MBBank sẽ bán 7,5% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài
Hãng tin Reuters cho biết, Ngân hàng cổ phần thương mại Quân đội Việt Nam (MBBank, mã chứng khoán: MBB) đang tìm cách bán 7,5% cổ phần cho một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay.
Ảnh: Ngân hàng Quân đội
Ngân hàng sẽ phát hành khoảng 123 triệu cổ phiếu mới và sử dụng 38,9 triệu cổ phiếu quỹ để bán cổ phần, Giám đốc điều hành Lưu Trung Thái nói với Reuters qua điện thoại.
“Chúng tôi sẽ bán cổ phần cho một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài và họ không nhất thiết phải là nhà đầu tư chiến lược của chúng tôi”, ông Thái nói.
Đây là một phần trong động thái của ngân hàng nhằm tăng vốn và mở rộng hoạt động trong ba năm tới, bao gồm đầu tư vào các dịch vụ ngân hàng số.
MBBank có thể tổ chức roadshow cho việc bán cổ phần vào cuối năm nay, ông Thái cho biết.
Theo báo cáo từ ngân hàng lợi nhuận trước thuế là 3,82 nghìn tỷ đồng (tương đương 207,94 triệu đô la) trong nửa đầu năm nay, tăng 26% so với năm trước đó, Thái cho biết.
Theo báo cáo tài chính quí 1 năm 2019, MBB hiện có vốn điều lệ hơn 21.600 tỉ đồng. Trong đó, ngân hàng này đang nắm giữ hơn 47 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương giá trị hơn một ngàn tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo thesaigontimes.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/5
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/5 của các công ty chứng khoán.
PVS sẽ tăng lại ngưỡng giá 26.5
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS) đã xác lập ngưỡng hỗ trợ khá vững tại ngưỡng giá 22.8 (Fibonacci 50.0%).
Thanh khoản trong các phiên giao dịch gần đây duy trì tại ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, cho thấy dòng tiền vẫn đang chảy vào cổ phiếu. Điều này báo hiệu động lực tăng khá mạnh khi các phiên tăng giá đều có lượng thanh khoản khá lớn.
Chỉ báo RSI ủng hộ xu hướng tăng giá ngắn hạn trong khi chỉ báo MACD đang có tín hiệu tích lũy.
3 đường MA vẫn duy trì xu hướng tăng điểm được hỗ trợ bởi dải mây Ichimoku tích cực cho thấy PVS vẫn có lực tăng ổn định và sẽ tăng lại ngưỡng giá 26.5 (Fibonacci 78.6%).
Khuyến nghị mua cổ phiếu BVH
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi điều chỉnh giảm 10% ước tính EPS dự phóng 2019 cho Tập đoàn Bảo Việt (BVH) khi điều chỉnh giảm ước tính cho khoản lãi 500 tỷ đồng mà công ty ghi nhận trong khoản mục thu nhập từ đầu tư khi các khoản lãi này không được thực hiện như dự kiến trong quý I/2019. Tuy nhiên, diễn biến này đã phần nào được bù đắp bởi điều chỉnh giảm ước tính chi phí dự trữ toán học 260 tỷ đồng khi cán cân tháng 1 thấp hơn dự kiến.
Giá mục tiêu của chúng tôi được điều chỉnh giảm 0,4% còn 98.600 đồng, tương ứng với tổng mức sinh lời 36,7%.
Chúng tôi nâng khuyến nghị của BVH từ phù hợp thị trường lên mua do mức điều chỉnh mạnh của giá cổ phiếu thời gian qua. Cổ phiếu hiện đang giao dịch với P/B chưa điều chỉnh 3,6 lần, dù chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên cân nhắc điều chỉnh cho 2 yếu tố chính dẫn đến P/B điều chỉnh là 2,3 lần.
Rủi ro cho quan điểm của chúng tôi: các bất ổn đáng kể liên quan đến ước tính chi phí dự trữ toàn học, có thể ảnh hưởng đáng kể đến ước tính EPS của chúng tôi.
Khuyến nghị mua cổ phiếu POW
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu dành cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) 4,8%, từ 18.900 đồng/CP xuống 18.000 đồng/CP, chủ yếu do điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận 2019. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua vì giá cổ phiếu từ ngày 01/02/2019 đến nay đã giảm 17,8%.
Chúng tôi điều chỉnh giảm 7,6% dự báo lợi nhuận cốt lõi 2019 với việc điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận cốt lõi nhà máy Vũng Áng 29,4% (do rủi ro thiếu hụt than), Nhơn Trạch 1 8,4% (do giả định giá khí tăng) và NT2 7,4% (vui lòng xem báo cáo cập nhật NT2 ngày 23/04/2019).
Chúng tôi điều chỉnh giảm 5% dự báo lợi nhuận 2020 (do giảm dự báo sản lượng nhà máy Vũng Áng) và giữ nguyên dự báo lợi nhuận 2021-2028.
Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế cốt lõi năm 2019 tăng 37,5% lên 2,9 nghìn tỷ đồng vì (1) dự báo lợi nhuận cốt lõi nhà máy Vũng Áng 2019 đạt 419 tỷ đồng so với khoản lỗ 237 tỷ đồng hồi năm 2018 với giả định sản lượng tăng 14,8% và không còn sự cố kỹ thuật, (2) chi phí khấu hao nhà máy Cà Mau giảm mạnh 619 tỷ đồng và (3) 7% tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi của NT2 trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt điện ngày càng trầm trọng.
Chúng tôi giả định cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 của POW sẽ giảm nhưng vẫn giữ giả định cổ tức tiền mặt các năm tiếp theo là 500 đồng/CP.
Yếu tố hỗ trợ: Tình trạng thiếu hụt khí 2020-2021 sẽ không trầm trọng như dự kiến.
Rủi ro: EVN đang xét lại hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện của POW, Vũng Áng gặp sự cố kỹ thuật ngoài dự kiến hoặc thiếu hụt than.
Dự báo EV/EBITDA 2019 của chúng tôi là 6,4 lần và P/E 11,2 lần, lần lượt thấp hơn 37% và 29% các công ty điện tại châu Á được lựa chọn để so sánh.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 4/4 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 4/4 của các công ty chứng khoán. Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với HPG CTCK KIS Việt Nam (KIS) Chúng tôi tin rằng Hòa Phát chỉ đang phải đối mặt với một vài rào cản trong ngắn hạn trong khi triển vọng dài...