Mẹ chồng bóng gió khi thấy con dâu đi làm tóc để con cho chồng bế, sau hối hận khi người này lên tiếng
Bị mẹ chồng chỉ trích Hoa cũng ấm ức nhưng biết tính bà thế rồi, cô đành nín nhịn dạ vâng.
Hoa với Khánh cưới nhau tính tới nay cũng được 6 năm, cuộc sống hôn nhân khá bình yên, suôn sẻ. Song cuối năm ngoái, do thấy mẹ sức khỏe kém đi, Khánh quyết định bàn với vợ đón bà lên trên thành phố sống cùng thì cuộc sống của cô bắt đầu bị đảo lộn. Tất cả cũng chỉ vì mẹ chồng nàng dâu không hợp tính.
Hoa chia sẻ rằng, Khánh chồng cô là con trai duy nhất trong nhà nên chuyện vợ chồng cô đón cụ lên chăm sóc là việc đương nhiên, cô chưa bao giờ có ý lảng tránh. Có điều mẹ chồng Hoa sống suy nghĩ nhiều khi còn cổ hủ, lạc hậu thành thử trong sinh hoạt hàng ngày đôi khi cũng có những va chạm, bất đồng khiến Hoa không tránh khỏi căng thẳng.
Nếp sinh hoạt của Hoa có những cái phóng khoáng đặc trưng riêng. Mẹ Khánh không hiểu được điều ấy, bà nhìn nhận đánh giá con dâu theo lối cổ hủ của thời các cụ. Chẳng hạn thấy con dâu sáng ngủ dậy muộn hay ăn xong để chồng rửa bát quét nhà là bà khó chịu ra mặt.
Hoa kể, có hôm cuối tuần được nghỉ, vì biết bố mẹ chồng quen ăn sáng đúng giờ cô vẫn dậy nấu rồi lại vào nằm. Thế mà mẹ Khánh dằn dỗi gõ cửa mắng con dâu: “Con là phụ nữ kiểu gì mà ngủ tới trưa, chẳng ra thể thống gì. Bố mẹ chồng dậy rồi, con dâu vẫn chùm chăn ngủ. Không ai chấp nhận được”.
Video đang HOT
Bị mẹ chồng chỉ trích Hoa cũng ấm ức nhưng biết tính bà thế rồi, cô đành nín nhịn dạ vâng. Cũng may Khánh là người hiểu chuyện tâm lý nên cô cũng đỡ. Nhiều hôm thấy mẹ cằn nhằn nhiều, anh lại nhẹ nhàng động viên vợ: “Mẹ già khó tính, lại quen nếp sinh hoạt ở quê nên vậy. Em đừng để bụng, để từ từ anh giải thích với bà”.
Đến cuối tuần vừa rồi, tranh thủ có Khánh ở nhà trông con giúp, Hoa ra tiệm làm lại tóc, sơn móng tay. Quán đông, Hoa phải chờ khá lâu, tới đầu giờ chiều mới song. Sợ mẹ chồng thấy đi lâu sẽ nói, Hoa tí tí lại nhắn tin, gọi điện nhờ chồng nấu nướng, quán xuyến nhà cửa cho.
Vậy mà lúc cô về, vừa nhìn con dâu có tóc mới, móng tay tô màu, mẹ Khánh nguýt dài: “Ra là bỏ con cho chồng trông để đi làm đầu làm đầu tóc cơ đó. Nhà này đúng là có ‘bà dâu’ chứ con dâu nỗi gì. Mà có chồng con rồi, làm đẹp cho ai ngắm nữa. Hay định ra ngoài ong bướm, tơ tưởng gì chăng?”.
Bà nói làm Hoa nghệt mặt, không biết đáp lại thế nào. May Khánh đứng bên trong phòng nghe hết những lời mẹ nói, anh liền lên tiếng: “ Sao mẹ lại nói thế. Vợ con đi làm, có sự nghiệp, ra ngoài tiếp xúc với nhiều người đương nhiên phải chỉn chu, chú trọng hình thức bề ngoài. Với lại có vợ đẹp, con càng hãnh diện chứ sao. Miễn cô ấy vẫn tròn trách nhiệm bổn phận đối với gia đình.
Bây giờ xã hội hiện đai, phụ nữ không phải là chỉ biết quẩn quanh lo bếp núc, hi sinh mọi thứ cho chồng con, bản thân không được hưởng thụ như các bà các mẹ trước đây đâu mẹ. Đàn ông cũng thế, ngoài việc xã hội về nhà cũng nên giúp đỡ chia sẻ công việc với vợ. Như thế mới bình đẳng, gia đình mới hạnh phúc bền lâu được mẹ ạ”.
Con trai nói vậy khiến mẹ chồng Hoa im lặng không cằn nhằn thêm. Hoa để ý từ sau hôm ấy, mẹ Khánh dường như cũng có cái nhìn thoáng hơn với con dâu, không kiểu xét nét để ý cô như trước. Nhờ thế mà quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Hoa cũng dần thoải mái, thân thiện hơn.
