Mẹ buông tay trong chiều chạy loạn, gần 50 năm sau cha mới tìm được “núm ruột lưu lạc”
Bà Nguyệt ôm đau buồn mà mất sớm, trước 24 năm khi đứa con gái lạc nhà tìm thấy cha. Bà mất khi tâm nguyện tìm lại bé Nga năm xưa chưa viên thành…
Cây cầu gãy và phút buông tay chia cắt nửa thế kỷ
Đầu tháng 4/1975, ông Bùi Văn Tường (từng là lính cộng hòa) vội vã bỏ đồn lính Nha Trang, dẫn vợ con di tản theo Quốc lộ 1 về hướng Tháp Chàm. Vợ ông, bà Ngô Thị Thu Nguyệt, là tiểu thư con gái phó giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn, dắt theo con gái nhỏ.
Ông gặp vợ khi đi lính, đóng quân tại Sài Gòn. Khi ấy, bà là thư ký tại tòa Đô chính. Vì thương mà bà Nguyệt bỏ nhà theo ông Tường, cãi lời cha mẹ, hủy hôn ước với một ông bác sĩ. Ông đảo ngũ, đưa vợ về Tháp Chàm ở, sinh con gái tên Nga năm 1969. Ông Tường lại bị bắt lính rồi đảo ngũ tiếp, lần thứ ba là vào năm 1975, bị bắt vào quân lao Nha Trang.
Ông Tường được sắp xếp để chuẩn bị ngày đôn quân ra miền Trung, may mà cách mạng vô. Ông trốn trại, dẫn vợ con trở lại quê. Ngày chạy loạn, ông Tường đạp xe đạp thồ đồ, còn bà Nguyệt mang theo con gái đi bộ. Nhưng trước khi hoà bình tìm tới, ông đã lạc mất con gái trên đường chạy loạn.
Chị Nga và ba mẹ thời còn trẻ.
Thời điểm tháng 3/1975 ở Ba Ngòi, Cam Ranh cực kỳ hỗn loạn, những trận bom phá hủy cầu đường liên tục nã xuống. Cầu Trà Long cũng bị đánh sập, được đặt tên là cầu gãy.
Trong hỗn loạn, bà Nguyệt không thể đi qua cầu gãy. Gặp một người đàn ông đi xe Honda 67, ngỏ ý chở bé Nga qua sông giùm cho, bà để con lên xe rồi bơi theo sau. Bơi qua đến bờ sông bên kia thì không còn thấy con đâu, người đàn ông kia cũng mất dạng…
Ông Tường đi qua cây cầu gãy, không hề biết con gái mình vừa lạc ở đó. Chỉ khi về đến nhà ở Phan Rang, gặp vợ vừa quá giang xe về đến nơi, ông mới hay tin bà Nguyệt làm lạc mất con gái.
Cầu Trà Long – nơi một cái buông tay thay đổi số phận của cả gia đình.
Ông bà sốt ruột đi tìm, chờ đến khi chính quyền cách mạng tiếp quản thì lên trình báo, xin ra Nha Trang đi tìm con. ” Hơn chục ngày sau tôi đi tìm, hỏi chỗ này chỗ kia xem có ai nuôi con nuôi không, rồi thời gian trôi, tôi nghĩ con tôi chết rồi. Tôi nhớ con bé tóc dợn dợn, mập, thấp thấp. Tôi tìm hỏi hàng ngàn, hàng trăm người mà không ai thấy…“, xúc động, ông Tường nhớ lại.
Hiện tại, ông Tường sống ở phường Bảo An, thành phố Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận, cách nơi lạc con 50km.
Đứa trẻ lạc nhà được cưu mang
Gia đình cụ Lưu Địch có 6 người con, 5 gái 1 trai, đã sống lâu đời tại Ba Ngòi, cách cây cầu gãy không xa. Mấy tuần lễ quân Việt Nam cộng hòa liên tục ném bom khu vực Ba Ngòi, người dân chạy trốn, di tản gần hết. Chị Thiện, một trong những người con của cụ Địch đi bộ qua cầu đến nhà dì trú ẩn.
