“Mẹ anh thì anh đi mà chăm sóc!”
Chị bảo chơi vài ngày thì được, ở mấy tháng thì không, chị phải đi làm, chị không hợp mẹ, không thể ở với mẹ được, hơn nữa “Mẹ anh thì anh đi mà chăm sóc!”.
Anh lấy chị năm anh 26 tuổi, chị 27. Ngày chị chuyển đến xóm trọ, nhìn chị xinh duyên, con gái miền trung nhưng nước da trắng hồng, đôi mắt sáng và sắc sảo, anh thích chị từ cái nhìn đầu tiên. Mấy đứa trong xóm thách anh: “Mày đẹp trai nhất xóm, đố mày cưa đổ con Hà”. Một phần vì hiếu thắng, một phần anh thật lòng thích chị, anh “cưa”.
Mưa dầm thấm đất, ngày chị nhận lời yêu, anh sướng run người. Yêu nhau thời gian, chị thu dọn đồ đạc sang ở cùng anh, chị bảo để chăm sóc anh cho tiện. Anh giật mình vì sự bạo dạn của chị. Ở xóm mọi người nói ra nói vào, nhưng rồi quen. Anh chị yêu nhau được năm thì cưới.
Ngày anh xin phép mẹ cho chị về làm dâu, mẹ nhất định không đồng ý. Mẹ bảo quê chị xa xôi, chị lại tuổi Dần không hợp tuổi anh, đôi mắt và khuôn mặt chị sắc, mẹ sợ sau này anh khổ vì vợ. Bố anh mất sớm, mẹ vất vả nuôi mấy anh chị em lớn khôn. Anh là con út, cũng là con trai duy nhất trong nhà nên mẹ dành nhiều tình thương cho anh hơn cả, thương mẹ anh ít khi làm mẹ buồn lòng. Nhưng cái thai trong bụng chị thì ngày một lớn. Con anh không có lỗi để phải từ bỏ mạng sống khi mới đang tựa hình. Anh khóc, cúi đầu xin mẹ nhận cháu, nhận con dâu.
Nhà chị nghèo, nhà anh cũng không khá giả nên đám cưới chỉ là vài mâm cơm đơn giản. Anh thương chị đến xót lòng. Chị bước chân về làm dâu, với chiếc bụng to lùm lùm. Mẹ anh khó chịu ra mặt, ở quê còn nặng những định kiến, bà không chịu được tiếng chì tiếng bấc của hàng xóm láng giềng.
Sau ngày cưới, anh khuyên chị ở nhà với mẹ chờ đến ngày vượt cạn: “Mẹ thương con, quý cháu. Em chịu khó gần gũi, mẹ sẽ thay đổi tình cảm với em, mẹ già rồi, hay ốm đau nên cần có người ở bên sớm tối”. Nhưng chị nhất quyết không nghe, đòi theo anh xuống ở Hà Nội, chị bảo chưa quen làm dâu, mẹ anh già khó tính, chị không chiều được. Thương chị đang bầu bí, anh đưa chị theo, thuê một phòng trọ rộng rãi hơn vợ chồng sống, chờ ngày chị sinh. Hàng tuần anh một mình về thăm mẹ.
Con gái nhỏ ra đời, niềm vui tăng lên, thì nỗi vất vả của anh cũng theo lên gấp bội. Đồng lương nhân viên không đủ chi trả cho hàng trăm khoản chi tiêu đắt đỏ nơi thành phố, thêm tiền gửi cho mẹ anh ở quê thuốc thang. Có những lúc anh cảm thấy mình kiệt sức với gánh nặng về tiền. Ngoài thời gian làm chính, anh tranh thủ những khi rảnh chạy đổ cafe cho các nhà hàng kiếm thêm đồng ra đồng vào.
Sau sinh, chị thay đổi tính nết, hay cáu gắt bực bội. Nhiều hôm đi làm về mệt, anh muốn nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, chị lại cằn nhằn nói mãi chuyện tiền nong, chị bảo: “Lấy anh tôi khổ cả đời”. Anh vừa giận, vừa thương chị. Anh nghĩ cũng do anh là đàn ông không lo được cho vợ con cuộc sống sung túc, anh nhịn cho êm ấm cửa nhà.
