Mẹ bật khóc trước câu hỏi ngây ngô của con gái 5 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo: ‘Con sẽ chết phải không mẹ?’
Từ ngày biết mình mắc bệnh, Tâm Như trở nên trầm lặng hơn, không còn nói cười như trước.
Nhìn đứa con gái nhỏ ngày một ốm yếu, đi đứng khó khăn vì căn bệnh nhồi máu não, chị Thắm chỉ biết ôm mặt khóc nức nở.
Chị Thắm bất lực vì bản thân không đủ khả năng để lo lắng, chăm sóc cho hai đứa con
Bước đường cùng của mẹ…
Nhắc đến hoàn cảnh gia đình chị Võ Thị Mộng Thắm (38 tuổi), người dân ở ấp Phú Hưng 1, xã Bình Phú, huyện Càng Long, Trà Vinh không khỏi xót xa khi 2 đứa con gái lần lượt mang trong mình căn bệnh quái ác.
Ngồi trong căn nhà lá xập xệ, chị Thắm nuốt nước mắt khi sắp đến ngày tái khám cho con gái, hai vợ chồng vẫn chưa xoay đủ tiền để lo cho con.
Nguyễn Ngọc Tâm Như ( 5 tuổi) mắc phải căn bệnh hiếm gặp Moya Moya, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng, nguy hiểm tính mạng
“Mấy tháng nay chị như người mất hồn, chỉ biết nhìn con rồi khóc…”, chị Thắm nghẹn ngào.
Theo chị Thắm, trong lúc Nguyễn Ngọc Tâm Như (5 tuổi) đi học mẫu giáo thì không may bị té dẫn đến phát sốt, co giật. Sau 3 ngày điều trị tại bệnh viện địa phương, gia đình đưa bé lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để điều trị. Tại đây, các bác sĩ cho biết Tâm Như mắc bệnh nhồi máu não (Moya Moya), nghẽn 1 mạch dẫn máu lên não cần phải phẫu thuật gấp.
“Lúc nghe con nhồi máu não, chị chỉ biết đứng khóc. Bác sĩ an ủi bé còn nhỏ sẽ mau phục hồi hơn nhưng cần phải điều trị lâu dài, gia đình phải cố gắng đi cùng con. Từ nhỏ Tâm Như đã ốm yếu, 3 tuổi nó mới biết đi, thấy con bệnh như vậy chị xót lắm”, chị Thắm nói.
Video đang HOT
Chị Thắm bật khóc khi sức khỏe của Tâm Như ngày một yếu đi, thiếu khả năng chạy chữa
Sau khi được các bác sĩ thực hiện phẫu thuật, phải mất 2 tuần, Tâm Như mới có thể ngồi dậy được, ăn uống cũng khó khăn hơn trước. Để có tiền đóng viện phí, thuốc men cho con, chị Thắm phải xoay xở, mượn nợ khắp nơi. Cứ một tháng, Tâm Như phải đi tái khám, mua thuốc uống 1 lần, đợi sức khỏe ổn định sẽ tiếp tục phẫu thuật.
“Hổm lên bệnh viện phẫu thuật, chị đi mượn, vay nợ được 20 triệu, giờ tháng nào cũng đưa con lên tái khám, bác sĩ nói 4 tháng nữa sẽ mổ tiếp cho bé. Trước đây chị còn đi làm để phụ anh lo cho hai đứa con, giờ nó bệnh chỉ ở nhà trông chừng, chị bất lực lắm”, chị Thắm chia sẻ.
“Không có tiền đi viện, con sẽ chết phải không mẹ…”
Trước câu hỏi ngây ngô của đứa con gái nhỏ, chị Thắm không dám trả lời, chỉ biết quay mặt đi chỗ khác. Từ ngày đi viện phẫu thuật về nhà, Tâm Như trở nên trầm lặng, không còn nói cười như trước.
Một bên mặt của Tâm Như bị méo đi vì co giật, đi lại cũng gặp nhiều khó khăn hơn trước
Dù rất sợ bệnh viện, sợ những mũi kim tiêm nhưng đứa trẻ 5 tuổi dường như hiểu được, đó là cách duy nhất để con sống tiếp cùng cha mẹ.
“Con thương cha mẹ nhiều lắm, con không muốn xa cha mẹ đâu”, Tâm Như thỏ thẻ.
Với căn bệnh nhồi máu não quái ác, việc đi đứng của Tâm Như cũng gặp nhiều khó khăn khi sức tay chân yếu dần, thường xuyên nôn ói. Cơ thể của đứa trẻ 5 tuổi vốn đã yếu ớt, nay chỉ còn vỏn vẹn hơn 10kg.
