Mẹ cắm nhà đất vay nợ, Cường đô la bỏ chơi siêu xe?
Bán đi khá nhiều tài sản, thế chấp nhà đất vay tiền…DN gia đình ông Nguyễn Quốc Cường vẫn có lợi nhuận khiêm tốn trong quý II/2013.
Cường đô la không còn xuất hiện bên những siêu xe
Sở hữu số cổ phần ít ỏi, cùng với mức lương thấp cho chức danh phó giám đốc… nên ông Cường cũng không còn xuất hiện bên đội siêu xe đình đám một thời của mình.
DN nghìn tỷ bán tài sản, vẫn lãi thấp
Quốc Cường Gia Lai (QCG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý II và 6 tháng đầu năm 2013. Theo đó, doanh thu thuần quý II đạt 130 tỷ đồng, so với mức âm 9 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế quý II đạt 4,7 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ; lũy kế 6 tháng đạt 5,7 tỷ đồng, khả quan hơn so với mức lãi âm trong nửa đầu năm trước.
Các chỉ số trong báo cáo tài chính cho thấy hoạt động kinh doanh của QCG đã hồi sinh trở lại, khả quan hơn. Tuy nhiên, nếu soi kỹ vào vào báo cáo có thể thấy còn nhiều vấn đề mà DN này đối mặt, từ mức lãi khá thấp so với quy mô của công ty cho tới nguồn gốc của lợi nhuận…
Trong quý II, mặc dù lợi nhuận tăng gấp hai lần so với cùng kỳ nhưng con số 4,7 tỷ đồng quá nhỏ bé so với vốn điều lệ 1.270 tỷ đồng. Doanh thu tăng khiến lãi gộp của doanh nghiệp đạt 37 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính quá lớn (chủ yếu là chi phí lãi vay) đã khiến công ty lỗ thuần 16 tỷ đồng. QCG thoát lỗ chủ yếu là nhờ vào khoản lợi nhuận khác 20,6 tỷ đồng từ thanh lý hợp đồng mua căn hộ. Lợi nhuận lũy kế 6 tháng đạt 5,7 tỷ đồng, mới hoàn thành 15,3% kế hoạch cả năm.
Bên cạnh đó, QCG có hàng tồn kho quý II tăng thêm hơn 400 tỷ đồng so với số dư đầu năm lên gần 4.400 tỷ đồng. Tính tới cuối tháng 6, QCG còn vay nợ gần 414 tỷ đồng nhiều cá nhân liên quan nhằm tài trợ nhu cầu vốn lưu động như: vay của Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan 191 tỷ đồng; vay 139 tỷ đồng của con gái Chủ tịch là Nguyễn Ngọc Huyền My; và vay hàng loạt cổ đông khác như Lại Thị Hoàng Yến, Võ Thị Ngọc và Lầu Đức Duy…
Nhiều tài sản là BĐS (như dự án khu dân cư Phước Kiển trị giá gần 2.500 tỷ đồng) và cổ phiếu của bà Loan cũng đã được mang đi thế chấp cho các khoản vay ngân hàng.
Các vấn đề tồn kho còn quá lớn, nợ khủng so với vốn, chi phí lãi vay lớn và doanh thu vẫn ở mức thấp so với quy mô DN Cường đôla vẫn còn đang gặp khá nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Thiếu gia gặp khó?
Nhìn vào tình hình hoạt động của QCG trong thời gian gần đây nhiều cổ đông của DN này cảm thấy buồn lòng. Quy mô DN rất lớn nhưng tthua lỗ hoặc lãi rất ít.
Theo báo cáo gần nhất, tỷ lệ sở hữu của Nguyễn Quốc Cường chỉ còn 0,41%. Với mức lãi 5,7 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm của doanh nghiệp, giả sử ông Cường có được chia lợi nhuận, mỗi tháng cũng chỉ được khoảng 3,9 triệu đồng. Cộng với mức lương 3, triệu, thu nhập nhìn thấy của thiếu gia này vẫn thuộc diện “nghèo”, chưa phải đóng thuế.
Gần đây, trên mạng xã hội, ông Cường chia sẻ cho rằng thấy “ sao mình nghèo quá” và phải “phấn đấu”. Trên thực tế, ý nghĩa của từ “nghèo” của người chơi siêu xe có tiếng tại Việt Nam, từng được báo chí nước ngoài ca ngợi, này có lẽ phải hiểu khác bởi thiếu gia nói như vậy khi chia sẻ thông tin công ty của tỷ phú Mỹ Warrent Buffett (người năm ngoái giàu nhất thế giới) lãi lớn và đặt trong sự so sánh với tỷ phú này.
