mắng nhiếc hai người. Mẹ chồng làm hộ thì cảm ơn, không thì thôi. Đừng nhờ vả làm gì cho rách việc.
Mình là con dâu chứ không phải kẻ hầu người hạ mà mẹ chồng được phép nhục mạ, lên mặt.
Bạn hãy cố gắng làm việc, phần để đỡ dây dưa với mẹ chồng, phần để rèn luyện cho lúc chăm con sau này. Bây giờ thai nghén còn đỡ, sau chăm em bé còn mệt hơn nhiều bạn ạ. Chẳng lẽ lúc ấy bạn cũng khóc lóc, lên kêu than lên đây tìm đồng minh thế này thì chán lắm.
Có lẽ bạn mới lấy chồng, mới sinh con đầu nên chưa quen với cuộc sống khắc nghiệt cùng với nhà chồng. Phụ nữ bây giờ ai cũng ghê gớm, có mấy mẹ chồng biết điều, biết nhường nhịn. Mẹ chồng chăm sóc cho con dâu thì chắc họa may trăm bà có 1 bà như thế.
Muốn không bị bắt nạt thì nàng dâu phải tỏ rõ bản lĩnh, cho mẹ chồng biết đại ý “Tử tế thì coi nhau là mẹ con, không thì bà cũng chỉ là người dưng nước lã”. Đừng nhịn nhục mãi bạn ạ, hãy mạnh mẽ, quyết đoán lên nhé!
Chúc bạn và em bé khỏe mạnh!
Theo VNE
Cạn tàu ráo máng lúc chia tay
Tình yêu rất cần sự tôn trọng để khi không còn yêu thương, 2 người vẫn có thể là bạn của nhau.
"Trời ơi, ăn thì cũng đã ăn rồi, yêu thì cũng yêu rồi, biết làm sao đây?"- N.T, đang học năm 4 một trường đại học tại TP HCM, than vãn trên một diễn đàn dành cho sinh viên khi nhận được tin nhắn của cô người người yêu cũ đòi 1,5 triệu đồng tiền cơm.
Món nợ khó ngờ
Khi còn là sinh viên năm 2, N.T quen H., học cùng trường nhưng khác khoa. H. ở trọ nên có điều kiện nấu nướng, 2 người quyết định nấu ăn chung. Quen nhau được gần 2 năm thì nhiều mâu thuẫn, đường ai nấy đi. Tưởng chuyện đã hết, mới đây, N.T nhận được tin nhắn của H: "Em đang đang cần tiền mua laptop. Trong 1 năm rưỡi nấu cơm nước, cho em nhận 1,5 triệu đồng". N.T than thở: "Lúc nấu ăn chung, khi nào rảnh thì cô ấy mua; lúc rảnh, tôi đi mua chứ có khi nào tính tiền anh, tiền em? Khi có tiền, tôi còn sắm cả điện thoại, nệm... cho cô ấy nữa. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện phải đòi hoặc trả lại cái gì".
Vân Anh - hướng dẫn viên một công ty du lịch tại quận 3, TP HCM - kể câu chuyện "bị đòi nợ" của cô không kém phần ly kỳ. Khi còn học năm 3 đại học, Vân Anh quen với một người đã đi làm, có thu nhập ổn định. Chính vì thế, quà tặng của cô vào các ngày lễ, Tết bao giờ cũng nổi bật hơn các bạn: Khi thì con gấu bông to đùng, lúc là cái váy xinh xinh hay chiếc túi rất thời trang. Thỉnh thoảng, bạn bè tổ chức họp mặt, ăn uống ngoài trời, Vân Anh cũng được người yêu bao trọn gói.
Xác định yêu là cưới, đến năm 4, Vân Anh đưa người yêu về ra mắt gia đình. Anh ta mua rất nhiều quà cáp cho gia đình cô. Khỏi phải nói Vân Anh sung sướng đến mức nào khi có người yêu biết chiều chuộng, quan tâm.
