MBS: “VN-Index đã có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn, nhiều khả năng sideway từ 740 780 điểm trong tuần đầu tháng 5″
MBS cho rằng trong ngắn hạn, chỉ số vẫn đang nằm trong một downtrend theo tháng do đó nhịp phục hồi trong thời gian qua mới chỉ là nhịp phục hồi mang tính ky thuật, giảm sâu bật mạnh. Và có thể sau đó, chỉ số lại quay trở lại xu hướng đã giảm đã hình thành trước đó.
CTCK MBS vừa đưa ra báo cáo đánh giá chiến lược thị trường tuần giao dịch đầu tháng 5 (4-8/5) với nhiều điểm đáng chú ý.
Về biến động thị trường quốc tế, MBS cho biết thị trường đã trải qua tuần điều chỉnh thứ 2 liên tiếp do (1) ảnh hưởng từ cú sập từ giá dâu và (2) các chỉ số kinh tê vĩ mô bắt đâu lộ rõ suy thoái có thể sẽ rất nghiêm trọng cùng với đó là (3) rủi ro căng thẳng địa chính trị leo thang và nguy cơ tái bùng phát chiên tranh thương mại.
MBS đánh giá về khía cạnh kinh tế, rủi ro hiện tại cho thấy kinh tế toàn cầu suy thoái sâu là rất rõ ràng với hàng loạt số liệu về GDP, việc làm và PMI đều ở tình trạng rất tệ. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà các Chính phủ và NHTW đã tung hàng loạt gói kích thích tài khóa và bơm tiền thông qua các chính sách tiền tệ nới lỏng chưa từng có để đối phó với đà giảm tốc lớn của kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19 và những hệ lụy sau đó.
Video đang HOT
Do đó, ngắn hạn thị trường chứng khoán toàn cầu phục hồi và tăng điểm mạnh nhờ yếu tố cung tiền ngắn hạn. Nhưng yếu tố dài hạn hơn như diễn biến suy thoái kinh tế nhanh hay kéo dài, tốc độ suy giảm của lợi nhuận doanh nghiệp cũng như các tác động của chính sách hiện tại của các chính phủ và NHTW liệu có đủ bù đắp được những ảnh hưởng mà dịch Covid-19 gây ra hay không còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Nhưng MBS cho rằng TTCK chưa thể bước vào một uptrend với bối cảnh kinh tê hiện tại đươc do vậy nhịp phục hồi sớm muộn cũng sẽ kêt thúc.
Đối với TTCK Việt Nam, những diễn biến tích cực nhất đã diễn ra trong phần lớn thời gian của tháng 4 và chỉ số VN-Index cũng đã phục hồi hơn 22% kể từ đáy. MBS đánh giá trong ngắn hạn, chỉ số VN-Index đã có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn về điểm số và thanh khoản sau khi chạm các vùng kháng cự mạnh của Fibonacci và MA50. Trong khi đó, thanh khoản toàn thị trường cũng đã tạo đỉnh và đang có dấu hiệu giảm dần so với tuần trước đó.
Về kịch bản cho tuân giao dịch đầu tháng 5, MBS dự báo thị trường tiêp tục trong xu hướng điều chỉnh và phân hóa qua đó tạo một vùng dao động kỹ thuật ngắn hạn trước khi xu hướng mới đươc hình thành. Nếu chỉ số vượt qua được vùng đỉnh ngắn hạn vừa thiết lập trong những phiên 20/4 vừa qua, mục tiêu của sóng tăng mới là vùng 800 điểm, nơi có sự góp măt của đường trung bình 50 ngày (MA50). Tuy vậy, theo MBS, nhà đầu tư cũng nên chuẩn bị kịch bản khi thị trường để mất ngưỡng 750 điểm, hiện TTCK toàn cầu bắt đầu bước vào nhịp điều chỉnh và có thể kết thúc sóng hồi ky thuật của tháng 4 vừa qua.