Thực tế có lẽ đúng vậy, ông Cường là một thiếu gia lớn lên trên vùng Tây Nguyên nhưng lại nổi tiếng khắp cả nước, nổi hơn rất rất nhiều thiếu gia, thậm chí các đại gia lão làng khác nhưng lại chủ yếu về độ chịu chơi.
Về chơi xe mà cụ thể là các loại siêu xe có lẽ ít ai có thể đọ được với ông Nguyễn Quốc Cường. Đại gia phố núi này có một bộ sưu tập siêu xe nổi danh không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Báo chí nước ngoài nhiều lần ca ngợi bộ sưu tập của ông và độ chịu chơi của ông thậm chí còn còn so sánh nganh với một thiếu gia người Ả-rập với các siêu xe, như Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider…
Tuy nhiên, gần đây, ông Cường đã không còn xuất hiện nhiều với các siêu xe, đội siêu xe của ông cũng gần như biệt tích, Hàng trình siêu xe Việt Nam do ông khởi xướng cũng hủy bỏ.
Nhà ông Cường là một trong những gia đình kinh doanh nổi tiếng và giàu có trong nhiều năm trước đây. Việc ông Cường có tiền mua hàng loạt siêu xe cũng có thể hiểu được. Không những thế, sự nổi tiếng của ông Cường đã góp phần không nhỏ cho sự nổi tiếng của QCG trong những ngày đầu lên sàn.
Mặc dù vậy, điều mà nhiều người lo ngại là QCG tăng vốn quá nhanh, huy động tiền từ TTCK rất nhiều nhưng hiệu quả kinh doanh lại giảm sút, DN ngập trong nợ nần, tồn kho. Hoạt động kinh doanh trong hơn 3 năm qua của QCG luôn chứng kiến dòng tiền yếu kém, và phần lớn đến từ việc phát hành cổ phiếu (tăng vốn gấp đôi lên 1.200 tỷ trong năm 2010) và đi vay.
Gần đây, hình ảnh ông Quốc Cường khá sáng sủa, không còn gắn tới nhiều các phi vụ choi xe mà thay vào đó là những hình ảnh gắn kèm với người vợ, ca sĩ nổi tiếng Hồ Ngọc Hà và con trai.
Tuy nhiên, DN của gia đình ông lại gặp rất nhiều tai tiếng với hàng loạt vụ kiện tụng, công bố thông tin nhầm… Với tình hình kinh doanh này, thú chơi siêu xe của Cường đôla cũng bị ảnh hưởng. Và gần đây, đội siêu xe đình đám một thời của Cường đôla đã được giấu biệt.
Theo Xahoi
Quốc Cường Gia Lai gặp phải họa vì giao chậm căn hộ
Chiều 17-6, TAND Q.3 (TP.HCM) đã tuyên án sơ thẩm buộc Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Quốc Cường (còn gọi là Quốc Cường Gia Lai) phải bồi thường 248 triệu đồng do chậm bàn giao căn hộ cho khách hàng Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Bà Ngọc (ngụ ở căn hộ A1507, chung cư Quốc Cường Gia Lai, đường Trần Xuân Soạn, Q.7) chỉ là một trong số nhiều khách hàng nộp đơn kiện Quốc Cường Gia Lai do chậm giao căn hộ như thỏa thuận trong hợp đồng nhưng lại không chịu bồi thường.
Phủi trách nhiệm với khách hàng
Tại phiên tòa ngày 10-6, ông Phan Thế Bảo - giám đốc Công ty Quốc Cường - nói không đồng ý bồi thường tiền chậm giao nhà cho bà Ngọc. Hội đồng xét xử hỏi vì sao trong quá trình hòa giải với một số khách hàng khác, phía công ty đồng ý bồi thường nhưng lại không chịu bồi thường cho bà Ngọc, ông Bảo cho rằng bà Ngọc sang nhượng căn hộ từ người mua trước, ngay khi ký hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng căn hộ, bà Ngọc đã biết tình trạng của dự án chậm so với hợp đồng nhưng vẫn đồng ý ký nên không có quyền đòi bồi thường.
Công ty đầu tư phát triển nhà Quốc Cường (Quốc Cường Gia Lai) - chủ đầu tư chung cư Quốc Cường Gia Lai (quận 7, TP.HCM) - phải bồi thường 248 triệu đồng cho một khách hàng vì chậm bàn giao căn hộ.