Chị Nga năm 1976, gần 1 năm sau khi ở với gia đình nuôi.
Chị gặp một người bạn cũng tới đó, dẫn theo một đứa bé đi lạc. Em bé đó chính là Bùi Thị Nga, năm ấy 6 tuổi. ” Em Nga dễ thương vô cùng, nhìn là cưng liền. Khả năng là gia đình cũng khá giả vì Nga khi đó mặc áo đầm. tóc cắt kiểu bum bê, mà tóc nhiều lắm.
Video đang HOT
Tôi hỏi thì bạn kể là lượm em Nga ở chợ Ba Ngòi, ngay bến xe Phan Rang. Nó nói là Nga đứng một mình bên đường, khóc thét như kiểu đang tìm cha mẹ. Ngay gần đó có một chiếc xe Jeep có ông lính bị bom chết. Xung quanh bom đạn dữ lắm. Nó thấy tội nghiệp nên dắt Nga theo.
Không biết con bé là người ở đâu tới, nếu là người ở Ba Ngòi thì chúng tôi biết liền. Tôi ở nhà dì mấy bữa trốn bom rồi đem Nga về nhà nuôi. Gia đình tôi đủ khả năng nuôi, không nghĩ ngợi gì hết.“.
Năm đó ông Lưu Địch và bà Bùi Thị Bảy đã trên dưới 60, nhận nuôi chỉ vì tình thương với đứa trẻ lạc nhà và với bậc cha mẹ của đứa trẻ mà ông bà không biết mặt. Bé Nga gọi ông Địch, bà Bảy là ngoại, gọi các con ông bà là anh chị.
Đại gia đình cụ Lưu Địch, ảnh chụp năm 1976.
Từ khi gia đình nhận nuôi bé Nga, cũng có mấy người đến nhận nhưng Nga không chịu, nói: ” Con ở với ngoại à. Đó không phải ba mẹ con. Chừng nào ba mẹ thật đón về thì con nhận.“.
Theo ký ức của chị Thiện, bé Nga khi đó nhớ tên mình, nói rằng ba tên Tường, mặc đồ lính có rằn ri, mẹ tên Nguyệt làm tóc xoăn, có sơn móng tay, nhà có đèn nhấp nháy. Nga cũng nhớ là được chở bằng xe Honda 67 qua cây cầu gãy nhưng lại nghĩ là ba chở mình trên xe đó. Cô bé 6 tuổi năm ấy cứ băn khoăn mãi, không hiểu sao ba lại để mình ở đầu cầu rồi đi mất…
Gia đình thương bé Nga lắm. Nga được ngoại cho đi học nhưng học không vào. Chị không muốn học lên vì trong thâm tâm luôn áy náy ngoại phải vất vả nuôi mình. Khi gia đình bán đất chia cho các cô con gái, chị Nga cũng được phần y chang. Chị cứ buồn mãi vì chưa kịp báo hiếu, ngoại đã mất. Năm 1978 ông Địch qua đời, năm 2000 bà Bảy cũng mất.
Chị Nga (ngoài cùng bên phải) cùng các chị gái ở gia đình nuôi.
Lớn lên, chị Nga đi làm mành trúc, mành sứ rồi ra Nha Trang ở với chị Thân. Năm 21 tuổi chị lấy chồng, ba mẹ chồng thương chị vô cùng. Chị cũng thương họ, tại từ khi lạc nhà, tới khi đó chị mới được kêu tiếng ba, tiếng má.
Ba mẹ chồng có miếng đất tại Hòn Xện cũng cho chị, rồi đổi lấy chung cư tại Cồn Giữa. Hai con một trai một gái rất thương mẹ, đã lập gia đình, công việc ổn định. Chị Nga bán nước cũng đủ sống qua ngày.
Chị Nga của hiện tại, sau gần nửa thế kỷ lưu lạc.
Ngặt nỗi, chồng chị cũng bỏ chị đi sớm quá. Trong lòng chị Nga là những nỗi buồn chưa được khỏa lấp, từ ngày chị tuột tay mẹ giữa đường. Nỗi buồn ấy, người ta nói tràn ra cả mắt, vì chị có nốt ruồi trái bí ngay bọng mắt, nhìn như giọt lệ sầu. Chị Nga không tin tướng số, mà cũng không muốn phá đi, để làm dấu với hy vọng sau này còn gặp lại ba mẹ.