“Con bé bệnh cứ tái đi tái lại hoài, đang chơi vậy chứ nó tái phát lên là nó ói, chị sợ lắm. Chị không sợ mình khổ mà sợ mất nó nhiều hơn, giờ chỉ ráng đi vay mượn rồi chữa cho con”, đôi mắt chị Thắm đỏ hoe, nhìn Tâm Như.
Từ ngày con gái nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo, cuộc sống của gia đình chị Thắm càng thêm chồng chất khó khăn. Số tiền ít ỏi mà anh Nguyễn Văn Khởi (41 tuổi) kiếm được từ việc lột vỏ dừa, làm nông không đủ để cả gia đình xoay xở cơm ngày 3 bữa, thuốc men cho Tâm Như.
Nỗi lo chữa bệnh cho con gái nhỏ chưa dứt thì vài ngày trước, Nguyễn Ngọc Yến Nhi (12 tuổi) bị xuất huyết tử cung khiến chị Thắm thêm phần lo lắng.
“Chị đi mượn tiền để đưa con bé lớn lên Bệnh viện Từ Dũ để khám mà chưa mượn được ai. Cái gì không có cũng được chứ mà thiếu hai đứa con, chị sống không nổi. Chị sợ một ngày mình phải mất con”, chị Thắm bật khóc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Trung Giang – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Phú cho biết hoàn cảnh gia đình chị Thắm thuộc diện hộ khó khăn của xã, vợ chồng vẫn chưa có đất đai, nhà cửa, phải sống nhờ nhà của người thân.
Ông Huỳnh Trung Giang hy vọng những cánh tay nối dài của mọi người sẽ giúp gia đình chị Thắm vượt qua khó khăn, tiếp tục chữa trị cho các cháu
“Dù cha mẹ còn trong độ tuổi lao động nhưng cả 2 cháu đều mắc bệnh, hiện chỉ có một mình anh Khởi là đi làm để lo cho cả gia đình nên rất khó khăn. Về phía địa phương cũng kêu gọi, hỗ trợ phần nào đó để gia đình có điều kiện chữa trị cho các cháu. Chúng tôi mong mỏi quý mạnh thường quân gần xa có thể hỗ trợ để giúp các cháu được điều trị, phẫu thuật để sớm quay trở lại trường học”, ông Huỳnh Trung Giang nói.
Nhờ câu hỏi của con gái 5 tuổi mà tôi chợt tỉnh ngộ, nhận ra 2 bài học cứu vãn hôn nhân
Nhờ câu hỏi của con gái 'sao mẹ không làm như bố?' mà tôi chợt tỉnh ngộ và nhận ra 2 bài học cứu vãn cuộc hôn nhân chạng vạng của mình.
Chuẩn bị nộp đơn ly hôn sau vài tháng ly thân nhưng vẫn ở chung nhà thì chồng tôi bất ngờ bị tai nạn gãy chân. Nghĩ vợ chồng hết tình thì còn nghĩa nên tôi đành tạm ngừng việc nộp đơn lại, tận tình chăm sóc anh khoảng thời gian này cho trọn tình trọn nghĩa.
Thế rồi tối hôm ấy, bạn bè gọi điện rủ tôi đi chơi vì có một người bạn mới về nước nên muốn tụ tập. Như một phản xạ tự nhiên, tôi từ chối mà không đắn đo suy nghĩ. Không ngờ, vừa cúp điện thoại thì con gái 5 tuổi hỏi:
- Sao mẹ lại không đi?
- Bố bị gãy chân mà, mẹ không muốn để hai bố con ở nhà một mình. Mẹ còn chưa nấu cơm cho hai bố con nữa mà, mẹ đi thì ai nấu cơm đây.
Con bé hồn nhiên trả lời:
- Sao mẹ không làm như bố ấy, gọi đồ ăn về cho bố và con rồi mẹ đi chơi được mà?
Phải, tại sao tôi lại không làm như anh chứ? Rất nhiều lần tôi ốm con đau, chỉ cần có bạn gọi đi nhậu thì chồng tôi lại đặt đồ ăn về nhà cho hai mẹ con rồi đi cơ mà. Còn tôi, luôn từ chối những cuộc vui với bạn bè để giành thời gian cho gia đình.
Tôi cũng luôn ôm đồm hết việc nhà với suy nghĩ chồng đi làm mệt rồi thì về nhà hãy để anh nghỉ ngơi, mà quên mất rằng bản thân tôi cũng đi làm. Ăn gì, mua gì tôi cũng luôn nghĩ tới chồng trước tiên,...
Nhưng, nhờ câu hỏi của con gái "sao mẹ không làm như bố?" mà tôi chợt tỉnh ngộ và nhận ra 2 bài học cứu vãn cuộc hôn nhân chạng vạng của mình.
