Mẹ Á hậu Huyền My dạy con cách tiêu tiền
Sinh ra trong một gia đình có kinh tế vững chắc nhưng ngay từ nhỏ, á hậu Huyền My đã được mẹ dạy cách ứng xử với đồng tiền.
Câu nói vận vào cuộc đời
Những ai đã từng gặp chị Trần Lan Phương ngoài đời đều không khỏi bất ngờ về sự trẻ trung, xinh đẹp của người phụ nữ này. Mỗi khi chị tháp tùng á hậu Huyền My dự sự kiện, nhiều người không tin đó là mẹ cô mà cứ ngỡ là chị gái. Nhờ vậy mà từ nhỏ, Huyền My đã sở hữu được những nét đẹp, làn da trắng từ mẹ. Chỉ khác một điều là Huyền My có chiều cao nổi bật hơn mẹ nhiều. Chị Phương cho biết, lúc đó, mỗi khi có người đến chơi nhà lại nói lớn lên cho Huyền My thi Hoa hậu. Ai ngờ câu nói nửa đùa, nửa thật ấy lại trở thành sự thật. Dù chỉ đoạt á hậu 1 nhưng những thành công mà Huyền My đạt được đến hôm nay không hề thua kém danh hiệu Hoa hậu là bao.
Á hậu Huyền My và mẹ (ảnh gia đình cung cấp).
Chị Phương cũng như bao người mẹ khác có con gái xinh đẹp thì nỗi lo cũng nhiều hơn. Nhà Huyền My có một nguyên tắc bất di bất dịch là dù bố mẹ bận rộn tới đâu cũng phải thay nhau đón con chứ không nhờ xe ôm hay taxi đưa đón. Đến tận bây giờ, khi các con đã lớn thì vợ chồng chị Phương vẫn duy trì nguyên tắc này. Cứ nghĩ con lớn rồi thì sẽ nhàn hơn trong việc đưa đón, nhưng rồi chị thấy, nhỏ thì lo con đi một mình không an toàn, lớn lên lại là một nỗi lo khác, sợ con mải chơi theo bạn, theo bè. Đến khi phát hiện ra con không còn như lúc xưa thì đã không còn kịp nữa. Đó là điều mà chị nhìn thấy ở khá nhiều các gia đình nên luôn chủ động phòng hơn chống ngay từ đầu.
Hỏi chị Trần Lan Phương, bao bọc con như thế thì có sợ Huyền My thiếu đi sự tự lập hay không? Chị nói: “Thực ra, vợ chồng tôi đều rất bận rộn. Chồng làm nhà nước, tôi thì lo kinh doanh nên nếu để sát sao con từng ly, từng tí thì không thể. Huyền My 20 tuổi rồi, cũng không nên chăm sóc thái quá hoặc theo sát quá sẽ không hay, nhất là khi con là Á hậu, nhiều ánh mắt nhìn vào soi xét. Chính vì vậy mà chúng tôi xác định phải trang bị cho con những kỹ năng để các con ra đời tự lập chính cuộc sống của mình. Huyền My vốn là người rất cá tính nên không thể mang khuôn khổ ra để ép được, mà phải bằng bản năng của người mẹ để khuyên giải. Trong các mối quan hệ bạn bè của con cũng vậy, tôi không cấm, chỉ khuyên để lựa chọn. Nhưng phải để con cái biết được quan điểm của bố mẹ giúp con biết cách tìm bạn mà chơi, vì cuộc sống đâu chỉ sống cho bản thân mà còn cho gia đình nữa. Nếu không được dạy điều này thì lớn lên, con cái sẽ sống rất ích kỷ, chỉ làm điều mình thích mà không biết đến cảm nhận của người khác”.
Chị Phương nêu ví dụ từ câu chuyện của chính mình trong việc cá không ăn muối cá ươn. Chị cho rằng, người lớn có thể lạc hậu hơn lớp trẻ, nhưng kinh nghiệm sống và khả năng nhìn nhận, đánh giá người khác tốt hay xấu thì ít khi nhầm lắm. “Ngày tôi quen bố Huyền My cũng vậy. Anh ấy mới vừa đi học ở Đức về, còn tôi thì chuẩn bị đi du học ở Canada. Bố tôi nói với tôi rằng: “Học ở đâu cũng là học, tùy con lựa chọn. Nhưng người như Đức (bố Huyền My) thì khó kiếm lắm”. Vì câu nói đó của bố mà tôi đã từ bỏ ước mơ du học, sau đó kết hôn với anh. Giờ đây, sau nhiều năm chung sống, đã có hai mặt con, tôi càng thấm thía hơn sự nhìn nhận của bố. Kinh nghiệm ấy cũng được tôi tích lũy để răn dạy con mình”.
