Mẹ bán xôi 25 năm chăm con khờ của chồng cũ
Cư dân mạng chia sẻ ngập tràn về câu chuyện người mẹ nuôi Trần Thị Bạch Tuyết (53 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) dành cho cậu con trai khờ tên Nhí tình cảm yêu thương không khác gì mẹ ruột.
Gia cảnh khó khăn, nhưng người mẹ luôn đồng hành cùng con trai khiến ai cũng rưng rưng.
“Nó đâu có tội”
Đón cậu bé 2 tháng tuổi nhỏ xíu “như con mèo” về nhà chăm sóc, nhập viện liên tục, nhưng mẹ con bà Tuyết vẫn hết lòng nuôi nấng. Đến nay, 25 tuổi, cậu bé ngày nào cũng vẫn chỉ nói ú ớ, nặng vỏn vẹn 30 kg. Năm 1997, bà Trần Thị Bạch Tuyết nên duyên cùng một người đàn ông đã có con riêng, đó là cậu bé Nhí – khi đó 2 tháng tuổi nhưng chỉ nặng chừng 2 kg. Nhìn đứa bé thở thoi thóp, bà Tuyết càng thương nên đón về chăm sóc.
Thấy mẹ đau vai, Nhí chủ động đến xoa bóp
Bà Trần Thị Huệ (77 tuổi, mẹ bà Tuyết) là người ở bên bón từng muỗng sữa để Nhí cầm cự qua ngày. Bao nhiêu đợt Nhí nhập viện vì bệnh viêm phế quản, bà Huệ vẫn ngày đêm ở bên túc trực để vợ chồng bà Tuyết đi làm kiếm tiền. Ban ngày đầu tắt mặt tối với gánh xôi dạo, tối về, bà Tuyết lại cùng mẹ chăm sóc Nhí, lo cho cậu bé từ miếng ăn đến giấc ngủ. “Ngày ấy tôi thương ba Nhí nên nhận nuôi nó luôn. Nhưng Nhí không như những đứa trẻ bình thường, đến 3 – 4 tuổi vẫn chỉ lết. Buôn gánh bán bưng chật vật từng đồng, nhưng tôi vẫn gom góp mua mỗi lần 100 gr sữa về quấy lên để đút cho Nhí uống”, bà Tuyết kể.
Năm 2002, ba Nhí có gia đình mới, Nhí được đón về ở cùng ba. Nhưng chưa đầy 1 tháng, cậu bé khóc qua điện thoại, bà Tuyết lại đón về chăm sóc. “Làm như kiếp trước hai mẹ con tôi mắc nợ với nó vậy. Thấy nó con nít, không có tội nên mình dang tay đón nhận, được ngày nào thì cứ cố ngày đó chứ nhất quyết không bỏ”, bà Tuyết nói. Hơn 10 tuổi, Nhí mới biết nói ú ớ, giọng khàn đặc và lò dò tập đi. Đến lúc này, sức khỏe của em cũng ổn định hơn, không phải đi bệnh viện. Gánh nặng trên vai mẹ con bà Tuyết mới nhẹ đi đôi chút.
Nhưng chưa được bao lâu, 3 năm trở lại đây, bà Huệ bị tai biến, nằm một chỗ. Mọi chi tiêu trong nhà như tiền trọ, tiền ăn uống, tiền thuốc men phụ thuộc hết vào gánh xôi của bà Tuyết.
Video đang HOT
Nhí đã 25 tuổi, nhưng vệ sinh cá nhân vẫn do bà Tuyết lo liệu dù không là con ruột. Ảnh V.P
Ngày không có mẹ, ngoại sẽ thế nào?
Trong căn nhà trọ chừng 12 m 2 nằm cuối dãy, bà Tuyết ngồi trên chiếc ghế xếp, tay liên tục tự xoa các khớp vì bị đau nhức; bà Huệ nằm trên chiếc nệm cũ, liệt nửa người.
Nhí 25 tuổi nhưng chỉ cao chừng 1 m, nặng khoảng 30 kg và vẫn hồn nhiên ngồi xem chương trình thiếu nhi trên điện thoại, tủm tỉm cười một mình.
Bà Tuyết thở dài, giờ Nhí đã có thể tự ăn cơm, tự uống nước nhưng không phân biệt được cơm thiu hay cơm ăn được, cũng không thể tự tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Mỗi ngày, bà Tuyết dậy từ 2 giờ sáng nấu xôi, dọn dẹp nhà cửa, lau mình mẩy cho mẹ già rồi đẩy gánh đi bán.Về đến nhà, dù mình mẩy đau nhức vì bệnh xương khớp, nhưng bà vẫn lo cơm nước cho Nhí và mẹ ruột.
