Mẹ cạn nước mắt vì con gái lấy chồng Đài Loan mất tích 16 năm xứ người
Mong giúp mẹ đổi đời, con gái út của bà Muối cưới chồng Đài Loan sau đó mất liên lạc. Nhiều năm qua bà Muối đi du lịch các nước chỉ để tích lũy dấu mộc, mong đổi được visa đi Đài Loan để tìm con gái.
Bà Muối luôn giữ tất cả các giấy tờ cẩn thận để một ngày nào đó có thể sang nhà con rể hỏi rõ ngọn ngành Ảnh: Anh Lê
Đi lấy chồng mong đổi đời
Trong căn phòng trọ nhỏ, bà Lý Muối (70 tuổi, ngụ tại tổ 3, ấp Mỹ Hòa 3, xã Tân Xuân, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa khóc vừa kể với PV Thanh Niên chuyện con gái út tên Lý Quý Thanh (36 tuổi) lấy chồng Đài Loan rồi mất liên lạc 16 năm nay. Ở tuổi 70, bà luôn mang bên mình một phong bì lớn với đủ các loại giấy tờ: giấy khai sinh của chị Thanh, hộ chiếu, đơn tìm con, sổ hộ khẩu cũ, ảnh cưới của con… với mong muốn tìm được chị.
Ảnh của chị Thanh khi còn trẻ Ảnh: Anh Lê chụp lại
Theo lời bà Muối, khoảng năm 2000, xóm nhà bà Muối rộ trào lưu lấy chồng Đài Loan. Là con gái út trong gia đình đông anh em, bố lại bỏ đi, Thanh thương mẹ một mình vất vả nên quyết định lấy chồng nơi đất khách để tìm cơ hội đổi đời. Thanh chấp nhận làm vợ người đàn ông tên Lin T.Chiang (sinh năm 1967, ở Đài Loan). Ông Lin có qua nhà xin cưới nên bà Muối cũng biết mặt con rể. “Thấy mặt con rể sáng sủa, tử tế nên tôi cũng yên tâm. Nhiều người đi về nói cuộc sốngcũng ổn, không có vấn đề gì nên tôi đồng ý. Ai ngờ nhà tôi bạc phước…”, bà Muối nói trong nước mắt.
Chồng và con chị Thanh ở Đài Loan Ảnh: Anh Lê chụp lại
Video đang HOT
Qua Đài Loan được một năm, chị Thanh sinh con đầu lòng. Khi con gái được hơn một tuổi, chị mang thai đứa thứ hai. Lúc này, chị Thanh cùng chồng con về VN thăm mẹ. “Vợ chồng nó ở với tôi một tháng rồi mới trở lại Đài Loan, đó cũng là lần cuối tôi gặp con”, bà Muối nghẹn ngào.
Biến cố xảy ra khi chị Thanh sinh con thứ hai được 4 tháng thì bà Muối không thấy con gái liên lạc. Nghi có điều chẳng lành, bà tìm cách liên hệ với con rể thì được thông báo: “Thanh bỏ chồng con theo trai”. Sau đó, bà Muối gọi lại nhiều lần nhưng không ai nghe máy. “Bỏ đi thì phải còn người chứ. Giờ tôi phải đi hỏi cho ra lẽ, sống thì phải còn người, chết thì phải có giấy báo tử”, bà Muối quả quyết.
Đi du lịch để xin visa sang Đài Loan tìm con
16 năm trôi qua, bà Muối vẫn nung nấu ý định đi tìm con gái. Mỗi lần nghe có người từ Đài Loan về bà đều hỏi thăm tin tức nhưng vô vọng. Năm 2015, bà Muối được hàng xóm lập một tài khoản Facebook với tên Lý Muối và đăng tải thông tin tìm con lên mạng. Bà Muối cũng thường xuyên lên Văn phòng Kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM để xin visa nhưng bị từ chối. Cơ quan này cho biết có thể xem xét làm visa cho bà nếu có đủ dấu mộc đi du lịch 10 nước, trong đó buộc phải có một trong các nước: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Thương cho hoàn c ảnh của bà Muối, chị Yến Phượng (người VN sống ở Đài Loan) cho bà cùng đi du lịch đến 4 nước trong khu vực Đông Nam Á. Mang tiếng là đi du lịch nhưng mỗi chuyến đi của bà Muối cốt yếu là để xin được dấu mộc thì về. “Giờ chỉ cần đi thêm Nhật Bản nữa là tôi đủ dấu mộc xin visa sang Đài Loan. Mà chi phí đi du lịch ở Nhật đâu phải rẻ, vé cả đi về khoảng 47 triệu”, bà Muối bộc bạch.