Gia đình tan nát sau cuộc phân ly
Lại nói về ba mẹ ruột chị Nga. Sau giải phóng, ông bà đi làm kinh tế mới cách nhà 20km rồi vào Sài Gòn làm mướn. Họ có thêm con trai, sống ở ga Hòa Hưng, rồi lại về Thị Nghè nhà ông bà ngoại ở ké.
Từ ngày buông tay lạc mất đứa con đầu lòng, bà Nguyệt chưa bao giờ vực dậy được. Bà không nguôi nhớ bé Nga dù được an ủi khi sinh con thứ hai. Bà rầu rĩ mà lâm bệnh, mất năm 1997, khi mới có 47 tuổi.
Ông Tường ở tuổi 82, đau đáu nỗi buồn lạc con.
Đoạn đời sau của ông Tường còn nhiều bất hạnh nữa. Con trai theo bạn bè nghiện ngập, ông xin ba mẹ vợ bán nhà, đưa con về Phan Rang để cứu con. Nhưng sức ông không giữ được, nhà mất, con cũng không từ bỏ, sau này chết trong trại cai nghiện.
Năm 2000, ông Tường trắng tay, cô độc, sống ở căn nhà bỏ không của người ta, bán vé số tự mình mưu sinh. Ông bằng lòng với cuộc sống nghèo khó, cố sống để mong gặp con. Bao nhiêu biến động xảy ra trong 46 năm xa cách, nhưng ông luôn chấp nhận số phận. Ông viết thư cho chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, mong tìm được núm ruột của mình.
Căn nhà nơi ông sống trong cô quạnh tuổi già.
Sau một thời gian dài tìm kiếm, chương trình đã có manh mối về “bé Nga” của ông Tường. Nghe điện thoại, ông run rẩy hỏi: ” Đã có tin tức gì về con Nga của tôi chưa? Nó có may mắn không, nó có hạnh phúc không? Nếu có thể gặp con, tôi tưởng như người chết mà sống dậy. Ước vậy chứ tuổi mình càng ngày càng cao, không biết có kịp không…“.
Ngày đoàn tụ: Gặp con như sống lại
46 năm qua, chị Nga chưa từng rời xa nơi chị bị rớt lại. 46 năm, dù đi học, đi làm, lấy chồng hay khi đã thành góa phụ, chị cũng chỉ đi đi lại lại một cung đường Nha Trang – Cam Ranh ấy mà thôi.
Nhiều năm liền, chị tự nghĩ rằng ba mẹ mất rồi nên không đi tìm mình. Đôi khi chị lại linh cảm gia đình mình vẫn còn, và thoáng thất vọng nghĩ là cả đời này không tìm thấy nhau nữa. Trong sâu thẳm, chị vẫn muốn là một người có cội có nguồn, chứ không phải là một cô bé bơ vơ giữa chợ, được định danh bằng một tấm giấy khai sinh danh dự.
Giữa năm 2021, sau khi khớp nối thông tin, biết chị Nga là con của ông Tường, chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly đã đưa họ về với nhau. Nhìn tấm ảnh bé Nga năm 6 tuổi chụp cùng gia đình cụ Địch, ông bố 82 tuổi bật khóc.
Khóc vì bé Nga của ông vẫn ở quanh cây cầu Trà Long đó thôi, khóc vì 46 năm chia cách oan uổng, người ta chỉ ông sai chỗ. Khóc vì già nửa cuộc đời đã trôi qua, vì ” Bây giờ mà đi gặp con ngoài đường chắc ba không nhận ra, gặp con khi ba còn khỏe còn sống là ba mừng quá. Mong cho hết dịch để cha con có thể gặp nhau, ôm nhau. Ba tưởng con đã mất rồi, đâu còn đến ngày hôm nay.“.
Lạc nhau thuở con lên 6, đến khi con thành góa phụ tuổi trung niên, người cha mới gặp lại.