Trước tòa, bà Ngọc cho biết khi bà sang lại hợp đồng với người mua trước thì đương nhiên được nhận chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ người mua trước. Do công ty ký với người mua trước với thời hạn bàn giao căn hộ vào tháng 7-2009, nếu chậm giao sẽ phải chịu khoản lãi suất 1,5%/tháng, khi sang lại hợp đồng bà sẽ được hưởng phần phạt chậm giao nhà. Tuy nhiên, ông Bảo lại nói đúng là trong thực hiện hợp đồng với người mua trước đó, phía công ty có vi phạm thời hạn giao nhà nhưng khi ký lại hợp đồng với bà Ngọc, phía công ty đã thanh lý hợp đồng với người mua trước rồi và khách hàng này không có yêu cầu đòi bồi thường chậm giao nhà. Hợp đồng ký với bà Ngọc là hợp đồng mới, không phải kế thừa từ hợp đồng cũ. Giữa các bên không hề có thỏa thuận ba bên về việc công ty phải trả tiền phạt của hợp đồng với khách hàng cũ cho bà Ngọc.
Tại tòa, bà Ngọc chấp nhận thay đổi yêu cầu đòi bồi thường, không đòi Công ty Quốc Cường phải bồi thường tiền phạt từ thời điểm tháng 7-2009 mà chỉ đòi bồi thường tiền phạt chậm giao nhà từ ngày bà ký hợp đồng với công ty đến ngày được nhận nhà là hơn 13 tháng.
Sau khi xem xét lý lẽ của các bên, hội đồng xét xử cho rằng đúng là trong hợp đồng mà bà Ngọc ký với Quốc Cường Gia Lai, thời hạn bàn giao nhà mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng gây khó hiểu (ký hợp đồng ngày 1-3-2010 nhưng lại thỏa thuận giao nhà vào tháng 7-2009). Tòa phải căn cứ vào một điều khoản khác của hợp đồng: khi khách hàng giao 95% tiền nhà, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản lệ phí khác theo quy định thì chủ đầu tư sẽ phải bàn giao căn hộ. Thực tế ngay khi ký hợp đồng, bà Ngọc đã thanh toán đủ 95% trị giá căn hộ (1,1 tỉ đồng) nên có thể hiểu công ty phải có nghĩa vụ giao nhà ngay từ thời điểm ký hợp đồng. Đến tháng 4-2011, Công ty Quốc Cường mới giao nhà nên phải chịu tiền phạt.
Hợp đồng lắt léo
Các năm trước, khi thị trường bất động sản luôn trong tình trạng "sốt", người mua người bán nhộn nhịp sang tay để kiếm lời nên có khách hàng vội vàng ký kết hợp đồng góp vốn mua căn hộ mà không quan tâm nhiều đến nội dung hợp đồng. Khi thị trường đóng băng, hàng loạt dự án căn hộ khựng lại, chủ đầu tư viện nhiều lý do khó khăn kinh tế để vi phạm thời hạn chậm giao nhà nhưng khách hàng rất khó đòi chủ đầu tư phải bồi thường.
Chung cư Quốc Cường Gia Lai ở đường Trần Xuân Soạn, Q.7
Luật sư Đinh Văn Thảo, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết việc xác định chủ đầu tư vi phạm thời hạn giao nhà, có phải bồi thường hay không cần căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng ký kết giữa các bên. Theo nguyên tắc, nếu hợp đồng có xác định thời điểm giao nhà thì khách hàng có quyền đòi chủ đầu tư phải bồi thường, nếu quá thời hạn đó mà chưa giao, bất kể chủ đầu tư viện lý do gì thì cũng không phải là nguyên nhân bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm.
Thông thường trong các hợp đồng ký kết, do chủ đầu tư là bên soạn thảo hợp đồng nên thường "thủ" sẵn những quy định nhằm hạn chế đến mức tối thiểu trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường của mình. Khách hàng luôn có nguy cơ chịu thiệt khi có tranh chấp. Nhiều hợp đồng chủ đầu tư soạn thảo còn lập lờ, không đưa điều kiện chậm bàn giao nhà. Chưa kể các điều khoản về vật liệu xây dựng, chất liệu nội thất cũng được chủ đầu tư liệt kê rất lấp lửng nhằm dễ dàng thay thế vật liệu giá rẻ.
Luật sư Thảo cũng nói phán quyết của TAND Q.3 buộc chủ đầu tư phải bồi thường cho khách hàng là đúng với quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật dân sự, trong trường hợp có những điều khoản hợp đồng khó hiểu thì về nguyên tắc, việc giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho khách hàng. Những hợp đồng thỏa thuận cụ thể về thời điểm giao nhà như hợp đồng của Quốc Cường Gia Lai với bà Ngọc, tòa án cần xem xét để buộc chủ đầu tư phải có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết.