Video đang HOT
“Bố còn không được tiêu nhiều, huống chi là con cái”
Chị Phương bảo, khi mình có một gia đình hạnh phúc thì đó sẽ là trường học hiệu quả nhất. Bí quyết nuôi dạy con cũng không có gì to tát, xa xôi mà chỉ cần mang những điều trong gia đình mình ra để dạy con cũng đủ rồi. Trẻ sẽ dễ được thuyết phục hơn, vì đã được mắt thấy tai nghe chứ không so sánh kiểu bố mẹ có làm thế đâu mà bắt các con phải như thế. Dù bận rộn tới đâu nhưng gia đình chị Phương cũng hạn chế thuê người giúp việc. “Nếu phụ thuộc vào người giúp việc quá thì mọi thứ sẽ bị ỷ lại, các thành viên trong gia đình không biết san sẻ và gắn kết với nhau nữa. Chẳng hạn đi làm về thấy tôi đang nấu cơm thì chồng sẽ đi đổ rác. Ăn cơm xong, anh ấy sẽ rửa bát giúp tôi nếu Huyền My không có nhà. Hoặc nếu bố mẹ không có nhà thì các con phải tự nấu ăn”, chị Phương nói.
Một nguyên tắc sống nữa mà chị Phương đã dạy các con từ nhỏ, đó là cách ứng xử với đồng tiền. Chị bảo: “Gia đình tôi không phải đại gia, nhưng cũng không phải quá lo lắng về kinh tế. Cậu con út còn nhỏ thì chưa nói, riêng Huyền My thì từ ngày đi học tôi cho 200.000 đồng/tuần. Chưa bao giờ tôi cho con số tiền lớn hơn, kể cả khi con đã kiếm được tiền thì cũng phải đưa cho mẹ giữ. Ngay với bố Đức cũng còn không được tiêu nhiều, huống chi là con cái. Không chỉ để con biết giá trị của đồng tiền mà thông qua kỷ luật này, tôi muốn con sẽ biết phấn đấu. Khi mình tự kiếm ra đồng tiền thì sẽ không phải xin ai, không phải phụ thuộc vào ai cả. Bố mẹ đừng bao giờ nói sẽ cho con cái này, cái kia để làm mất đi sự phấn đấu ở con. Có cho con một đống tiền mà không biết tìm cách sinh sôi nảy nở thì cũng hết. Thà cứ cho một ít thì tự khắc chúng sẽ phải tự thân vận động. Đó cũng là cách mà tôi trang bị cho Huyền My khi con có cuộc sống riêng. Dù có lấy chồng giàu đến đâu thì nguyên tắc ấy cũng không được thay đổi. Có thể mình không thiếu tiền, nhưng việc mình kiếm tiền sẽ mang lại cho mình tiếng nói và dù có chuyện gì xảy ra thì mình cuộc sống của mình cũng không rơi vào bi đát”.
Với bản thân, chị Phương cũng sớm tự xác định cho mình một kinh nghiệm rằng, dù có lo cho con cái đến cuối đời cũng chưa hết. Cho nên đôi khi phải bình thản để đón nhận mọi chuyện có thể xảy ra. “Mình chỉ có thể cho con nền tảng ban đầu, còn việc phát huy tới đâu, ứng xử thế nào với cuộc sống thì chỉ có tự con quyết định được thôi. Nhưng tôi tin ở Huyền My, cá tính và độc lập từ lúc 15 tuổi thì dù ở đâu, làm gì, con cũng sẽ vững vàng và bản lĩnh trong cuộc sống”, mẹ Huyền My nói trong sự tự hào về con gái.
Theo Minh Nhật/Báo Gia đình & Xã hội
Dạy vợ cách...tiêu tiền
Lấy vợ từng được là hotgirl, đưa vợ đi đâu ai cũng khen tôi khéo tán lấy được vợ đẹp, ăn mặc có gu, giao tiếp tốt. Những lúc như vậy, tôi tự hào lắm nhưng ở với nhau được ít tháng sự tự hào đó làm tôi thấy khốn khổ, bất an.
