Mê ăn đồ sống, tái, hãy cẩn trọng vì 6 căn bệnh này có thể “hỏi thăm”
Thực phẩm thô chứa nhiều mầm bệnh và thậm chí có thể dẫn tới những biến chứng không thể lường trước.
Ngoài các món ăn được chế biến chín thì các món được chế biến tái như phở tái, gỏi sống, lẩu sống là những món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Nhiều người cho rằng thịt còn tái thì mới giữ được hương vị tươi ngon ban đầu của nó chứ không như đồ ăn đã qua chế biến. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn tái sống chứa rất nhiềm mầm bệnh gây hại đến sức khỏe mà bạn không lường trước được.
Bệnh than
Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn, gặp phải ở cả người và động vật. Nguyên nhân gây ra bệnh than là do người bệnh nhiễm phải vi khuẩn than Bacillus anthracis. Con người bị lây nhiễm bệnh than chủ yếu thông qua các động vật mang vi khuẩn Bacillus anthracis. Vi khuẩn than gây bệnh nhiệt thán cho động vật, đặc biệt phổ biến ở các loài gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, cừu…Những gia súc mắc bệnh nhiệt thán hầu hết sẽ bị chết. Nếu con người tiếp xúc hoặc ăn thịt gia súc mắc bệnh thì sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Liên cầu khuẩn qua những món thịt sống sang người sẽ gây viêm màng não, nhiễm trùng tai ở người. Khi nhiễm bệnh, người bệnh thường sốt cao, mê sảng, nhầm lẫn. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong. Trong trường hợp điều trị ngay lập tức cũng có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn hoặc viêm dây thần kinh thính giác.
Video đang HOT
Ăn thịt lợn tái sống là nguyên nhân gây ra bệnh giun xoắn ở người. Thịt lợn có nhiễm Trichinella spiralis gây giun xoắn. Loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể, ruột, cơ, các cơ quan khác của người gây ra triệu chứng buồn nôn, đau bụng, viêm cơ bắp, viêm cơ tim… Nấu chín thịt lợn là cách đơn giản và dễ dàng nhất để ngăn bệnh giun xoắn xâm nhập và phát triển trong cơ thể người.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Tiêu chảy, nôn mửa, tiêu chảy ra máu … là những biểu hiện chính của căn bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Người bệnh ăn thịt tái, sống là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này.
Loại sán này ký sinh ở phúc mạc, dưới da, tinh hoàn… gây ra các biến chứng về thần kinh như co giật, động kinh, nhức và thậm chí là liệt đầu. Sán lá phổi còn gây ra những ổ áp xe, tạo các cơn ho ra máu, tràn dịch phổi nguy hiểm đến sức khỏe. Người ăn thịt lợn tái sống dễ mắc các loại sán này.
Brucellosis là tên bệnh do vi khuẩn Brucella gây ra. Bệnh còn có các tên khác như sốt Malta, sốt làn sóng… Tiếp xúc hoặc ăn, uống các loại thịt sống có vi khuẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Triệu chứng chính của bệnh là sốt, đau người, đau khớp, giảm cân, áp xe gan…
Bé viêm não do nhiễm giun đũa chó mèo
Em bé bốn tuổi được đưa vào Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cấp cứu trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, đau đầu vùng trán đỉnh.
Kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng tăng bạch cầu ái toan, dương tính với giun đũa chó mèo (toxocara) và sán lá gan lớn (fasciola). Bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI) và chọc dò dịch não tủy làm xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm não.
Bác sĩ Bùi Thị Đến, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Sản Nhi, cho biết bé xuất hiện tình trạng biến đổi dịch não tủy, điều trị tích cực bằng kháng sinh kết hợp thuốc tẩy giun.
Sau ba tuần điều trị, hôm nay sức khỏe bệnh nhi ổn định, xét nghiệm cho chỉ số bạch cầu ái toan trong máu giảm, dịch não tủy bình thường trở lại.
Các bác sĩ thực hiện chọc dò dịch não tủy làm xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm não màng não ở bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo bác sĩ Đến, trứng giun đũa trong cơ thể mèo, chó theo phân ra ngoài môi trường, 1-2 tuần sau sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa có thể xâm nhập gây bệnh cho người.
Trứng giun thường có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó, mèo; hoặc trong thịt chó, mèo. Ăn phải thịt nhiễm giun chưa được chế biến kỹ sẽ bị lây bệnh. Vào cơ thể người, ấu trùng giun được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo máu di chuyển đến gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương.
Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt người nuôi chó mèo nên vệ sinh môi trường. Không cho trẻ chơi ở những nơi có phân chó mèo hoặc động vật khác. Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Chó mèo con cần tẩy giun ngay từ ba tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại ba lần cách nhau hai tuần, sau đó cứ 6 tháng tẩy giun một lần.
Thúy Quỳnh
Các tế bào miễn dịch hoạt động quá mức gây tử vong cho bệnh nhân Covid-19? Một nghiên cứu mới công bố đã thấy mối liên hệ giữa sự thâm nhập của bạch cầu trung tính trong phổi của bệnh nhân với các triệu chứng của COVID-19. Trong hệ miễn dịch của cơ thể, tế bào bạch cầu trung tính phát hiện vi khuẩn và có thể trục xuất AND của mình (xem mũi tên) để tấn công vi...