Chị Yến Phượng cho biết mình là bạn thân của cháu ruột cô Muối nên giúp đỡ. Chị đã đến nhà con rể cô Muối ở Đài Loan nhưng ông Lin từ chối không tiếp vì lý do chị Thanh bỏ nhà đi đã lâu. Hiện tại, ông Lin cũng đã bán căn nhà ở địa chỉ cũ. Tổ trưởng tổ 3 (ấp Mỹ Hòa 3) cho biết có biết đến sự việc do bà Muối kể lại. Đại diện Công an xã Tân Xuân cũng chia sẻ: “Chúng tôi rất thương cảm cho trường hợp của bà Muối, có điều bà không thường trú ở đây nên chúng tôi chỉ có thể xác nhận giấy tạm trú để bà làm các giấy tờ đi tìm con”.
Theo thanhnien
Đưa lao động đặc định sang Nhật: Mở thêm cửa nhưng sẽ giám sát chặt
Không chỉ dừng lại ở xuất khẩu thực tập sinh, mới đây Việt Nam còn đưa lao động kỹ thuật cao sang Nhật Bản làm việc. Để đảm bảo chương trình không bị kẻ xấu trục lợi, mới đây Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết văn bản MOC nhằm thực thi tốt hơn chương trình này.
Thận trọng trước những "điều tiếng"
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp, số lượng lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài dưới diện xuất khẩu lao động vượt mức 100.000 lao động. Cụ thể, năm 2018 có 142.860 lao động Việt Nam đi làm việc ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống, Việt Nam đã có những nỗ lực thúc đẩy tìm kiếm cơ hội việc làm tại thị trường tiềm năng Nhật Bản. Nhờ vậy, trong năm 2018, thị trường XKLĐ đi Nhật Bản đã vươn lên soán ngôi đầu thay vì thị trường Đài Loan như năm 2017.
Thực tập sinh Việt Nam được đào tạo bài bản trước khi ra nước ngoài làm việc. (ảnh: Nguyệt tạ)
Cũng năm 2018, Việt Nam đã đưa được hơn 68.000 lao động đi Nhật Bản làm việc và con số này ở Đài Loan là hơn 60.000. Tuy nhiên, không dừng lại ở việc đưa lao động phổ thông sang Nhật Bản làm việc thông qua con đường thực tập sinh kỹ năng, mới đây, Việt Nam đã bắt đầu đưa lao động sang Nhật Bản làm việc qua con đường lao động đặc định (lao động kỹ thuật cao).
Quốc hội Nhật Bản đã thông qua chính sách mới mở rộng cửa chào đón lao động kỹ thuật cao nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản. Theo dự báo, trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tiếp nhận tối đa 345.500 người vào làm việc trong 14 ngành nghề. Đây sẽ là cơ hội tốt cho lao động Việt Nam muốn tìm kiếm các công việc kỹ thuật cao, mức lương hợp lý...
Mặc dù có nhiều thành công trong việc đưa lao động sang Nhật Bản làm việc nhưng thời gian qua hoạt động XKLĐ ở thị trường này cũng có khá nhiều "điều tiếng".
Lao động N.T.N, 25 tuổi (Thanh Hóa) cho biết, năm 2016 N học xong trung cấp thú y nhưng về quê không xin được việc làm. Sau thời gian đó, anh có nhu cầu đi XKLĐ và được người anh cùng quê giới thiệu đi làm việc ở Nhật Bản. Ban đầu người môi giới cho N đến một công ty du học và nói sẽ lo thủ tục để N sang Nhật. Khi N hỏi về việc sao đi làm lao động (thực tập sinh kỹ năng) mà công ty lại làm hồ sơ cho N đi du học thì họ trả lời là đi du học nhưng thực chất là vừa học vừa làm.