Bà Tuyết vừa chăm mẹ tai biến, liệt nửa người, vừa chăm người con nuôi 25 tuổi
Bà bộc bạch: “Ngày mới nhận nuôi Nhí, tôi để Nhí và con ruột của mình trên chiếc xe đẩy xôi đi bán khắp nơi. Nhìn nắng nôi, mưa gió, thương hai đứa mà chảy nước mắt. Nhưng vì không ai giữ trẻ từ 5 giờ sáng cả nên phải làm như vậy. Đến giờ, mẹ tôi và Nhí đều cần phải có tôi chăm sóc nên tôi không cho phép mình được nghỉ ngơi”.
Bà Huệ lấy khăn lau nước mắt khi nhắc về đứa cháu không máu mủ mà bà nuôi nấng suốt bao năm qua: “Giờ nó muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ. Ngày trước thấy ba mẹ nó không chăm nên tôi chăm, nhìn thấy thương. Giờ tôi nằm một chỗ như này, không biết khi tôi qua đời nó sẽ ở với ai”.
Cùng nỗi lo với mẹ, bà Tuyết nói thêm, bao năm qua chăm sóc Nhí, mẹ con bà hiểu được tính của Nhí thế nào nên không biết một ngày không có ngoại và mẹ ở bên, Nhí sẽ ra sao. Thấy ngoại rơi nước mắt, Nhí hét lên nhắc: “Ngoại!”. Không biết nói những câu từ mỹ miều, bộc lộ cảm xúc, Nhí chỉ biết hét lên như vậy, trả lời đôi ba câu đơn giản rằng “Thương mẹ nhất trên đời, rồi đến ngoại, đến ba, đến út”.
Âm mưu của chồng tôi khi hào hiệp muốn thay em rể về... ở rể
Nhà tôi có hai chị em gái. Bố mất sớm, một mình mẹ nuôi hai chị em tôi lớn khôn. Tôi lấy chồng đã năm năm, em gái tôi cũng sắp lấy chồng.
Chuyện chị em tôi lo lắng việc sau khi chúng tôi đi lấy chồng mẹ sẽ phải ở một mình cuối cùng cũng đã đến. Đành rằng, cả hai chị em đều lấy chồng trong thành phố, cách nhà không quá xa, lúc cần có thể chạy đi chạy về, nhưng nói gì thì nói, mẹ tôi có tuổi rồi, lúc khỏe mạnh không sao nhưng lúc trái gió trở trời, đau ốm đêm hôm đột xuất không có ai ở bên thì không ổn. Nghĩ vậy, tôi bảo với em gái bàn bạc với chồng sắp cưới của nó xem sau khi cưới hai đứa có thể về ở với mẹ được không.
Để đưa ra đề nghị này tôi cũng đã suy trước tính sau. Nhà em rể đông người, lại ba thế hệ đang sống chung. Theo như kế hoạch em rể đưa ra thì sau khi cưới hai vợ chồng sẽ ra thuê trọ sống riêng cho thoải mái. Thế thì thay vì thuê trọ, hai đứa về ở chung với mẹ, như vậy vừa đỡ một khoản tiền, mà mẹ có con cái sống cùng lại vui.
Thế nhưng em rể có vẻ như chưa thông suốt vụ này. Cậu ấy nói cậu ấy cũng thương mẹ, cũng không quan trọng việc sẽ bớt một khoản tiền, vấn đề là cậu ấy không muốn mang tiếng ở rể. Bố mẹ cậu ấy cũng nói "muốn ra thuê nhà ở riêng thì được chứ sang nhà vợ ở thì không nên".
Tôi có đem chuyện này kể với chồng, bảo sau này em gái lấy chồng rồi mẹ ở một mình thì buồn và thương mẹ quá. Không ngờ chồng tôi lại nói: "Anh cũng có nghe mọi người bàn bạc chuyện lâu nay rồi, nhưng vì em không hỏi ý kiến anh nên anh không nói. Thực ra em là chị cả, việc chăm sóc mẹ nên là trách nhiệm của vợ chồng mình, không thể đùn đẩy cho em gái được. Thôi, cứ để đám cưới của em ấy xong xuôi rồi vợ chồng mình nói chuyện với bà nội, chuyển về ở với bà ngoại cho vui. Dù sao bà nội cũng còn chú út, chứ bà ngoại ở có một mình".