Video đang HOT
Con được 6 tháng tuổi, chị nhất định đòi gửi con để xin việc làm. Thương con còn non, anh bảo chị cố gắng đợi thêm thời gian nữa cho con cứng cáp hơn, anh sẽ cố gắng làm thêm nhiều nữa để kiếm tiền. Chị đứng chống nạnh: “Trông chờ vào anh mẹ con tôi chết đói, lấy anh chẳng ngày nào tôi được sống sung sướng cho ra con người, mẹ chồng thì quá quắt, nay ốm mai đau tốn cả núi tiền của, chết hết đi cho rảnh nợ”. Anh điếng người, vung tay tát chị một cái. Lần đầu tiên anh đánh chị. Những cuộc cãi vã của anh chị ngày một nhiều, xoay quanh chủ đề chính là tiền.
Tình yêu và tình thương anh dành cho chị vì thế cứ vơi dần theo ngày tháng (Ảnh minh họa).
Đi làm, chị ăn diện hơn cả thời còn con gái. Anh nhắc khéo chị mua sắm vừa đủ thôi, vợ chồng còn khó khăn, cái nhà để ở cho tử tế còn chưa có, quần áo nhiều quá mặc không hết phí đi. Chị chửi anh là “đồ keo kiệt bủn xỉn, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Loại đàn ông như anh thì suốt đời chẳng làm được việc gì lớn. Bất tài không làm được thì để tôi tự lo”. Anh thấy nghẹn đắng trong lòng. Lâu lắm rồi, chị chẳng hề biết những chiếc áo sơ mi anh mặc đã cũ, ngả màu lắm.
Hai năm chị bước chân về nhà anh làm dâu, chị luôn tìm mọi lý do để thoái thác việc ở nhà chăm sóc mẹ anh. Chưa một lần chị mua quà gì dù nhỏ biếu mẹ, các cháu anh cũng chẳng được đồng quà tấm bánh nào của chị. Mỗi lần về thăm mẹ, anh toàn phải khéo giấu mua biếu mẹ, nói dối “Hà nhà con gửi biếu mẹ”. Tình yêu và tình thương anh dành cho chị vì thế cứ vơi dần theo ngày tháng.
Anh động viên chị nên đi học thêm để nâng cao kiến thức, làm nhân viên phục vụ mãi sao được. Chị không nghe, tối nào cũng quanh quẩn chơi với con, xem phim, kêu cuộc sống nhàm chán, vì nghèo hèn mà chẳng được đi chơi như người ta… Những khó khăn, áp lực trong công việc của anh, chị không thể nào hiểu và chia sẻ được. Anh thấy chán chị, đi tối ngày. Những bữa cơm chung của anh chị thưa thớt. Nhiều hôm anh trở về nhà là lúc chị và con đã đi ngủ. Đặt tấm lưng mệt mỏi xuống giường, anh thở dài. Anh chợt nghĩ đến cô. Anh ước giá mà anh gặp cô sớm hơn biết đâu cô sẽ trở thành vợ anh, không phải chị.
Cô và anh quý mến nhau xuất phát từ tình cảm anh em đồng hương, xa quê lập nghiệp vất vả nơi thủ đô này. Cô là người sống trọng tình cảm, lễ nghĩa, nói chuyện hiểu biết, nhẹ nhàng. Cô khuyên anh về nhà nhiều hơn, bếp lửa có đỏ thì gia đình mới hạnh phúc, bảo anh dùng tình và nghĩa để thay đổi dần chị.
Cô là người dễ bị tổn thương, và anh cũng có gia đình, nên anh luôn giữ một khoảng cách vừa đủ với cô để tránh những hiểu lầm đáng tiếc. Nhưng không biết chị nghe từ ai, một ngày chị lao thẳng lên nơi anh làm việc. Gặp cô, chị thẳng tay tát vào mặt cô một cái như trời giáng, cùng với những lời chửi khiếm nhã giữa bao nhiêu người. Cô bất ngờ không hiểu, đứng im lặng. Anh vội lao xuống kéo chị về. Lửa giận sôi lên trong người, anh đánh chị lần thứ hai từ sau ngày cưới. Chị không xin lỗi anh, mà còn gào lên nói: “Loại bất tài rồi còn trăng hoa, tôi mắt mù nên mới lấy nhầm chồng”.
Đêm đó anh không ngủ, tàn thuốc đỏ vương đầy nhà, anh lấy giấy ra viết đơn xin ly hôn. Trong đêm yên tĩnh, chợt anh nghe tiếng con gái trong cơn mơ ú ớ gọi bố. Anh nhìn khuôn mặt ngây thơ của con, lặng lẽ xé tờ đơn làm đôi. Anh bỏ qua hết tất cả cho chị.
