Mẹ căng thẳng khi mang bầu, con sinh ra ngổ ngáo
Mẹ căng thẳng khi mang bầu do hoàn cảnh cuộc sống tác động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách trẻ khi ra đời.
Mẹ căng thẳng khi mang bầu ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách trẻ
Các chuyên gia của Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em Telethon cho biết, việc mẹ gặp nhiều biến cố khi mang bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của trẻ khi sinh ra. Mức độ chịu biến cố của người mẹ sẽ quyết định đến mức độ nổi loạn của trẻ khi ra đời.
Một số biến cố lớn có thể ảnh hưởng đến thai nhi khi: mẹ bầu bị căng thẳng về vấn đề về tài chính, các mối quan hệ, tình trạng khó khăn của thai kỳ, mất việc, trong đó việc ảnh hưởng lớn nhất là người thân qua đời.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia tâm lý, trước đây cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa căng thẳng của người mẹ và con. Nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ căng thẳng của mẹ ảnh hưởng đến mức độ nổi loạn của trẻ.
Nếu mẹ bầu gặp 2 biến cố trong khi mang bầu, thì trẻ sẽ không bị ảnh hưởng đến tính cách khi sinh ra. Tuy nhiên, nếu có hơn hai ảnh hưởng thì nguy cơ trẻ sinh ra ngổ ngáo, khó nuôi, cứng đầu sẽ tăng lên rất nhiều.
Thật ra, loại biến cố gây căng thẳng đến mẹ không quan trọng bằng số lượng biến cố.
Nghiên cứu phân tích khoảng 3.000 phụ nữ có thai với các biến cố gây căng thẳng trong thời gian 18 – 34 tuần của thai kỳ cùng với thu nhập các dữ liệu xã hội học. Người ta quan sát sự phát triển hành vi và tính cách của những đứa trẻ vào lúc 2 tuổi, 5 tuổi, 8 tuổi, 10 tuổi và 14 tuổi. Có khoảng 37,2% số phụ nữ gặp nhiều hơn 2 biến cố gây căng thẳng và 7,6% gặp nhiều hơn 6 biến cố.
Từ những kết quả thu được, các chuyên gia đã khẳng định sự tồn tại của mối liên hệ giữa mẹ và thai nhi khi mang bầu.
Theo An Nguyên
Gia đình Online
Khi người yêu 'cứng đầu'
Cái tôi quá lớn đã làm thành bức tường vô hình ngăn cách cả hai và đẩy tình yêu ra xa.
Anh là mẫu người đàn ông mà nhiều người con gái mong muốn. Anh có bề ngoài bảnh bao, ga lăng, không hút thuốc, chịu khó, cầu tiến. Nhưng tôi và anh dường như có một khoảng cách vô hình làm cho hai đứa ngày càng xa nhau. Hai chúng tôi có thể không gặp nhau hàng tháng mà không điện thoại hay nhắn tin. Nhưng chắc có lẽ hai đứa đều có cái tôi quá lớn nên chẳng ai chịu nhường ai. Hoặc cũng có thể mỗi đứa đều quá bận rộn nên có ít thời gian để nghĩ về nhau.
Mỗi lần hai đứa giận nhau là tự động cắt liên lạc và khi nào cảm thấy hết giận nhau thì lại điện thoại, không đứa nào xin lỗi hay nhận lỗi. Nhiều lúc tôi đã cố quên anh nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì lại nhớ anh bấy nhiêu, cứ ngồi suy nghĩ có lẽ anh đã có người khác nên đành chấp nhận.
Nhưng ý nghĩ đó lại bị xóa tan ngay sau khi tôi gặp anh. Anh quan tâm tôi như với người yêu thật sự. Đã có lần tôi muốn hỏi thẳng anh rằng: "Anh có còn yêu em không?" nhưng rồi lại thôi. Bởi tôi lại nghĩ nếu anh yêu tôi thì chắc hẳn anh sẽ nói và quan tâm đến tôi nhiều hơn.
Tôi buồn lắm. Mỗi lần nhớ anh, tôi lại khóc thật nhiều. Nếu nói ra những tâm sự của tôi với anh thì sợ sẽ càng làm cho bản thân dằn vặt, đau khổ. Mà để ở trong lòng thì tôi cảm thấy rất khó chịu. Bây giờ tôi phải làm sao đây? Mong các bạn hãy cho lời khuyên chân thành để tôi có thể cải thiện được tình cảm này.
Theo VNE
Trầm cảm ở trẻ - bệnh không thể coi thường Trẻ trước thường chơi đùa với bạn bè nay đột nhiên chỉ thích một mình, trò chơi từng gây hứng thú nay chẳng mấy ý nghĩa... có thể là biểu hiện bệnh trầm cảm. Một thời gian dài người ta vẫn tin rằng trầm cảm là chuyện riêng của người lớn, nhưng khoảng 2 thập kỷ trở lại đây khoa học đã nhìn...