MBS dự báo kịch bản TTCK 2020 không khác nhiều so với năm 2019 nhưng thanh khoản sẽ cải thiện
Kịch bản cơ sở năm 2020 mà MBS đưa ra là chỉ số VN-Index có thể dao động trong khoảng cận dưới 934 điểm với cận trên 1.075 điểm tăng 11,78% so với năm 2019 (tính theo mốc điểm cao nhất có khả năng đạt được).
Theo báo cáo chiến lược thị trường mới được công bố, CTCK MBS dự báo năm 2020, thanh khoản chung toàn thị trường sẽ có xu hướng tăng trở lại với giá trị đạt khoảng 5.024 tỷ đồng/phiên ( 9,2% yoy) dựa trên các yếu tố như: 1) Quá trình cổ phần hóa và bán vốn Nhà nước sẽ được tái khởi động và đẩy nhanh trong năm 2020 2020 sẽ tạo thêm nhiều hàng hóa có chất lượng cho nhà đầu tư; 2) Luật chứng khoán sửa đổi tạo nên những thay đổi lớn về hành lang pháp lý hỗ trợ thị trường; 3) Dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ chảy qua các kênh ETF mô phỏng chỉ số, và 4) Việc cho ra đời các sản phẩm mới như chứng quyền cũng sẽ làm tăng thanh khoản cho thị trường.
Về định giá, mức P/E (forward) của Việt Nam đang ở mức 15,7 lần tương đương với các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Indonesia và thấp hơn các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ. Tuy nhiên về mức ROE của Việt Nam đang ở mức cao hơn hẳn so với mặt mặt bằng chung khu vực MSCI Emerging.
Bên cạnh đó, về mặt tăng trưởng của thị trường, Việt Nam có tốc độ tăng trường cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và gần ngang bằng với trung bình khu vực Emerging Market tính đến thời điểm cuối tháng 11/2019 cũng cho thấy mức độ hấp dẫn hơn.
Trong năm 2017 và 2018 đã có các thương vụ IPO đáng chú ý của các doanh nghiệp nhà nước như: PVOil, PVPower, BSR, Sabeco, Habeco…tạo ra sự sôi động cho thị trường. Tuy nhiên các thương vụ IPO và thoái vốn được mong chờ của năm 2019 đều chưa thực hiện thành công. Các vướng mắc đến từ việc định giá tài sản của nhà nước trong doanh nghiệp và sự trầm lắng của TTCK.
Video đang HOT
Tuy nhiên, MBS cho rằng tỷ lệ thực hiện kế hoạch thoái vốn và IPO đang ở mức thấp cùng với chủ trương từ Quyết định 26 sẽ tạo áp lực mạnh hơn trong 2020 tập trung ở một số cơ hội IPO lớn như: VNPT, Genco3, Mobiphone, Vicem…và thoái vốn như: Tập đoàn xăng dầu (PLX), Tổng công ty hàng không (HVN), Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tập đoan dệt may (VGT)…
Theo MBS, các thị trường có xu hướng tăng trưởng mạnh trước khi quyết định nâng hạng của MSCI chính thức có hiệu lực. Trong đó, đà tăng được ghi nhận thường kéo dài từ ít nhất 6 tháng trước công bố quyết định nâng hạng đến khi quyết định nâng hạng của MSCI chính thức có hiệu lực. Trên cơ sở đó, MBS đánh giá có khá nhiều điểm tương đồng để kỳ vọng TTCK Việt Nam có thể đón dòng vốn lớn trong 2-3 năm tới khi khả năng vào danh mục theo dõi và chính thức của MSCI Emerging được thực hiện.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chỉ tương đương so với năm 2019, xu hướng đi ngang trong thời gian của năm 2019 có thể kéo dài sang năm 2020. Thị trường có thể lặp lại diễn biến như nửa cuối năm 2019 với điểm số dao động trong khung hẹp nhưng thanh khoản có thể sẽ cải thiện đáng kể so với 2019. Những yếu tố được kỳ vọng như : i) Luật chứng khoán sửa đổi; ii) Quá trình IPO, thoái vốn các DNNN; iii) Các nhóm chỉ số phục vụ cho các quỹ ETF mới được đưa vào vận hành; iv) Dòng vốn từ NĐTNN dự báo sẽ tích cực hơn trong 2020; v) Việc triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường.
Về chỉ số VN-Index năm 2020, MBS cho rằng trong kịch bản lạc quan, chỉ số VN-Index có thể dao động trong khoảng cận dưới 960 điểm và cận trên 1.176 điểm, tăng 22,40% so với năm 2019 (tính theo mốc điểm cao nhất có khả năng đạt được).
Kịch bản cơ sở năm 2020 mà MBS đưa ra là chỉ số VN-Index có thể dao động trong khoảng cận dưới 934 điểm với cận trên 1.075 điểm tăng 11,78% so với năm 2019 (tính theo mốc điểm cao nhất có khả năng đạt được).