Chuyện này có vẻ rất ngược đời nhưng là bài học cần có trong đời sống hôn nhân. Bởi không phải người vợ nào cũng biết căn ke, tính toán trong chi tiêu. Họ có thể hoang phí, hoặc không nhưng vì đầu óc quá hồn nhiên, vô tư mà vấn đề tài chính trong gia đình không tuân theo nguyên tắc nào. Trong khi đó, nhiều ông chồng muốn phó mặc chuyện tiền bạc cho vợ, nhiều ông chồng quá chiều vợ hoặc sợ mang tiếng "đo lọ nước mắm" mà không dám đứng ra lo toan, "dạy bảo" vợ.
Anh Tạ Quang Vinh, quản lý marketing, một công ty chuyên sản xuất nước giải khát tại Hà Nội chia sẻ: "Ngày yêu nhau, rồi mới cưới tôi tự hào vì vợ không chỉ xinh đẹp, cá tính mà rất biết cách trang điểm, chăm chút bản thân mình. Chúng tôi đều là dân ngoại tỉnh lên Hà Nội lập nghiệp, căn phong đi thuê chật chội, nhưng đầy đủ tiện nghi từ tủ lạnh, lò vi sóng, nồi nướng, điều hòa, máy giặt, nấu bếp từ, chiếc tủ ba buồng lúc nào cũng đầy úp quần áo dù vợ tôi liên tục soạn đồ cũ mang cho".
Mua được đồ mình thích là cô ấy cười như hoa nở, không được mua thì mặt bí xì- Ảnh minh họa
Niềm vui của vợ Vinh là mua sắm, từ những đồ gia dụng đến quần áo, giầy dép, túi sách ngoại để vận cho sành điệu... Lúc đầu Vinh kệ vì cho cô ấy niềm vui làm tân nương được chiều chuộng và hy vọng cuộc sống vợ chồng trẻ lại chưa có nhà, cô ấy sẽ biết cách tiết kiệm. Không ngờ đó là thú vui khó bỏ của vợ anh.
Tháng lương đầu tiên sau ngày cưới, cô ấy nói khao bạn bè vì đã có Vinh, Vinh đồng ý vì đó cũng là điều khiến Vinh thấy tự hào, vì nghĩ vợ muốn có "lối rẽ" sống cuộc sống gia đình thay vì thường xuyên tụ tập như trước đây. 7 triệu đồng tiền lương cũng đi hết veo sau lần khao đấy. Nhưng không ngờ tháng lương thứ hai cô ấy giành hết cho quần áo rồi nói: "Dù lấy chồng phải ở trọ nhưng em muốn bạn bè nó tiếp em rất đầy đủ". Rồi tháng lương thứ 3, thứ 4 cũng vậy vợ Vinh đều tiêu hết trong vòng nửa tháng, sau đó lại kêu hết tiên đi vay tiền bạn hoặc nói Vinh đưa tiền tiêu xài không đưa thì cô ấy giận dỗi.
Vinh góp ý thì cô ấy bảo, khi có con tự khắc sẽ lo được, bố mẹ hai bên đều có lương nên chẳng phải lo cho các cụ, còn trẻ cứ phóng tay không già lại hối hận ngày đó không cho mình đẹp, sung sướng.
Cũng trong cảnh khổ tâm vì vợ tiêu hoang, anh Nguyễn Thế Bình, phố Nguyễn Trãi, Tp Phủ Lý, Hà Nam than thở: "Vợ tôi được bạn bè đồng nghiệp phong là gần như sành điệu nhất thành phố vì thấy cả tháng đi làm chẳng mấy khi cô ấy mặc lặp lại bộ cánh nào, mà có mốt mới là cô ấy tường nhất, lập tức đi chọn để cho vào bộ sưu tập thời trang. Góp ý thì giận, thì khóc bỏ về nhà bố mẹ đẻ, nói tôi không chiều, tính toán cả với vợ"...
Tôi đau khổ vì vợ không biết chia sẻ- Ảnh minh họa
"Đây cũng là lý do vì sao mà sau khi lấy nhau toàn bộ số tiền tiết kiệm tôi dành dụm được gần 300 triệu để làm lại nhà "bốc hơi" hết. Tôi làm liên doanh nên thu nhập cũng khá trên dưới 30 triệu đồng/tháng nhưng khi có việc hỏi vợ tiền lúc nào cô ấy cũng nói không còn. Nhưng quần áo thì vẫn sắm đều, ăn uống thì cũng không cần nghĩ, thích là rủ các bạn tụ tập, ăn nhậu tại nhà, cao hứng thì mời ra hàng, đi hát... Biết vợ có tính hoang, tôi bắt đầu nói với vợ là công ty dạo này làm ăn khó khăn nên chậm lương, thu nhập rồi cũng sẽ giảm nhưng vợ vẫn thích là tiêu", anh Bình chia sẻ thêm.