Mở ra tiền lệ
Theo luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM), các tranh chấp như bà Ngọc với Quốc Cường Gia Lai có rất nhiều trong lĩnh vực bất động sản nhưng đây là vụ tuyên án đầu tiên. Kết quả của phiên tòa minh chứng một điều rằng chủ đầu tư và khách hàng bình đẳng trước pháp luật và giúp lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Phần thắng thuộc về khách hàng là bên mua, dù số tiền đền bù có thể không bồi đắp nổi những thiệt hại lớn mà khách hàng phải chịu, nhưng sự kiện này sẽ mở ra tiền lệ cho các vụ án tương tự.
Luật sư Hà Hải còn nhấn mạnh: "Trong hàng loạt tranh chấp giữa khách hàng và chủ doanh nghiệp bất động sản mà chúng tôi tiếp nhận thời gian qua, không chỉ việc chậm giao nhà so với cam kết mà có khách hàng dù được giao nhà nhưng sản phẩm không đúng với thiết kế ban đầu nhưng phần thiệt luôn nghiêng về phía người dân, bởi doanh nghiệp thường soạn sẵn và gài dữ liệu trong hợp đồng. Khách hàng cần cảnh giác, khi ký hợp đồng nên yêu cầu doanh nghiệp phải giải thích rõ các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai".
Liên tục xảy ra tranh chấp
Hiện các tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư về việc giao nhà chậm tiến độ diễn ra liên tục. Phần lớn khách hàng chỉ biết "kêu trời" mà chẳng giải quyết được gì. Đơn cử, đầu năm 2013, rất đông khách hàng kéo đến trụ sở của Công ty bất động sản Tường Phong (TP.HCM) đòi trả lại tiền từ hợp đồng góp vốn vào dự án căn hộ cao cấp Tường Phong tại Bình Dương. Đến nay các khách hàng này cho biết công ty vẫn hẹn. Bà Lê Ánh Tuyết, một trong số khách hàng, cho biết: "Từ năm 2011, tôi đã ký hợp đồng góp vốn và đóng cho công ty 300 triệu đồng, sau hai năm mới biết công ty nhận tiền mà không hề xây dựng. Tôi và nhiều khách hàng đến công ty nhiều lần nhưng chỉ nhận được những tờ giấy hẹn". Cũng như bà Tuyết, phần lớn khách hàng của Tường Phong không biết phải kêu ai, làm gì để đòi quyền lợi.
Tương tự, vợ chồng chị Diễm làm hợp đồng mua căn hộ diện tích 57m tại dự án căn hộ của Công ty Tín Phong (Q.12) với giá 13 triệu đồng/m2. "Gia đình tôi đóng 50% số tiền nhưng đến nay công ty vẫn chưa bàn giao nhà. Trong khi đó theo hợp đồng thì tháng 6-2012 Tín Phong phải giao nhà, đến nay công ty lại hẹn tháng 9-2013 sẽ giao nhà" - chị Diễm nói. Theo tìm hiểu, dự án này hiện đã hoàn thành phần thô nhưng do chủ đầu tư hết tiền nên đang "trùm mền".
Không chỉ căn hộ mà ngay cả các dự án đất nền cũng đang xảy ra nhiều tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư. Nổi bật trong số đó là dự án khu dân cư Bửu Hòa do Công ty Codona làm chủ đầu tư. Nhiều khách hàng của dự án này làm đơn gửi nhiều nơi phản ảnh tiến độ giao đất nền của dự án bị chậm. Ông Phùng Anh Tuấn, một khách hàng của dự án này, cho biết: "Tháng 3-2012, tôi có ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty Codona để mua một lô đất trong dự án khu dân cư Bửu Hòa. Theo đó, tôi đã thanh toán cho Công ty Codona 478 triệu đồng, tuy nhiên đến nay phía công ty vẫn chưa giao nền theo đúng điều khoản trong hợp đồng là không quá 12 tháng...".
Theo NTD
Cường "đô la" kiếm được... 3,5 triệu đồng từ công ty mẹ trong quý I Với 0,423% vốn điều lệ sở hữu tại Quốc Cường Gia Lai, Cường "đô la" chỉ hưởng phần lợi nhuận 3,5 triệu đồng trong khoản lãi 826 triệu đồng của công ty mẹ QCG. Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc QCG Nguyễn Quốc Cường. CTCP Quốc Cường - Gia Lai (mã QCG) vừa công bố Báo cáo kết quả hoạt động...