Mẹ 3 con giữ bếp 6m2 ngăn nắp nhờ mẹo thiết kế thông minh linh hoạt, ngắm góc nào cũng thấy ưng mắt
Vì diện tích bếp chỉ 6m2 nên chị Dung đã tối đa hoá công năng để tiết kiệm diện tích.
“Làm sao 3 đứa con, không có giúp việc mà nhà cửa vẫn ngăn nắp?”. Đây là câu hỏi mà chị Kim Dung (30 tuổi, sống tại Hà Nội) thường nhận được từ anh chị em bạn bè. Để cân bằng giữa công việc, chăm sóc con cái và nhà cửa, bí quyết của bà mẹ 3 con này nằm ở cách thiết kế, sắp xếp bếp cực thông minh, linh hoạt.
Căn bếp của chị Dung có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 6m2. Do vậy, chị đã lên ý tưởng thiết kế bếp theo phong cách tối giản, tối đa hoá công năng để tiết kiệm diện tích. Bên cạnh đó, chị Dung chọn gam màu sáng để bếp sáng sủa rộng rãi hơn. Vật liệu chính là gỗ và mặt bếp ốp bằng đá thạch anh nhân tạo.
Căn bếp 6m2 nhìn góc nào cũng gọn gàng, xinh xắn
Khi thiết kế bếp, chị Dung đã bàn với kiến trúc sư và có ý tưởng trước về công năng sử dụng của từng ngăn tủ kệ. Vì vậy, khi hoàn thiện, chị chỉ việc bài trí đồ dùng vào đúng các ngăn tủ đã lên ý tưởng từ trước. Việc để đồ dùng ở đúng vị trí ngay từ đầu là chìa khoá giúp bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp và tiện nghi.
Ngoài ra, chị Dung cũng rất chuộng sử dụng các giỏ, khay bằng nhựa hoặc mây đan để phân chia, đựng đồ dùng trước khi cất vào ngăn tủ hoặc bày lên kệ. Nhờ vậy, việc tìm đồ trở dễ dàng hơn rất nhiều, đồ vật cũng được sắp xếp ngăn nắp, trật tự và khoa học nên căn bếp nhìn vừa gọn gàng vừa đẹp mắt.
Các giỏ mây xinh xắn giúp phân loại đồ
Video đang HOT
Trên bồn rửa là ngăn bát đĩa ít dùng hơn và các loại hộp nhựa, máy xay…
Phía trên bếp là các loại đồ khô, gia vị chế biến tẩm ướp các món và ngăn đựng cốc chén, bình nước
Vì diện tích bếp khiêm tốn nên ưu tiên của chị Dung là chọn những món đồ có màu trung tính, kiểu dáng đơn giản, ít chi tiết. Nhờ vậy, nó mang đến hiệu ứng thị giác sạch sẽ, gọn gàng và khi lau chùi cũng rất dễ.
Với bếp màu sáng, chị chú trọng vật liệu làm bếp ngay từ đầu. Đó là các loại dễ lau chùi, khó bám bẩn nên việc vệ sinh cũng dễ hơn. Theo chị Dung, nếu không có kinh nghiệm về việc này, mọi người có thể xin lấy mẫu vật liệu về nhà và test khả năng bám bẩn của nó trước khi quyết định sử dụng nó trong căn bếp. Sau mỗi lần nấu ăn, chị đều lau quanh khu vực nấu nướng bằng giấy lau bếp để tránh vết bẩn bám lâu ngày khó vệ sinh. Ngoài ra, để tránh nước đọng gây vết bẩn, chị sử dụng thêm khăn để lau khô những chỗ ướt trong bếp.
Quanh khu vực bếp nấu là xoong nồi các loại và kệ gia vị nên rất tiện khi nấu ăn và dọn dẹp
Bát đũa hay sử dụng được xếp trong ngăn kéo cạnh máy rửa bát để thuận tiện khi úp/xếp
Một bà mẹ 3 con hẳn sẽ “đầu tắt mặt tối” nếu không có sự hỗ trợ của các loại máy móc, công nghệ. ” Mình không có giúp việc nên mọi thứ đều nhờ tới máy móc. Mọi người đừng nghĩ phải ‘giàu’ mới mua được các loại máy… Hãy nhẹ nhàng bắt đầu với máy hút bụi trước!“, chị Dung chia sẻ. Một chiếc máy hút bụi cầm tay cực nhỏ gọn, giá vài trăm hoặc hơn 1 triệu đã là 1 sự thay thế tuyệt vời cho chiếc chổi và giải phóng công sức lao động rồi! Máy hút sạch và nhanh hơn quét tay rất nhiều. Đó cũng là cách giúp chị tiết kiệm thời gian – nhất là khi nhà có trẻ con và làm rơi/đổ các thứ liên tục.