Trong ngắn hạn, chỉ số vẫn đang nằm trong một downtrend theo tháng do đó nhịp phục hồi trong thời gian qua mới chỉ là nhịp phục hồi mang tính ky thuật, giảm sâu bật mạnh. Và có thể sau đó, chỉ số lại quay trở lại xu hướng đã giảm đã hình thành trước đó. Dong tiền ngoại trong thời gian vừa qua đã rút ra ở hầu hết các thị trường và đăc biệt rút mạnh tại khu vực Emerging Market. Do vậy, xu hướng rút vốn tại Việt Nam phần nào do ảnh hưởng của làn sóng này. Có một điểm đáng chú ý, đó là khi một lượng tiền lớn bị rút ra, thị trường sẽ cần rất nhiều thời gian để bù lấp lại khoảng trống về thanh khoản và vốn hóa.
Kịch bản thị trường được MBS đánh giá cao nhất trong tuần đầu tháng 5 là VN-Index sẽ sideway down trong vùng 740 – 780 điểm (xác suất 60%).
Về chiến lược đầu tư, MBS cho rằng nhà đầu tư có thể chốt lời dần các danh mục cô phiếu trading ngắn hạn, duy trì trạng thái thận trọng cũng như nên có sẵn các kịch bản để ứng xử phù hợp bất kể thị trường đi theo chiều hướng nào khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu chưa được kiểm soát triệt để. Hạn chế mua đuôi trong những phiên tăng giá và sử dụng tỷ lệ margin cao, tuân thủ chăt chẽ quy tắc cắt lô để bảo toàn trạng thái tài khoản.
Nhà đầu tư trung hạn và dài hạn khuyến nghị tiếp tục nắm giữ danh mục và có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh trong phiên để tích lũy thêm cô phiếu cơ bản tốt và triển vọng tăng trưởng tích cực trong cả năm sau khi dịch bệnh qua đi.
Chứng khoán MB dự kiến phát hành hơn 47,2 triệu cổ phiếu mới
Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS - HNX) đã thông báo triển khai phương án phát hành hơn 47,2 triệu cổ phiếu, trong đó bao gồm 12,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và chào bán cho cổ đông 35 triệu cổ phiếu.
Cụ thể, MBS sẽ phát hành hơn 12,21 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 10:1 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới) từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính được kiểm toán tại ngày 31/12/2019 (hiện Báo cáo này chưa được công bố). Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 12/2/2020.
Cùng ngày chốt danh sách nêu trên, MBS thực hiện chào bán 35 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:0,2866 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền, cứ 1 quyền được mua 0,2866 cổ phiếu mới), giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng thu dự kiến 350 tỷ đồng.
Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 18/2 đến 6/3, đăng ký đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu từ 18/2 đến 10/3/2020.
Mục đích huy động vốn đợt này để đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn, bổ sung nguồn lực tài chính cho hoạt động đầu tư 200 tỷ đồng, bổ sung và cung ứng vốn hoạt động margin 70 tỷ đồng, cung ứng vốn cho các sản phẩm mới như CW, phái sinh...và đầu tư phát triển hệ thống nền tảng công nghệ thông tin 70 tỷ đồng.
Cổ phiếu MBS từ đầu năm tới nay đã trong xu hướng giảm, từ 14.700 đồng xuống còn 14.000 đồng/cổ phiếu khi kết phiên sáng nay 31/1, thanh khoản tương đối thấp với chỉ hơn 65.000 đơn vị được khớp lệnh.
Theo Tinnhanhchungkhoan
Vì sao cổ phiếu G36 chìm sâu dưới mệnh giá? Giá cổ phiếu của Tổng Công ty 36 (UPCOM: G36) giảm sâu dưới mệnh giá từ nhiều tháng nay, với thanh khoản nhỏ giọt. Cổ phiếu G36 giảm sâu dưới mệnh giá với lượng giao dịch rất nhỏ giọt Trong phiên giao dịch ngày 14/1, giá cổ phiếu G36 giảm xuống chỉ còn 4.300 đồng/cổ phiếu, thanh khoản èo uột. Ngày 13/1 chỉ...