Theo Hải Hương/Nhịp Sống Việt
Cơm tối chưa kịp ăn đã phải bỏ chạy khỏi nhà chồng, tôi không ngờ từng đó con người lại chỉ có bố chồng đạp xe đi tìm mình
Thấy em rể nổi nóng, chị em tôi phải can ngăn mãi. Giờ mà để em rể sang bên đó thì lại to chuyện.
Tôi cắm đầu chạy đến một góc trường cấp 2 cách nhà gần 1km thì dừng lại rồi ngồi bệt ở đó mà khóc. Đến khi khóc mệt rồi thì thấy bố chồng dừng xe trước mặt. Ông bảo: "Bố đi tìm con mãi. May mà nghe thấy tiếng khóc ở đây".
Hóa ra khi tôi chạy khỏi nhà thì bố chồng cũng vừa từ nhà bác tổ trưởng về tới nơi. Ông nghe chuyện rồi vội vã đạp xe đi tìm tôi. Ông già rồi, mắt lại kém thế mà lại đi tìm khiến tôi rất xúc động.
Bố chồng bảo tôi về nhà rồi ăn cơm cho ấm bụng nhưng tôi không muốn về. Giờ mà về sợ chồng tôi đánh tôi tiếp. Mà tôi cũng không dám về nhà bố mẹ đẻ, sợ bố mẹ lo lắng. Tôi nói với bố chồng mình sẽ đến tạm nhà đứa em gái ở nhờ một đêm rồi sáng mai bình tĩnh lại sẽ suy nghĩ. Em gái tôi lấy chồng cách chỗ tôi 6km.
Ví tiền và điện thoại tôi bỏ trong túi xách mà túi xách thì lại để trong cốp xe nên giờ trong người không có một đồng. Bố chồng lục hết các túi của ông cũng chỉ có 75 ngàn tiền vừa đóng quỹ hội người cao tuổi còn thừa. Ông dúi vào tay tôi, bảo tôi cầm mà mua gì ăn. Sau đó ông đưa cho tôi chiếc xe đạp, bảo tôi lấy mà đi cho nhanh.
Tôi biết nhà chồng sẽ không cho tôi dễ dàng ly hôn. (Ảnh minh họa)
Tôi vừa lau nước mắt vừa nhận lấy 75 ngàn và chiếc xe đạp của bố chồng. Đạp được vài mét, tôi quay lại hỏi ông. Tôi sợ ông đi bộ về, mẹ chồng hỏi xe đâu rồi lại làm khó bố. Bố bảo: "Dù sao bố cũng là đàn ông, là bố của thằng Thành và con Trang, lại sống ở nhà đó mấy chục năm trời, mẹ chồng con có thể làm gì bố? Cùng lắm nói vài câu bố coi như không nghe thấy là xong. Thôi con cứ đi đi, bình tĩnh lại thì về. Mà đi cẩn thận".
Tôi ứa nước mắt tiếp tục đạp xe đi. Trời thì càng ngày càng lạnh, lại tối, phải băng qua một con đê mới tới nhà em gái tôi.
Đến nơi, vừa nhìn thấy tôi, em gái đã khóc theo. Em rể thì lấy nước, lấy cơm cho. Ăn xong, tôi ngồi kể hết chuyện của mình thì em rể hầm hầm đứng dậy bảo: "Em phải sang nói rõ phải trái với bên đó. Thời buổi này còn có chuyện đối xử với con dâu, với vợ bằng bạo lực thế à? Em không ngờ anh ta bề ngoài trí thức thế mà lại là kẻ vũ phu".
Thấy em rể nổi nóng, chị em tôi phải can ngăn mãi. Giờ mà để em rể sang bên đó thì lại to chuyện. Tôi đã không muốn ầm ĩ sợ bố mẹ đẻ biết lại lo nghĩ. Tôi bảo: "Thôi, chị ngủ tạm nhà hai đứa mấy đêm. Lúc nào ổn định lại thì chắc chị ly hôn chứ chị không sống được thế này nữa".
Cả đêm tôi không ngủ được. Chúng tôi chưa có con cái nên tôi cũng không có gì hối tiếc. Nhưng tôi biết nhà chồng sẽ không cho tôi dễ dàng ly hôn. Tôi cũng không biết mấy ngày tiếp theo mình sẽ sống ở đâu, không thể cứ ở mãi nhà em gái được. Mà thuê phòng trọ thì sợ bị chồng tìm được. Mong mọi người tư vấn giúp tôi.
Theo T.N.V.Q/Helino
Là dâu trưởng, bao năm vợ chồng con cái tôi chia đôi mỗi bên một nửa ăn Tết mà chẳng thấy ai nói bất hiếu, bất kính Tôi thấy, ai cũng có bố mẹ mình. Nếu không thỏa thuận được thì nhà ai người nấy về phụng dưỡng. Bố mẹ vợ thì vợ quyết, bố mẹ chồng thì chồng quyết, ai cũng có chữ hiếu cả, nhà ai cũng neo người cả. Càng đến cận Tết thì chủ đề ăn Tết nhà ngoại, ăn Tết nhà nội càng trở nên...