Cũng theo MBS, 2020 tiếp tục là năm dòng tiền sẽ rất chọn lọc và tập trung vào một số ngành tiêu biểu có nền tảng tăng trưởng tốt như: Ngân hàng; Hàng tiêu dùng, bán lẻ; Công nghệ, phần mềm, viễn thông; Năng lượng, điện nước, vật liệu. Cổ phiếu được khuyến nghị gồm MWG, VNM, PNJ, FPT, VRE, HPG, MBB, TCB, VCB, HND, REE, POW…
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
[Nhịp đập phái sinh phiên 09/01] Phe Long nắm quyền chi phối thị trường phái sinh
Thanh khoản trên thị trường phái sinh cũng có xu hướng cải thiện trong những phiên giao dịch biến động mạnh theo một xu hướng như hiện tại...
Trái ngược với phiên giao dịch 08/01, thị trường mở cửa phiên 09/01 tăng mạnh so với kết phiên ngày hôm qua, hợp đồng VN30F2001 tăng 6 điểm so với giá tham chiếu.
Trong phần lớn thời gian giao dịch buổi sáng, các lệnh mua liên tiếp đẩy vào thị trường đẩy giá hợp đồng VN30F2001 lập tức tiến vượt ngưỡng 870 điểm. Sau khi chạm ngưỡng kháng cự vùng870-872, các vị thế mua và bán được đẩy vào thị trường và xảy ra hiện tượng giằng co mạnh mẽ quanh vùng này, tuy nhiên khi tới gần 11h các hợp đồng tương lai đã tạo đà "bùng nổ", vượt qua kháng cự mạnh mẽ và chạm tới ngưỡng tiệm cận vùng 873 điểm. Biên độ trong suốt cả phiên sáng dao động khoảng gần 4 điểm.
Mở phiên chiều, các vị thế mua tiếp tục giữ được đà tăng ban sáng, lệnh mua được đẩy vào thị trường khiến các hợp đồng tiếp tục đi lên trong phiên. Hầu hết thời gian phiên buổi chiều vị thế long các hợp đồng tương lai đều có hiện tượng hưng phấn. Sau khoảng 14h dưới sự hưng phấn của các mã vốn hóa lớn trong VN30 trên thị trường cơ sở, các hợp đồng tương lai liên tục tiếp cận ngưỡng giá cao nhất trong phiên. Sau phiên ATC, hợp đồng VN30F2001 đóng cửa tại ngưỡng 874.8 điểm. Đây cũng là ngưỡng điểm số cao của phiên. Giữa mức điểm cao nhất và thấp nhất trong phiên ghi nhận độ chênh gần 8 điểm.
Về kỹ thuật, thị trường phiên nay cho tín hiệu về 1 nhịp hồi phục. Việc VN-Index xuất hiện cây nến gần Bullish Marubozu biên độ rộng hàm ý vị thế mua đang quay trở lại và dưới sự dẫn dắt của nhóm VN30 và điển hình là dòng bank trên thị trường cơ sở, giá các hợp đồng đều vượt được ngưỡng kháng cự phía trên. Hiện tại VN-Index nói chung và VN30 nói riêng vẫn đang có vùng hỗ trợ cứng, áp theo VN30 là tại khu vực 865 điểm và kháng cự gần nhất xung quanh khu vực 883-885 điểm.
Kết thúc phiên nay, ngoài trừ hợp đồng VN30F2001 và VN30F2002 thì 2 hợp đồng còn lại đều đóng cửa với mức basis dương (cao hơn VN30 Index). VN30F2001 phiên nay đóng cửa thấp hơn 2.96 điểm so với VN30 Index. Trong khi đó, điểm số 2 hợp đồng phái sinh còn lại đóng cửa với basis dương cao hơn từ 1.24 tới 3.84 điểm. Khối lượng OI tiếp tục tăng đưa tổng khối lượng mở lên mức 18.983 hợp đồng.
Thanh khoản trên thị trường phái sinh cũng có xu hướng cải thiện trong những phiên giao dịch biến động mạnh theo một xu hướng như hiện tại. Trong ngày hôm nay, tổng khối lượng khớp lệnh của toàn thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt 75.846 hợp đồng.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu ngân hàng khởi sắc, chứng khoán đảo chiều tăng mạnh Chốt phiên giao dịch hôm nay (9/1), các chỉ số chứng khoán đồng loạt tăng cao. Trong đó, chỉ số Vn-Index tăng thêm tới hơn 11 điểm, nhưng thanh khoản giữ ở mức rất thấp. Sau phiên lao dốc ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay đã mở cửa với sắc xanh. Giao dịch khởi sắc, khi dòng tiền...