1. Phụ nữ đừng mải hi sinh quá nhiều mà quên mất đi bản thân
Thiết nghĩ bản năng của phụ nữ chính là sự hi sinh. Nhiều lúc họ mải hi sinh nhiều quá mà quên mất đi bản thân. Tôi cũng vậy và tôi nghĩ chắc nhiều chị em cũng như tôi thôi. Lập gia đình xong là quanh quẩn với một đống việc bộn bề không tên ở nhà, rồi việc ở công ty. Lúc nào cũng nghĩ cho chồng cho con từng li từng tí một.
Nhưng các chị à, chồng cũng là một người trưởng thành, anh ấy có thể tự lo được cho mình mà. Khi đã có con, anh ấy cũng là một người bố. Cái này không biết làm thì hãy chỉ dạy cho anh ấy, chứ đừng ôm đồm hết vào người làm gì. Để rồi không còn thời gian chăm lo cho mình và khiến bản thân trở nên xuề xòa, kém sắc.
Phụ nữ thông minh sẽ không bao giờ biến mình trở thành một bông hoa héo úa. Họ sẽ tự khiến mình tỏa hương và tự mình thưởng thức. Vì vậy phụ nữ nên biết cách yêu thương và chiều chuộng bản thân, đừng hi sinh quá nhiều cho gia đình.
Tuy nhiên, nên xuất phát vì chính mình chứ đừng xuất phát từ ý nghĩ giữ lửa hôn nhân. Bới khi phụ nữ biết yêu thương bản thân, họ sẽ hiểu được giá trị mình nằm ở đâu và biết cách làm sao để hoàn thiện mình hơn mỗi ngày.
2. Đôi khi có nhiều vấn đề tháo gỡ thế nào cũng không hết, nhưng hãy cứ tháo chứ đừng để vậy
Hôn nhân có những thứ rất khó để diễn tả, bởi đôi khi chỉ vướng 1 nút thắt chúng ta có gỡ thế nào cũng không hết rối. Thời gian đầu chúng tôi còn hay ngồi lại nói chuyện với nhau khi gặp vấn đề khúc mắc, nhưng dần dần đâm ra chán.
Nhiều khi bất mãn với chồng, tôi đi tâm sự với bạn bè chứ không nói với anh. Bởi tôi sợ hai vợ chồng lại xảy ra cãi vã khiến nhà cửa không yên, bởi tôi nghĩ có nói chồng cũng chẳng thay đổi được gì nhiều.
Nhưng giờ ngẫm lại mới thấy tại sao tôi phải như vậy chứ? Cứ giữ trong lòng không nói ra quả thật rất khó chịu. Nếu có khúc mắc, nói ra hai vợ chồng còn có khả năng tháo gỡ được, còn nếu không nói thì mãi mãi không có khả năng sửa chữa được.
Nhìn con gái, nhớ lại quãng thời gian ngọt ngào trước đây của hai vợ chồng, tôi quyết định thẳng thắn với chồng lần cuối. Lâu lắm rồi tôi mới có cuộc nói chuyện với chồng dài như vậy. Tôi nói hết lòng mình, những gì bất mãn về chồng, những gì mình nghĩ và mong muốn tương lai... Lúc đó tôi chỉ nghĩ, cứ nói hết một lần rồi chuyện ra sao thì ra để sau này không phải hối hận.
Chồng im lặng. Nhưng đêm đó anh đã nhắn cho tôi một tin thật dài. Anh nói rằng anh đã nói chuyện với con gái. Và trong mọi câu chuyện của con đều có mẹ, nhưng bố thì không. Ngẫm lại anh mới thấy bản thân đã quá vô tâm, chỉ nghĩ đến cảm xúc của mình.
Rồi anh xin lỗi tôi vì để vợ vất vả bao năm qua, cũng mong tôi tha thứ cho anh và trong tương lai hai vợ chồng có thể thẳng thắn với nhau, sai đâu sửa đó chứ đừng để sự bất mãn chất chồng rồi đến lúc nào đó sẽ phun trào. Tới khi đó, hôn nhân sẽ không thể cứu vãn được nữa.
Đọc những dòng tin nhắn của chồng mà mắt tôi ướt lệ. Tôi mừng vì hai vợ chồng nhận ra được giá trị của nhau, tôi mừng vì nhờ con gái mà chúng tôi đã cứu vãn được hôn nhân.
Vợ chồng đang tranh cãi nảy lửa, con gái nhỏ xuất hiện nói một câu khiến cả hai bật khóc hối hận Sau màn cãi vã nảy lửa và câu nói của con, tôi và chồng cảm thấy xấu hổ hối hận vô cùng. Tôi năm nay 31 tuổi, kết hôn đã được 6 năm. Hiện hai vợ chồng tôi đã có một cô con gái tròn 5 tuổi. Đây là kết quả của tình yêu mà chúng tôi vun đắp, xây dựng bấy lâu...