Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú?
Mắc bệnh thủy đậu, chị Mai (TP.HCM) rất lo lắng, con gái chị mới 7 tháng tuổi và bé đang được bú sữa mẹ hoàn toàn. Làm sao để bé không bị lây bệnh từ mẹ mà vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng? Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng, vẫn cho trẻ bú nhưng cần có biện pháp để phòng bệnh cho bé.
Biểu hiện bệnh thủy đậu
Những điều cần biết về thủy đậu
Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella – Zoster gây ra. Bệnh dễ bị lây nhiễm và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì dịch tiết bắn ra, nếu người khác hít phải dịch tiết này sẽ nhiễm bệnh.
Thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi người lành tiếp xúc với mụn nước (hoặc nốt rạ) đã bị vỡ ra, hoặc các vết loét trên da người mắc bệnh.
Thời điểm lây bệnh phần lớn ở giai đoạn ủ bệnh, trước khi người bệnh nổi bóng nước 2- 3 ngày, sau đó kéo dài 2 – 3 tuần.
Dấu hiệu cho thấy bị nhiễm thủy đậu như: biểu hiện đầu tiên là sốt (từ 38 -38,5 độ C). Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, dễ cáu gắt, một vài trường hợp có cảm giác đau đầu hoặc đau nhức các cơ bắp.
Thông thường, áp dụng những nguyên tắc như giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt như tắm bằng nước ấm, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước… Bệnh sẽ tự lành sau khoảng 10 -15 ngày, tính từ ngày sốt phát ban.
Bà mẹ đang cho con bú cần lưu ý:
Video đang HOT
Nếu có thể, mẹ nên vắt sữa ra bình và nhờ người khác cho bé bú. Cho bé ngủ riêng, cách ly mẹ.
Trong trường hợp bé không chấp nhận bú bình mà chỉ bú mẹ trực tiếp thì người mẹ cần mang khẩu trang khi cho bé bú. Thời gian này nên hạn chế nói chuyện cùng bé để phòng dịch tiết bắn ra. Thận trọng đừng để bé cọ sát làm vỡ các nốt rạ và nước dịch này dính vào người bé khiến bé bị lây nhiễm.
Cắt móng tay của bé để tránh trường hợp bé dùng móng cào và làm bong các vết rạ, dịch tiết ra sẽ làm bé bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất vẫn là các bà mẹ nên chích ngừa thủy đậu trước khi có con (nếu chưa từng bị). Vì mẹ có chích ngừa và cho con bú thì kháng thể sẽ theo đường sữa vào cơ thể bé, bảo vệ bé trong 12 tháng đầu đời, dù có tiếp xúc với mầm bệnh.
Những trường hợp mẹ chưa chích ngừa nhưng bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ ảnh hưởng nặng nề cho thai nhi như bị thủy đậu bẩm sinh, đa dị tật, tim, mắt, sảy thai… Người mẹ sau đó cũng rất dễ bị viêm phổi.
Gần đây, một số trường hợp cho rằng mình bị bệnh thủy đậu lần 2 là hoàn toàn không đúng. Y khoa thế giới cũng từng khẳng định, một đời người chỉ có 1 lần nhiễm bệnh thủy đậu, không có lần thứ 2. Nếu có, thì có thể đó là sự nhận dạng sai bệnh, hoặc là lần trước không phải thủy đậu hoặc lần sau không phải thủy đậu.
Đây là một thực trạng báo động về nguy cơ sức khoẻ hàng ngày mà đặc biệt là sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Vì viêm nhiễm phụ khoa không nguy hại đến tính mạng nhưng gây cho người phụ nữ không ít những lo lắng, phiền muộn, ngại ngùng. Đồng thời viêm nhiễm gây phiền toái, xáo trộn trong sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình… Đặc biệt nếu không được điều trị dứt điểm viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần dai dẳng sẽ làm tắc vòi trứng, vô sinh, ung thư cổ tử… làm mất thiên chức vợ làm mẹ của người phụ nữ.
Điều trị viêm nhiễm phụ khoa không khó nếu tuân thủ đúng cách. Tuy nhiên, do e ngại, đa phần chị em thường chọn cách tự điều trị. Nhiều người, cứ viêm nhiễm là sử dụng kháng sinh… gây hiện tượng lờn thuốc, mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, làm cho tình trạng viêm nhiễm đỡ rồi lại tái nặng hơn.