Nghe chồng nói mà tôi không tin vào tai mình. Chuyện này, ngay cả bản thân tôi cũng chưa từng nghĩ đến huống gì là chồng. Bởi vợ chồng tôi đang sống chung với mẹ chồng, bố chồng cũng đã mất, em chồng đang học đại học. Cuộc sống trong nhà tương đối ổn định, mẹ chồng con dâu không xung khắc bất hòa gì cả. Giờ tự nhiên cả vợ chồng con cái về ở với bà ngoại thì làm sao bà nội đồng ý được.
Nhưng chồng tôi bảo anh sẽ thuyết phục bà và anh nghĩ mình làm được. Tôi thực sự xúc động đến rơi nước mắt trước tấm lòng của chồng. Xưa nay tôi thấy anh sống hơi "chặt chẽ" về tiền bạc, nói đúng hơn là hơi tính toán, ki bo. Nhưng giờ tôi mới biết là anh cũng rất tình cảm, thương vợ, thương cả những lo lắng của vợ. Anh đối xử với tôi và mẹ tôi như thế, không có lý gì tôi lại không hết lòng vì anh, vì gia đình chồng.
Cuối tuần vừa rồi tôi về ngoại một buổi giúp mẹ và em chuẩn bị lên thực đơn cho cỗ cưới. Trưa tôi về thấy nhà vắng, lên phòng thấy con đang ngủ, không thấy chồng đâu. Tôi sang phòng mẹ chồng định hỏi chồng tôi đi đâu, bà đã ăn trưa chưa thì nghe tiếng chồng tôi trong đó, có vẻ như là anh đang thuyết phục bà và bà thì chưa đồng ý vụ gia đình tôi muốn chuyển về ở nhà ngoại.
Mẹ chồng tôi bảo chồng tôi rằng đang yên đang lành tự nhiên thích đi ở rể làm gì. Mẹ chồng vừa dứt lời thì chồng tôi nói: "Vấn đề là gì mẹ biết không? Là vợ con đang thuyết phục vợ chồng dì út cưới xong ở lại đấy luôn với bà. Mẹ nghĩ xem nhà mẹ vợ không có con trai, sau này ai ở đấy chăm bà thì coi như được luôn cái nhà đấy còn gì. Giờ để dì út ở, chăm bà thì sau bà mất, nhà đấy bà không cho dì út thì cho vợ chồng con chắc? Mà nhà mình còn chú B. nữa, sau nó lấy vợ thì ở đâu? Thuê nhà à? Nếu vợ chồng con sang đấy ở, coi như tương lai đã có nhà, sau này chú B. cưới vợ ở với mẹ không phải lo chuyện nhà cửa nữa".
Từng lời từng lời chồng nói khiến mặt tôi nóng bừng. Hóa ra chẳng phải anh thương vợ hay thương mẹ vợ gì cả, là anh đang nhắm vào cái nhà của mẹ tôi. Anh nghĩ nếu chúng tôi về ở với bà thì sau này ngôi nhà đó nhất định bà ngoại sẽ cho chúng tôi. Anh còn tính cho tương lai của em trai anh nữa. Một kế hoạch mà vẹn cả đôi đường, vừa có nhà lại vừa được tiếng rể hiền rể thảo. Càng nghĩ tôi càng thấy cay đắng khi biết rõ "tấm lòng" của chồng mình.
Tôi cay đắng khi nhận ra "tấm lòng" của chồng mình (Ảnh minh họa: Sohu).
Vài hôm nay tôi cứ lấn cấn mãi chuyện này chưa biết phải giải quyết như thế nào. Tôi không cần biết anh toan tính những gì, chỉ cần có thể làm cho cuộc sống mẹ mình vui, anh tốt thật tâm hay tỏ vẻ tốt cũng được. Vấn đề là ở chỗ nhà tôi có hai chị em chứ không phải một mình tôi, sau này tài sản của mẹ tôi dù sao cũng chia đều. Nếu mẹ không cho vợ chồng chúng tôi nhà, rồi chồng tôi lúc đó sẽ kể công này nọ thì làm sao?
Tôi nhớ lại những lời mẹ chồng nói với chồng tôi: "Thương bà ngoại thì siêng qua lại thăm nom. Bà cũng còn khỏe mà, lúc nào ốm đau hay già yếu thì lại tính". Có phải làm như mẹ chồng tôi nói là ổn và hợp lý hơn không?
Đấu tranh mạnh với tệ nạn mại dâm núp bóng dịch vụ nhạy cảm Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tệ nạn mại dâm lại chuyển biến có phần phức tạp. Nhiều cơ sở xông hơi, xoa bóp... thường hoạt động biến tướng, trá hình, thành nơi mua bán dâm để thu hút khách nhằm tăng doanh thu cho cơ sở... Ngày 20/9, qua kiểm tra, Công an bắt quả tang tại cơ sở Lộc Phát,...