"Thế nhưng, khi đường ai nấy đi, anh ta quay ngoắt, nhắn tin đòi tiền. Tôi hỏi bao nhiêu, anh ta nói ngay 4 triệu đồng. Đem 4 triệu đồng trả cho anh ta xong, tôi thấy mình may mắn. Nếu lỡ lấy anh ta thì không biết cuộc đời tôi sẽ ra sao?" - Vân Anh ngán ngẩm.
Khâu "tìm hiểu kỹ" rất quan trọng để có một tình yêu bền vững (Ảnh minh họa)
Oán hận, bêu riếu cay độc
Với thời đại công nghệ thông tin, chuyện tình yêu dường như không còn của riêng 2 người mà là chuyện của mọi người. Một câu nhận xét, một lời khen chê vừa đưa lên mạng, lập tức có hàng chục, hàng trăm người theo dõi.
Mới đây, cộng đồng mạng dậy sóng khi một cô gái viết trên Facebook của mình: "Thời đại này còn có người cầm 100k (100.000 đồng) đi gặp bạn gái". Sau ý kiến này, lập tức có hàng trăm người "nhảy" vào cho rằng anh kia keo kiệt, "ki bo". Tuy nhiên, cũng có người bảo thời đại văn minh, nam nữ bình quyền thì tại sao nữ không trả tiền được mà chỉ có nam? Rồi 2 nhân vật chính trong câu chuyện thi nhau đăng đàng kể lể, bình luận, mắng chửi nhau, kéo theo rất nhiều bạn bè vào cuộc chiến của họ.
Nói xấu người yêu sau khi chia tay là điều mà nhiều bạn trẻ mắc phải. Khi yêu nhau, cái gì của người yêu cũng đẹp, cũng lấp lánh. Khi hết yêu, mọi thứ trở nên tồi tệ.Mới đây, bạn bè của H.O - nhân viên một công ty mỹ phẩm tại quận 1, TP HCM - ngỡ ngàng khi thấy cô ghi những dòng tâm sự cay đắng trên trang cá nhân của mình. Mọi chuyện xảy ra từ khi H.O và dự án "góp gạo thổi cơm chung" cùng người yêu tan vỡ. Chẳng biết lý do tại ai nhưng H.O cứ vật vã, than thở, thậm chí đòi tự tử để người yêu trở lại. Mong muốn không thành, cô đâm ra oán hận, bêu riếu người yêu cũ với nhiều lời lẽ cay độc. Bạn bè chỉ biết lắc đầu vì khuyên giải thế nào, H.O cũng không nghe.
Thạc sĩ Đào Lê Hòa An, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt: Đến nhanh thì mất nhanh Yêu nhanh, sống vội đang là xu hướng của các bạn trẻ. Cái gì đến nhanh thì mất nhanh. Cái gì "mua được bằng tiền đều gắn liền với hạn sử dụng" là như vậy. Trong tất cả các khâu của "tiến trình tình yêu", "tìm hiểu kỹ" (về tính cách, sở thích, ưu điểm, khuyết điểm, hoàn cảnh sống...) chính là khâu quan trọng nhất để có thể tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn nhưng lại bị các bạn trẻ bỏ qua hoặc đốt cháy giai đoạn. Hậu quả là khi không còn yêu, không còn ràng buộc nhau thì bản chất thật đã được bộc lộ, gây ngỡ ngàng cho người còn lại.
Theo VNE
Chia tay rồi hãy quên đi và bước tiếp Đừng oán trách bản thân đã trao yêu thương nhầm chỗ, tình cảm đâu thể nào theo lý trí được. Lúc mới chia tay một tình yêu con gái thường không muốn đi lại những con đường mà hai người từng qua khi yêu nhau. Nhưng bước chân vẫn hướng về đó, bước đi trên những nẻo đường, góc phố đã từng là...