Nguồn: NVCC
Căn bếp 6m2 tại Nhật của cô gái Việt nhận nghìn like từ hội chị em, đi 3 bước là hết nhưng ghi điểm vì gọn gàng vô cùng
Chủ nhân căn bếp còn chia sẻ một số tips giúp tiết kiệm diện tích cho những gian bếp nhỏ.
Căn bếp nhỏ chỉ rộng 6m2 của Quỳnh Anh (31 tuổi, hiện sống tại Nhật Bản) nhận được nhiều sự quan tâm từ hội chị em. Ai nấy đều khen căn bếp tuy nhỏ nhắn nhưng vô cùng xinh xắn, ngăn nắp. Quỳnh Anh chia sẻ tiêu chí khi decor lại căn bếp trong ngôi nhà thuê tại Nhật này là dễ sử dụng, gọn gàng, cần dùng gì có thể lấy ra ngay, đặc biệt nhìn vào bếp cũng thấy sự ấm áp, tinh thần vui vẻ.
Do là nhà thuê nên cô không tốn quá nhiều chi phí cho việc thiết kế căn bếp mà chỉ mua thêm một số đồ decor. Giỏ, hộp đựng, cô tìm mua ở các cửa hàng 100 yên, IKEA, Nitori tại Nhật. Tổng chi phí mua sắm chỉ tầm 2 triệu tiền Việt.
Dưới ảnh là chiếc tủ lạnh cũ được Quỳnh Anh dán lại. Cô cho biết do tủ cũ nhìn xấu nên quyết định "thay áo mới" cho "em nó" nhưng khi đi mua giấy dán lại hết hàng nên dán chắp vá tạm. Đây cũng chưa phải màu sắc cô thực sự ưng ý nên dự định khi có điều kiện sẽ đổi tủ lạnh mới.
Quỳnh Anh cho rằng để sắp xếp được căn bếp gọn gàng và thuận mắt nhất, bạn phải hiểu thói quen nấu ăn cũng như nhu cầu hàng ngày của chính mình. Cô đặt các loại đồ bếp ở các vị trí tuỳ theo mức độ sử dụng sao cho dễ lấy nhất. Ví dụ, đặt gia vị nấu ăn gần bếp, dùng các loại móc treo để treo muôi, vá. Nhờ đó, khi nấu ăn, cô rất tiện tay.
Một trong những tips tiết kiệm diện tích căn bếp của Quỳnh Anh chính là mua những loại đồ gia dụng đa năng. Do bếp nhỏ, cô hay đầu tư vào các món đồ đa chức năng, độ bền cao như nồi áp suất, lò vi sóng kèm nướng, máy nhào bột kèm chức năng xay...
Quỳnh Anh đánh giá cao chiếc xe đẩy gỗ này. Không chỉ để được nhiều đồ mà còn siêu bền, cô đã sử dụng nó được hơn chục năm.
Trong các ngăn kéo, đồ đạc cũng được lau chùi, rửa sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng.
Đây là góc nấu cơm, đun nước của Quỳnh Anh. Khi nấu cơm để tránh hấp hơi lên nóc tủ, cô sẽ kéo hộc tủ này ra.
Nếu đang gặp vấn đề trong việc sắp đồ đạc trong căn bếp nhỏ, bạn có thể tham khảo những tips được tổng hợp từ ý kiến của Quỳnh Anh:
Quỳnh Anh luôn cảm thấy giàu năng lượng và sức sáng tạo khi đứng trong căn bếp. Cô nói: "Với căn bếp này, thứ mình tạo ra không phải chỉ là món ăn mà là nơi tìm thấy sự thanh thản và sự gắn kết của gia đình" .
Ảnh: FB Rùa Mập
14 căn bếp nhỏ được thay đổi ngoạn mục sau khi cải tạo Những căn bếp nhỏ luôn khiến việc nấu nướng trở nên khó khăn. Hãy sắp xếp lại chúng với ý tưởng hợp lý, chắc rằng mọi nỗ lực của bạn sẽ tạo ấn tượng đặc biệt cho căn bếp nhỏ. Căn bếp nhỏ sẽ vô cùng chật chội nếu được thiết kế theo cách thông thường với hệ thống tủ bếp phía trên...