Để phòng bệnh, cần học thói quen vệ sinh không đúng cách (không thụt rửa âm đạo, vệ sinh từ trước ra sau) để vi khuẩn có hại không xâm nhập vào âm đạo… giảm căng thẳng…
Ngoài ra, với những trường hợp có nguy cơ cao (mất cân bằng hệ vi sinh ở vùng kín) như thay đổi hooc-môn (trong thai sản, điều hòa kinh nguyệt, sảy thai, tiền mãn kinh…) hay đang dùng các thuốc chữa bệnh, kháng viêm, kháng nấm, thuốc ngừa thai, suy giảm miễn dịch… thì việc sử dụng các liệu pháp tự nhiên sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, giảm được tình trạng viêm nhiễm.
Các loại thực phẩm lên men như sữa chua hay các loại thảo dược có tính kháng sinh thực vật cao, kháng nấm tự nhiên, chống viêm, thanh nhiệt như trần bì, hạt í dĩ, bại tượng thảo, khổ luyện bì, hoàng cầm, sài hồ bắc… có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa cũng như điều trị một cách tự nhiên.
Theo SKDS
Kinh nghiệm điều trị tại nhà khi con bị thủy đậu
Khi trẻ bị thủy đậu, trẻ thường cảm thấy nhàm chán, cô lập và cảm giác như đang mang một "tội lỗi" hoặc mang căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ còn lo hậu quả của bệnh thủy đậu sẽ làm con trở nên xấu xí. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ còn lo hậu quả của bệnh thủy đậu sẽ làm con trở nên xấu xí.
Dưới đây là những cách phổ biến nhất để điều trị thủy đậu ở nhà mà các mẹ nên biết:
Ảnh minh hoạ
- Dùng dầu Vitamin E: Vitamin E được cho là rất tốt cho da. Dùng dầu vitamin E bôi lên da sẽ đẩy nhanh hiệu quả khỏi bệnh.
- Uống nước Neem luộc: Lá cây neem là một loại thảo mộc được trồng nhiều ở Ninh Thuận. Đun sôi lá cây neem với nước trong 10 phút và lọc lấy nước uống. Loại nước này nên được uống lúc đói và uống trong vòng 3 ngày sau khi bị bệnh.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để tránh mất nước mà là việc hết sức cần thiết trong quá trình bị thủy đậu.
- Uống sữa đầy đủ: Con bị thủy đậu, các mẹ đừng bắt con nhịn uống sữa, mà trái lại, nên cho con uống nhiều sữa như nước lọc.
- Tránh ăn nhiều đồ ăn có bơ, gia vị, dầu và muối: Muối, ớt, bơ, dầu, gia vị là những thành phần cần phải thể tránh ít nhất 15 ngày sau khi bị thủy đậu bởi các thành phần này thường là nguyên nhân gây ra các phát ban và gây ngứa.
- Dùng mật ong: Nên cho trẻ uống một chút mật ong sẽ giúp giảm các tổn thương và mau chữa lành bệnh.
- Dán lá neem: Lấy lá neem giã nát rồi đắp trực tiếp lên các vết thương.
- Cho giấm nâu vào nước tắm: Hãy thêm một chút giấm nâu vào nước tắm của con để giúp con giảm bớt ngứa ngáy.
- Tắm nước yến mạch đun sôi: Đun sôi 2 cốc bột yến mạch trong 2 lít nước cho khoảng 20 phút. Lọc nước yến mạch đun sôi trong một miếng vải và cho vào trong bồn nước tắm. Bột yến mạch giúp giảm ngứa.
- Dùng nước soda để thấm: Một số bệnh nhân khi khi bị thủy đậu sẽ được bác sĩ khuyến cáo là không được tắm. Biện pháp duy nhất là thấm các vết thương. Trong trường hợp này, người bệnh có thể dùng nước soda để thấm vết thương, sau đó thấm lại bằng nước sạch.
- Uống trà thảo dược: Uống trà thảo dược từ hoa cúc, húng quế, cúc vạn thọ, chanh, quế và mật ong một hoặc hai lần một ngày. Các loại trà này giúp tăng tốc chữa bệnh.
-Tiêu thụ hạt giống rau mùi và súp cà rốt: Lá rau mùi và súp cà rốt còn được cho là có lợi ích trong việc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Một số người phàn nàn về những vết sẹo còn lại sau khi khỏi bệnh. Vì vậy, tốt hơn là các mẹ hãy chữa lành các vết thương càng sớm càng tốt.
Theo SKDS
Tử vong do bệnh thủy đậu Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, tuần qua đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong năm 2012 do bệnh thủy đậu (trái rạ) tại TP.HCM. Ngày 29-5, bệnh nhân V.T.K.T. (nữ, 33 tuổi, ngụ P.Phú Thuận, Q.7) ho nhiều và được người nhà đưa vào Bệnh viện quận 4. Vào 15g ngày 30-5, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh...