Mẹ bầu 3 tháng cuối NGỨA ĐẾN “PHÁT ĐIÊN”, mất ăn mất ngủ cẩn thận với bệnh lý này!
Ngứa như muốn cào xé người khác đó là cảm giác của rất nhiều bà mẹ gặp phải trong quá trình mang thai. Ngứa trong thai kỳ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: thay đổi nội tiết, tăng cân… trong đó có cả bệnh lý.
Mẹ bầu ngứa tới “phát điên”
Đang mang thai ở tuần thứ 29 chị Trần Phương Anh (Hà Đông, Hà Nội) thường xuyên bị ngứa khiến chị bứt rứt, khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên. Nhiều khi đang ngồi làm việc ở cơ quan, chị Phương Anh phải chạy vào nhà vệ sinh để gãi cho thỏa mới ra làm tiếp được.
Chị Phương Anh tâm sự, nhiều lúc cảm thấy ngứa tới phát điên, phát rồ mà không thể làm gì được. Ngoài ngứa chị Phương Anh còn kèm theo dấu hiệu bị vàng da hơn so với bình thường. Chị Phương Anh đi khám được bác sĩ kết luận mắc bệnh ứ mật do thai kỳ.
Trong quá trình mang bầu sản phụ cần phải cẩn trọng với triệu chứng ngứa đặc biệt ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Cũng rơi vào tình trạng bị ngứa giống như chị Phương Anh đó là trường hợp của chị Đỗ Thị Tuyết (Cầu Giấy, Hà Nội). Chị Tuyết mang thai ở tuần thứ 28 thường xuyên có cảm giác bị ngứa ran và dữ dội ở lòng bàn tay, bàn chân. Chị Tuyết cho hay, nhiều khi ngứa quá chị phải mang dao ra cạo vào da cho bớt ngứa, đặc biệt ngứa nhiều vào ban đêm. Lúc đầu chị Tuyết chỉ nghĩ là bị dị ứng thông thường nhưng ngứa càng nhiều chị đi khám mới biết là do bệnh.
Ngứa thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ
Trao đổi với PV Emdep.vn, bác sĩ Đỗ Xuân Khoát, Nguyên Trưởng khoa Da liễu – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện 198 cho hay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngứa trong thai kỳ. Có thể do liên quan tới thay đổi nội tiết, cân nặng và bệnh lý. Một trong những bệnh lý gây ngứa thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ đó là bệnh ứ mật.
Triệu chứng của bệnh mà các sản phụ thường gặp là ngứa dữ dội ở lòng bàn tay, bàn chân, ngứa nhiều vào ban đêm có kèm theo biểu hiện bị vàng da, nước tiểu màu sẫm, phân bạc màu…
Video đang HOT
“Nguyên nhân của tình trạng ngứa ở thai phụ là do thai nhi phát triển chèn ép vào ống mật, mật không xuống được ruột ứ lại trong gan gây nên vàng da và ngứa. Bệnh gây khó chịu cho sản phụ và có thể gây ra biến chứng cho thai nhi”, bác sĩ Khoát cho hay.
Theo một số nghiên cứu trên thế giới, ước tính có khoảng 1-15% phụ nữ có thể bị mắc ứ mật trong thai kỳ, tỷ lệ mắc sẽ cao khi mang thai vào mùa đông. Bệnh có thể gặp ở nhóm phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao như: đã từng bị ứ mật khi mang thai, mang đa thai ( thai đôi, thai 3…).
Bác sĩ Khoát cũng cho biết, bệnh ứ mật thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh con và hiếm khi để lại các biến chứng nghiêm trọng tại gan. Nguy cơ lớn nhất đối với bà mẹ là có thể tái phát ở lần mang thai tiếp theo.
Riêng đối với thai nhi, mẹ bị ứ mật sẽ làm tăng tỷ lệ biến chứng cho trẻ do mẹ bị mắc ứ mật thai kỳ dễ sinh non (chưa rõ nguyên nhân), nguy cơ hít phải phân su khi chuyển dạ… tăng nguy cơ tử vong cho thai nhi.
Bác sĩ Khoát khuyến cáo: “Khi sản phụ có những triệu chứng ngứa bất thường cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị. Sản phụ bị bệnh ứ mật thai kỳ sẽ được hướng dẫn đi bộ, nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi để giảm triệu chứng bệnh. Để giảm triệu chứng ngứa bác sĩ chuyên khoa sẽ cho dùng thuốc uống”.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Bị 5 vòng dây rốn quấn cổ và 1 nút thắt, bà mẹ vẫn sinh thường một cách kỳ diệu
Điều tưởng chừng như khó tin này đã chứng minh rằng hiện tượng dây rốn quấn cổ bé hay bị thắt nút không phải là điều mà các mẹ bầu cần quá lo lắng.
Vừa qua, một bài đăng trên mạng xã hội Facebook về ca sinh đầy kì diệu này đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ cư dân mạng và được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội khác như Instagram. Một em bé đã chào đời hoàn toàn mạnh khỏe bằng cách sinh thường dù có đến 5 vòng dây rốn quấn cổ và 1 nút thắt ở dây rốn.
Bức ảnh của ca sinh đầy kì diệu được chia sẻ trong bài đăng Facebook.
Bài đăng có nội dung như sau:
" 5 vòng dây rốn quanh cổ
1 nút thắt ở dây rốn.
1 ca sinh hoàn toàn bình thường.
Nghiên cứu dựa trên 182.492 ca sinh đã cho thấy rằng dù có nhiều hay chỉ một vòng dây rốn quấn cổ tại thời điểm sinh cũng không hề gây bất lợi khi sinh. Dây quấn cổ thậm chí còn có liên quan đến trọng lượng sinh cao hơn và tỷ lệ sinh mổ thấp hơn so với những trường hợp sinh không bị dây rốn quấn cổ. Công nghệ hiện tại không thể dự đoán trước một cách chính xác sự hiện diện của dây rốn quấn cổ hay tình trạng dây rốn quấn cổ có bị chặt hay không, hoặc xác định bất cứ điều gì liên quan đến khả năng thiếu oxy, thai chậm phát triển, thai chết lưu. Can thiệp vào dây rốn quấn cổ hay dây rốn thắt nút sau khi siêu âm là không hợp lý vì chẩn đoán bằng siêu âm không đáng tin cậy, việc can thiệp có thể nguy hiểm cho bé hơn cả bị dây rốn quấn cổ. Bởi vì số bé bị dây rốn quấn cổ là 30-34% ở giai đoạn 40 tuần tuổi và không ảnh hưởng đến việc sinh nở, vì vậy bác sĩ và mẹ bầu không nên xem dây rốn quấn cổ là rất bất thường...".
Dây rốn quấn quanh cổ hay bị thắt nút là những hiện tượng bình thường (Ảnh minh họa).
Như vậy, trái với suy nghĩ của rất nhiều người từ trước đến nay, có thể thấy rằng hiện tượng dây rốn quấn cổ hay thắt nútcó thể được coi là chuyện không đáng lo ngại. Nhiều người vẫn luôn cho rằng dây rốn sẽ thít cổ thai và làm em bé bị ngạt thở nhưng không hẳn vậy, em bé trong bụng mẹ nhận chất dinh dưỡng và oxy thông qua dây rốn chứ không phải bằng cách hít qua mũi và miệng.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần biết rằng dây rốn thường có chiều dài trung bình dao động khoảng 50-60cm. Về lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm, dây rốn càng dài càng có thể làm tăng nguy cơ dây quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng hơn và có hiện tượng thắt nút. Vì vậy, câu chuyện có nhiều bé sinh ra với các vòng dây rốn quấn quanh cổ cũng đã trở thành những câu chuyện phổ biến, là "chuyện thường ngày ở bệnh viện".
Để đảm bảo an toàn tối đa, các mẹ bầu vẫn nên theo dõi cẩn thận trong thai kì (Ảnh minh họa).
Ngay cả với dây rốn quấn cổ chặt hay nhiều vòng thì cũng không có gì nguy hiểm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 6,6% trong số hơn 200.000 trẻ sơ sinh ra đời và sống khỏe mạnh với một sợi dây rốn quấn chặt ở cổ. "Chặt" ở đây nghĩa là bé không thể tự gỡ mình ra khỏi đám dây rốn loằng ngoằng ấy. Trong khi đó, số vòng dây rốn quấn cổ là bao nhiêu cũng không quan trọng, bởi vì khi quá trình chuyển dạ diễn ra, nhau thai, dây rốn và cả em bé cùng di chuyển xuống phía xương chậu của mẹ, chuẩn bị cho quá trình lọt qua âm đạo để chào đời.
Dây rốn bị thắt nút có thể gây nguy hiểm nhiều hơn so với hiện tượng dây rốn quấn cổ (Ảnh minh họa).
Hiện tượng dây rốn bị thắt nút cũng tương tự với hiện tượng dây rốn quấn cổ vì có cùng nguyên nhân và cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ ra đời hoàn toàn khỏe mạnh với dây rốn có nhiều nút thắt. Tuy vậy, dây rốn bị thắt nút có thể gây nguy hiểm nhiều hơn so với hiện tượng dây rốn quấn cổ. Nguy cơ của thắt nút dây rốn rõ rệt nhất là sự suy giảm hoạt động của thai nhi sau tuần thai thứ 37. Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm của thắt nút dây rốn, mẹ phải để mắt tới hoạt động của thai nhi, đặc biệt là giai đoạn sau của thai kỳ. Nếu mẹ cảm nhận thấy có bất kỳ sự thay đổi đặc biệt nào trong hoạt động của thai nhi thì phải đi khám ngay tức thì.
Và để đảm bảo an toàn nhất, các mẹ bầu cần theo dõi trong suốt thai kì và khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ phát hiện được bé có bị dây rốn quấn cổ hay không và theo dõi chặt chẽ cho đến khi mẹ cượt cạn thành công.
Nguồn: Belly, Instagram, Mama
Theo Helino
Các bước phục hồi sau sinh theo 12 tháng chuẩn khoa học mẹ bầu nhất định phải biết Sau sinh cơ thể mẹ bầu sẽ rất mệt mỏi và phải mất một thời gian nhất định để phục hồi có thể ngắn cũng có người rất dài. Để nhanh chóng phục hồi mẹ bầu hãy làm theo các bước sau nhé. Để giúp bà mẹ mau chóng hồi phục sau ca vượt cạn và trở lại với công việc hàng ngày...