Quá tin lời người môi giới, N đã nộp hơn 150 triệu đồng để được đưa sang Nhật vừa học vừa làm. Thế nhưng tới Nhật, N mới té ngửa vì diện visa của mình sang là đi học và bị khống chế giờ làm thêm. N cũng không được phía công ty phái cử hỗ trợ chi phí lo chỗ ăn, ở... tiền làm thêm giờ không đủ để N trang trải tiền ăn ở. N và nhiều du học sinh khác còn thường xuyên phải chạy trốn vì bị cơ quan chức năng săn lùng.
Thực tế, việc thực tập sinh kỹ năng và du học cũng như lao động đặc định là 3 diện khác nhau. Thế nhưng vì thiếu hiểu biết, nóng vội mà nhiều lao động ở các vùng quê đã trở thành con mồi ngon cho các đối tượng cò mồi, môi giới.
Giấc mơ lương nghìn USD
Hiện nay, ngoài việc đưa lao động thực tập sinh (chủ yếu lao động phổ thông) sang Nhật Bản làm việc mới đây, bắt đầu từ 1/4/2019 Nhật Bản đã tiếp nhận thêm lao động đặc định của Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, việc hợp tác đưa lao động đặc định sang Nhật Bản là một cơ hội lớn để Việt Nam XKLĐ có kỹ năng sang Nhật. So với thực tập sinh kỹ năng, lao động đặc định phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn, điều kiện hơn như: Trình độ tiếng Nhật phải từ N3 trở lên, lao động phải có kỹ thuật cao, trải qua các kỳ thi tiếng Nhật và thi chuyên môn...
Lao động đặc định là tên chương trình Visa cấp cho lao động đặc thù, có chuyên môn, kỹ năng cao. Lao động này có tư cách lưu trú như người lao động của Nhật Bản, nên sẽ được hưởng chế độ lương, phúc lợi như lao động Nhật Bản". Ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH
Mới đây, để siết chặt việc tuyển dụng, XKLĐ với đối tượng lao động đặc định (visa đặc định) phía Nhật Bản và Việt Nam đã ký thỏa thuận MOC. Theo quy định tại MOC, phía Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động "kỹ năng đặc định" người Việt Nam sau khi người lao động đã thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam và có tên trong "Danh sách xác nhận".
Việc tuân thủ MOC sẽ giúp loại trừ các cơ quan trung gian xấu và các hoạt động trái pháp luật liên quan đến lao động kỹ năng đặc định. Theo đó MOC quy định cụ thể đối tượng được tham gia cấp visa đặc định. Cụ thể, ngoài những lao động có chuyên môn kỹ thuật cao tại Việt Nam, có 2 đối tượng đang cư trú tại Nhật có thể tham gia lao động đặc định đó là thực tập sinh kỹ năng hết thời gian thực tập và du học sinh đã kết thúc quá trình du học, hoặc ít nhất là sau 2 năm tham gia các chương trình này.
Ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết thêm: "Mọi vấn đề chi phí, đi lại, thi tiếng, thi chuyên môn sẽ do Nhật Bản hỗ trợ và được phía Việt Nam giám sát để tránh những phát sinh bất lợi cho lao động. Văn bản MOC được ký kết để hạn chế những cá nhân, lợi dụng việc thực tập kỹ năng đưa lao động sang làm việc như lao động đặc định".
Ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, gọi là XKLĐ đặc định nhưng các ngành nghề về Nhật Bản tiếp nhận vẫn như vậy. Có 14 ngành nghề cơ bản như: Xây dựng; vệ sinh công nghiệp cao, nông nghiệp; may mặc, điều dưỡng, y tá, hộ lý, bác sĩ... "So với thực tập sinh kỹ năng tham gia chương trình và trở thành lao động đặc định, lao động sẽ nhận được mức lương và chế độ phúc lợi cũng tốt hơn" - ông Diệp thông tin.
Theo Danviet
Ông bố Cần Thơ cho 4 con gái lấy chồng Đài Loan mong giàu sang Quan niệm, cho con lấy chồng ngoại mới giàu, vợ chồng ông Nhã quyết định gả cả bốn cô con gái cho các con rể người Đài Loan (Trung Quốc). Nhắc đến vợ chồng ông Nguyễn Nhã, người dân ở cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Cần Thơ ai cũng hỏi: 'Nhà có bốn cô con gái lấy chồng Đài Loan phải...