Mẹ anh ốm nặng, chị anh gọi điện bảo anh đưa vợ con về với mẹ ít hôm cho mẹ chơi với cháu. Anh bàn với chị thu xếp công việc, chị miễn cưỡng buông một tiếng “Ừ”. Sức khỏe của mẹ ngày một xấu đi. Anh bảo chị xin nghỉ việc mấy tháng ở nhà chăm sóc mẹ: “Mẹ ốm, không ở bên mẹ, nhỡ mẹ có mệnh hệ nào anh hối hận cả đời”.
Chị không đồng ý. Chị bảo chơi vài ngày thì được, ở mấy tháng thì không, chị phải đi làm, chị không hợp mẹ, không thể ở với mẹ được, hơn nữa “Mẹ anh thì anh đi mà chăm sóc!”. Rồi chị đưa con xuống Hà Nội. Anh thấy mình có vợ mà cũng như không. Anh xin nghỉ làm ở nhà chăm sóc mẹ 2 tháng trời. May mắn thay, sức khỏe mẹ anh dần bình phục trở lại.
Ngày anh xuống Hà Nội đi làm, trở về nơi không còn là tổ ấm gia đình nữa. Anh đặt tờ đơn xin ly hôn ngay ngắn trên bàn để lại cho chị rồi lặng lẽ bước ra khỏi nhà.
Theo VNE
Anh ấy đã bỏ con rồi, mẹ ơi!
Con đã gào thét trong nỗi tuyệt vọng đến vô cùng. Và con cũng đã nghĩ đến cái chết.
Làm sao con có thể sống trên cõi đời này mà không có người đàn ông của mình bên cạnh?
Con không hiểu tại sao anh ấy lại bỏ con khi mà tình yêu con dành cho anh ấy lớn hơn, mạnh mẽ hơn cả tình thân máu mủ, ruột rà. Con đã chấp nhận rời xa mẹ để có được người mình yêu thương bởi con nghĩ mẹ chẳng thể nào hiểu được anh ấy bằng con. Sự cấm đoán của mẹ là vô lý, áp đặt; là lợi dụng quyền làm cha mẹ để ngăn cản tình yêu, hôn nhân của con mình.
Mẹ ơi, con đã nghĩ như vậy khi rời bỏ mẹ. Con đã chọn người đàn ông ấy với sự tự tin đến mù quáng rằng con là ngọc ngà, châu báu của người ta; sẽ chẳng có ai trên đời này - kể cả mẹ - yêu thương con như người ấy từng yêu; sẽ không có ai mang đến cho con hạnh phúc như người ấy từng mang đến và hứa hẹn...
Mẹ ơi, giờ đây con mới thấm thía những nỗi đau. Giờ đây, con mới biết vì sao mẹ chẳng gần gũi, chẳng sống cùng nhưng mẹ nhìn rõ bản chất một con người. (ảnh minh họa)
Thế mà có bao lâu đâu, những giấc mơ của con đã tan như bọt xà phòng. Ai đó đã đúng khi nói rằng tình yêu trông xa như viên pha lê nhưng đến gần thì lại là những giọt nước mắt. Con không còn nhớ mình đã khóc bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm khi chỉ còn lại một mình trong căn phòng vắng. Anh ấy đi đâu, làm gì, với ai con không được phép biết. Điều duy nhất con được phép làm là chịu đựng những cơn nóng lạnh bất thường, những trận cuồng nộ vô duyên cớ, những đòi hỏi không giống ai của người mà con đã từng hạnh phúc gọi là "chồng".
Mẹ ơi, giờ đây con mới thấm thía những nỗi đau. Giờ đây, con mới biết vì sao mẹ chẳng gần gũi, chẳng sống cùng nhưng mẹ nhìn rõ bản chất một con người. Và những lời mẹ khuyên can con đừng đến với người đàn ông ấy không phải là sự áp đặt, cấm đoán vô lý.
Mẹ ơi, con đã sai rồi...
Theo VNE
Điếng người vì con gái tuyên bố không lấy chồng giống mẹ Được trở thành thần tượng, tấm gương cho con cái noi theo là niềm hạnh phúc không gì sánh nổi đối với mỗi người mẹ. Nhưng ở hoàn cảnh của tôi bây giờ điều đó lại không đơn giản chút nào, tôi chỉ muốn nói với con một điều: Đừng bao giờ dẫm vào vết xe đổ của mẹ! Tôi và chồng chia...