Thời điểm đó, cả Nha Trang và Ninh Thuận đều áp dụng giãn cách xã hội, họ chỉ có thể đoàn tụ qua màn hình. Đến tận cuối năm 2021, ba con họ mới thực sự gặp nhau ngoài đời. Chị Nga òa vào vòng tay ba, khóc nức nở.
Sau khi bà Nguyệt và anh Đỏ mất, ông Tường và gia đình bên vợ không còn liên lạc gì với nhau. Hơn 20 năm, nhân dịp tìm thấy chị Nga, họ mới nối lại trò chuyện. Cậu Tư của chị, mừng mừng tủi tủi gọi video call với cháu, hàn huyên những ngày xa cách.
Những ký ức đau buồn về bà Nguyệt được ông Tường nâng niu.
Ông Tư kể, cho đến khi mất, chị gái ông vẫn u ất, buồn đau không ngớt vì đã làm lạc con. Những năm 2000, từng có một sinh viên Mỹ về Nha Trang tìm gia đình thất lạc tháng 3/1975 ở Cam Ranh. Cậu và dì chị Nga hay tin, sang tận Mỹ để nhận mặt, nhưng lại thất vọng ra về.
Họ đâu có biết, núm ruột lưu lạc của gia đình vẫn ở Nha Trang ngần ấy năm; trong khi họ canh cánh trong lòng nỗi đau của chị gái, muốn tìm cháu cho chị được yên nghỉ.
Khóc khi thấy chị gái giữa trưa nắng cởi giày mang cho người xa lạ giữa TP.HCM
Giữa trời nắng gắt, chị gái dừng xe, cởi đôi giày đang mang tặng lại cho người đàn ông khuyết tật đang ngồi bán hàng rong bên đường.
Hành động đẹp giữa phố phường TP.HCM của chị gái nhận được cơn mưa lời khen từ cư dân mạng.
Mạng xã hội đang chia sẻ mạnh câu chuyện trên của chị gái này khi người đi đường tình cờ chứng kiến và chụp ảnh lại. Dưới buổi trưa nắng, chị gái không ngại đi chân đất để nhường đôi giày mới của mình cho người xa lạ.
Khoảnh khắc xúc động khi chị gái tỉ mỉ mang giày cho người lạ giữa trưa nắng. Ảnh GIA HUY
Tôi đã khóc với khoảnh khắc đẹp
Theo xác minh của Thanh Niên, người ghi lại khoảnh khắc trên là anh Phạm Huỳnh Gia Huy (19 tuổi, sinh viên Trường ĐH Văn Hiến). Huy cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 12 giờ 45 ngày 27.3.2022 trên đường Xa lộ Hà Nội (TP.Thủ Đức, TP.HCM). Theo lời Huy kể, trên đường đi từ Thảo Cầm Viên về nhà ở TP.Thủ Đức, anh đã bắt gặp câu chuyện trên và liền lấy điện thoại chụp lại vì quá xúc động.
"Một chị gái thấy anh bán hàng rong khuyết tật mang trên chân một đôi giày cũ. Chị gái đã dừng xe lại cởi đôi giày mình mang trên chân, cúi xuống mang giày cho anh bán hàng rong... Sau khi người bên đường thấy khoảnh khắc đẹp đẽ ấy, họ đã mua hàng cho anh. Tôi đã chụp được bức ảnh đẹp nhất của ngày hôm nay", Huy viết trên trang cá nhân.
Chưa đầy 24 giờ, bài đăng của Huy nhận được hơn 11.000 lượt yêu thích cùng hàng ngàn lượt chia sẻ. Câu chuyện ấm tình người một cách giản dị trên cũng được nhiều trang, nhóm chia sẻ lại và tiếp tục được lan tỏa với cơn mưa lời khen dành cho hành động của cô gái trong tấm ảnh.