Tệ hơn, vợ anh Đức anh, khu đô thị Linh Đàm vợ còn bị thất nghiệp ở nhà hơn một năm nay, mọi chi tiêu trong gia đình đều do anh gánh vác. Vợ thất nghiệp, con nhỏ lại hay đau ốm, để có đủ tiền lo cho vợ con tôi đã phải rất cố gắng, có cơ hội ra sức là làm thêm kiếm thu nhập, nhưng chỉ buồn một nỗi là vợ tôi dường như không cảm nhận nổi những vất vả của chồng. Tiền mang về cô ấy chi tiêu hoang phí, và không hề có ý thức mình đang khó khăn, phải tiết kiệm. Cô ấy thường xuyên không đi chợ mua đồ ăn về nhà chế biến như đa số những phụ nữ khác, vì cho rằng không có thời gian mà đa số toàn mua đồ ăn sẵn về ăn, nên vừa đắt, vừa không ngon lại không đảm bảo sức khỏe. Cô ấy cũng có tư tưởng ở nhà nhưng vẫn phải đẹp nên thích là mua sắm quần áo, cho mẹ, cho con. Nhiều bộ cánh mua về để đấy nhưng cô ấy vẫn không ngừng sưu tập...
Mách nước đối phó với vợ hoang
Có một vợ hoang phí thực sự là một rắc rối lớn đối với các ông chồng. Mua sắm luôn hấp dẫn với phụ nữ và chỉ có chồng mới khiến cho sự hấp dẫn đó dừng lại. Dưới đây là những cách mà các đức lang quân nên áp dụng.
Phân tích cho cô ấy, dù biết vợ sẽ không hài long khi đức lang quân nói chuyện tiết chế chi tiêu nhưng các chàng vẫn phải đối mặt. Nói cho cô ấy hiểu việc tiêu xài quá mức sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính của cả gia đình. Nếu cô ấy nhận thức được vấn đề nghiêm trọng phát sinh từ sở thích của mình, cô ấy sẽ dừng lại.
Bí mật về thu nhập và tiền tiết kiệm, giữ tiền tiết kiệm và bí mật về thu nhập để nếu đưa tiền cho vợ cũng ở trong khuông phép thì cô ấy không thể mãi vung tay quá trán được hoặc chí ít cũng là không thể cứ đi vay mà tiêu được.
Lên kế hoạch cho tương lai để cô ấy cũng thực hiện,chẳng hạn hãy cùng nhau lên kế hoạch tiết kiệm cho dự định chăm sóc, nuôi dậy con cái, mua sắm những món đồ giá trị như nhà ở, mua xe... sẽ giúp vợ nhận ra giá trị đích thực của tiền bạc. Sử dụng cách này để đối phó với cô vợ hoang phí đồng thời cũng giúp nàng biết cách tiết kiệm tiền nong.
Biết cách trì hoãn, khi vợ muốn mua sắm những món đồ mình thích mà các đức lang quân thấy là không cần thiết chẳng hạn như chiếc túi da, áo khoác lông hay đôi giày... thì hãy cứng rắn trì hoãn nó. Có thể cô ấy sẽ giận dỗi trong một vài ngày, nhưng chắc chắn cô ấy không thể vì chuyện này mà giận mãi cuối cùng cô ấy sẽ phải "xuống nước" và tự làm lành. Đây là cách hay để giúp cho vợ học cách kiểm soát tài chính và cơn tức giận không đáng có.
Sử dụng quyền làm chồng, khi bó tay với những cách trên thì đây sẽ là phương pháp hữu hiệu. Chồng chủ động đưa ra những quy định cụ thể cho việc chi tiêu tiền trong gia đình. Khi đã có quy định mà vợ vẫn tiếp tục vi phạm, đến lần thứ 3, người chồng nên giành quyền giữ tiền để điều tiết chi tiêu.
Theo Phununews
Vợ tôi là 'bà trùm' cho vay nặng lãi, tiêu tiền như rác Tôi chắt chiu, góp nhặt bao nhiêu thì em vung tay tiêu pha bấy nhiêu. Cậu con trai cũng khỏi phải nói, ăn chơi nổi tiếng khắp trường. Tuy nhiên, điều khiến tôi phải sửng sốt hơn nữa đó là vợ tôi còn là một "bà trùm" chuyên cho vay nặng lãi. Lần đầu tiên gặp em, tôi là chàng trai 28 tuổi...