Mẹ bầu sinh con ra mặt mũi bầm tím do thói quen ăn uống cực có hại này trong thai kỳ
Trải qua ca sinh khó, kéo dài 14 giờ đồng hồ, bé trai nặng 4.6kg đã ra đời. Tuy nhiên, khi nhìn mặt em bé các bác sĩ không khỏi sững sờ.
Chị Lan – 35 tuổi (Trung Quốc) có sở thích ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Trong quá trình mang thai, chị Lan tăng 16kg. Tháng trước, gia đình chị Lan chào đón bé trai nặng 4,6 kg là đứa con thứ 3 trong gia đình. Trải qua ca sinh khó, kéo dài 14 giờ đồng hồ, bé trai ra đời trong tình trạng mặt mày bầm tím do bị chèn ép trong tử cung và xương chậu của người mẹ.
Bé trai sinh ra nặng gần 5kg, mặt mũi thì thâm tím lại do bị chèn ép trong tử cung và xương chậu của người mẹ.
Bác sĩ Trương Côn Mẫn, khoa sản, bệnh viện Feng Yuan Hospital trực tiếp đỡ đẻ cho sản phụ đã thốt lên: “Đứa trẻ nặng thật đấy”.
Bác sĩ Trương Côn Mẫn cho biết, ngày nay nhiều sản phụ do bổ sung quá nhiều dưỡng chất trong thai kỳ nên tỉ lệ trẻ sinh ra nặng cân, thừa cân gia tăng và chiếm tỉ lệ 3%. Thai nhi thừa cân có thể khiến người mẹ gặp nguy hiểm trong quá trình vượt cạn, chẳng hạn người mẹ sẽ đối mặt với nguy cơ sinh khó, suy thai, băng huyết sau sinh.
Chị Lan thường ngày ăn quá nhiều đồ ngọt và tinh bột… khiến con trai sinh ra bị thừa cân quá mức cho phép.
Video đang HOT
Bác sĩ Trương Côn Mẫn cho biết: “Trọng lượng đạt chuẩn của trẻ sơ sinh là 3kg – 3,2kg. Trẻ nặng hơn 4kg được xem là thừa cân”.
Thói quen thường ngày của chị Lan là ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều tinh bột, cộng thêm ăn điểm tâm và các thức uống giải khát. Người bình thường ăn từ 1 – 2 chén cơm thì chị Lan mỗi bữa ăn 3 chén. Người bình thường ăn trái cây bằng kích thước bàn tay nắm lại, còn chị Lan ăn 1 chùm nho lớn và nửa quả thơm, lượng đường trong trái cây nạp vào cơ thể chị Lan quá nhiều là nguyên nhân khiến chị sinh ra em bé thừa cân.
Trong ấn tượng của bác sĩ Trương Côn Mẫn, ông từng gặp rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng hơn 4,8kg. Trong số đó, có trường hợp sản phụ sinh khó, thai nhi thừa cân không thể nào ra được do mắc kẹt trong xương chậu của người mẹ.
Bác sĩ Trương Côn Mẫn cho biết thai nhi thừa cân có thể khiến người mẹ gặp nguy hiểm trong quá trình vượt cạn.
Bác sĩ Trương Côn Mẫn cho biết: “Tôi từng gặp trường hợp là sản phụ có dự định sinh mổ. Mỗi ngày, cô ấy đều uống mật ong pha sẵn, kết quả là cô ấy hấp thu quá nhiều đường vào cơ thể. Kết quả là cô ấy đã sinh đứa trẻ có cân nặng hơn 4kg”.
Nguyên nhân dẫn đến trường hợp thai nhi thừa cân là do gene di truyền từ bố mẹ, hoặc sản phụ từng mắc bệnh đường huyết cao, tiểu đường thai kỳ, ăn uống không khoa học.
Bác sĩ Trương Côn Mẫn nhắn nhủ: “Phụ nữ mang thai nên có chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng, vận động điều độ để tránh trường hợp sinh con thừa cân không tốt cho sức khỏe của trẻ”.
Theo Sohu/Helino
4 bộ phận quan trọng nhất cần phục hồi sau sinh, mẹ không chịu tập luyện đừng trách sinh xong người yếu đi hẳn
Sinh con là một trải nghiệm đau đớn nhưng cũng đầy hạnh phúc với bất cứ người mẹ nào. Sau sinh con, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu bước vào quá trình phục hồi.
Xương chậu
Xương chậu là một bộ phận quan trọng giúp kết nối cột sống và các chi dưới. Khi mang thai, sự lớn lên của thai nhi cộng với sự thay đổi nội tiết trong cơ thể, khung xương chậu giãn nở cho đến khi sinh, để giúp em bé có thể ra đời. Việc khoang xương chậu giãn nở, mở rộng và xương chậu bị chèn ép có thể khiến xương chậu dễ bị thoát vị, gây đau đớn vì vậy quá trình phục hồi xương chậu rất quan trọng. Sau sinh, mẹ sữa hãy tăng cường nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng và tập các bài tập yoga để có thể phục hồi nhanh chóng.
Cơ sàn chậu
Sự phục hồi của cơ sàn chậu sau sinh cũng quan trọng như khung xương chậu. Sự giãn nở của cơ sàn chậu tăng theo tuổi tác, gây ra nhiều vấn đề của phụ nữ như tiểu không tự chủ, viêm phụ khoa, bất hòa đời sống "chăn gối", v.v. Vì vậy, sau sinh, bạn nên tăng cường tập các bài tập cơ sàn chậu.
Cơ bụng
Một số bà mẹ sau sinh buồn bã, băn khoăn vì sau sinh nửa năm đến một năm, bụng của họ bị nhão, chảy xệ và to như lúc còn mang bầu. Đó là vì cơ bụng của bạn không được phục hồi đúng cách. Hơn nữa, cơ bụng không được phục hồi còn gây nên những cơn đau thắt lưng. Vì vậy, 4 tuần sau sinh thường và 6 tuần sau sinh mổ, các mẹ sữa nên bắt đầu tập những bài tập nhẹ nhàng để phục hồi cơ bụng và thu nhỏ vòng eo của mình.
Tử cung
Sau sinh con, tử cung của người mẹ sẽ trở về kích thước ban đầu. Một số trường hợp sa tử cung sau sinh do cơ xương chậu và cơ sàn chậu không được phục hồi. Thông thường, thời gian tử cung phục hồi sau sinh là khoảng 4 đến 6 tuần. Các bà mẹ nên nghỉ ngơi và tập luyện thích hợp để tử cung được phục hồi nhanh chóng.
Nhiều phụ nữ sẽ coi giảm cân là một nhiệm vụ quan trọng sau khi sinh nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Sau sinh, nếu 4 bộ phận trên được phục hồi tốt, bạn sẽ sớm lấy lại vóc dáng trước khi sinh.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Có nên súc miệng sau khi đánh răng? Để bảo vệ tối đa răng tránh sâu răng và các bệnh khác thì đánh răng hai lần một ngày và hạn chế ăn đồ ngọt vẫn chưa đủ, theo quan điểm của các chuyên gia từ Đại học Dundee (Scotland). Theo bác sĩ nha khoa nhi, giáo sư Nikola Innes, việc sử dụng kem đánh răng có fluoride sẽ giúp giảm 25%...