Theo lời chàng sinh viên, trên đường đi học hằng ngày, Huy cũng thường gặp người khuyết tật hay cụ ông, cụ bà ngồi bán hàng rong dưới nắng gắt và Huy sẽ dừng lại giúp đỡ nếu điều kiện thuận lợi. Nhưng đây là lần đầu tiên Huy chứng kiến một hành động rưng rưng đến như vậy dưới trời nắng nóng ở TP.HCM. Huy tâm sự: "Khi tôi tới chị gái đã mang xong 1 chiếc giày cho anh bán hàng. Một số người xung quanh nhìn thấy vậy đã dừng lại mua đồ của anh bán hàng. Tôi đã khóc, không còn thấy nắng nóng gì nữa và thấy rất ấm lòng vì đã lan tỏa được niềm vui này đến mọi người, đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn nhiều người tốt". Hàng trăm bình luận khác gửi lời cảm ơn kèm lời chúc tốt đẹp đến cô gái trong bức ảnh.
Bài đăng trên trang cá nhân của anh Huy nhận được hơn 11.000 lượt yêu thích
Chỉ cần làm nhiều việc giúp người khác
Trong 2 bức ảnh được Phạm Huỳnh Gia Huy chia sẻ lên mạng xã hội, có 3 chiếc xe máy đang dừng chờ đèn đỏ. Và thật tình cờ, 2 trong 3 người đã tìm được đến Facebook chính chủ để lại bình luận về khoảnh khắc này. Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Thành Trung (25 tuổi, ngụ Đồng Nai - người đội mũ xám dừng cạnh xe anh Huy) cho hay, anh đã rất bất ngờ. Trong khoảnh khắc đấy anh như bị đứng hình.
"Nếu mà bảo rằng mua giày rồi chủ động tặng người khuyết tật thì tôi thấy rồi, còn tặng đôi mình đang mang trên chân giữa trời nắng thì lần đầu tôi chứng kiến. Thật tuyệt vời khi người tốt vẫn còn xung quanh ta. Một hành động truyền cảm hứng", anh bày tỏ.
Anh Thành Trung cũng cho biết, anh đã nghẹn lại nên dù có ý định chụp lại để lưu giữ hành động đẹp nhưng mải nhìn mà "quên béng" mất. Đến khi đèn tín hiệu chuyển xanh, mọi người bắt đầu di chuyển anh mới giật mình. Anh xúc động kể: "Lúc ấy chị gái ngồi giữa nắng mang giày cho anh đó rất là chỉn chu. Mang xong chị đứng lên rồi lại ngồi xuống chỉnh cho tới khi vào chân mới thôi. Tôi rất ấn tượng và may mắn chứng kiến trọn vẹn khoảnh khắc này".
Trong khi đó, chị Kiều Lụa (dừng đèn đỏ trước xe anh Huy) bình luận: "Thật tình cờ, hôm nay cùng thời điểm đó mình cũng có mặt và cảm nhận hết hành động quá đẹp này. Mình và các chị trên đường về thấy cảnh này đã mua hàng cho chú, nhưng các bạn biết không chú không nhận thức được việc mua bán. Khi mình trả tiền chú đưa túi ra bảo mình bỏ vào còn tăm bông muốn thì lấy thoải mái".
Nick L.D.N - cô gái là nhân vật trong câu chuyện trên cũng lên tiếng cảm ơn mọi người quan tâm việc làm của mình và mong những hành động tốt này nên được làm bằng trái tim, không cần ai chụp lại hoặc đăng lên. "Em chỉ mong sau bài này, mọi người khi thấy ai đi đường hết xăng, hư xe, ăn xin, bán vé số, hay bất cứ ai cần giúp đỡ, đừng đứng tránh nắng hay kệ họ. Giúp đỡ họ và cầu nguyện cho họ", N. viết.
Đi chơi Thảo Cầm Viên, cô gái bức xúc khi thấy nhiều bạn trẻ dám làm điều này: 10 người như trong clip thì... Đoạn video hiện đang khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa. Câu chuyện ý thức khi đi tham quan, du lịch có nói trăm ngàn lần thì cũng đâu vào đấy, bởi lẽ cứ lâu lâu lại xuất hiện vài trường hợp "bỏ quên ý thức ở nhà" gây nhức nhối cộng đồng mạng. Như mới đây, một cô gái đăng clip lên...