MBB: Tiền gửi khách hàng tăng trưởng âm, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt sau 9 tháng
Tiền gửi khách hàng tăng trưởng âm, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt, nhưng MBB vẫn ghi nhận lãi sau thuế 6.596 tỷ đồng sau 9 tháng.
Trong quý 3/2020, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Quân đội (HoSE: MBB) ghi nhận 5.165 tỷ đồng, tăng gần 13% so cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ cũng thu lãi khả quan với 796 tỷ đồng, tăng hơn 59%. Góp vốn mua cổ phần tăng gần 9% lên 16 tỷ đồng.
Ngược lại, nhiều chỉ tiêu khác lại đi lùi như kinh doanh ngoại hối giảm hơn 5% về mức 177 tỷ; mua bán chứng khoán đầu tư giảm 4% về 156 tỷ; đặc biệt là hoạt động khác lao dốc gần 53% về còn 425 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động của MBB vẫn không ngừng tăng mạnh 24% khi chiếm 2.836 tỷ đồng.
Do đó, lợi nhuận thuần trước dự phòng của MBB giảm gần 4% về mức 3.899 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng kỳ này giảm mạnh gần 33% chiếm 884 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế của nhà băng này vẫn ghi nhận tăng gần 10% lên 2.423 tỷ đồng.
Video đang HOT
Luỹ kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của MBB vẫn tăng hơn 10% lên 14.484 tỷ đồng. Các hoạt động khác cũng đều khả quan. Tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng vẫn tăng hơn 14% khi chiếm 4.193 tỷ đồng.
Dù vậy, sau cùng nhà băng này vẫn đạt 8.134 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 6.596 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng hơn 7% so cùng kỳ.
Với kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm là 10.036 tỷ đồng thì trong 9 tháng, MBB đã thực hiện được 81% chỉ tiêu đề ra.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản có của MBB tăng nhẹ gần 4% lên mức 427.175 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng chiếm 268.642 tỷ đồng, tăng 7,3% so đầu kỳ.
Ngược lại, tiền gửi khách hàng ghi nhận tăng trưởng âm 1,29% về mốc 269.189 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ cho vay, nợ xấu của MBB tại thời điểm cuối kỳ tăng mạnh 39% lên 4.035 tỷ đồng. Trong đó, điều quan ngại nhất là nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh nhất tới 221% khi chiếm 1.982 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của MBB tăng lên 1,5% trong khi đầu kỳ chỉ 1,16%.
Tăng trích lập dự phòng, Sacombank đã hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận năm
Do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới 49,6% so với cùng kỳ năm trước nên kết thúc 6 tháng đầu năm, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 2,3%.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (mã STB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2020.
Theo đó, tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 481,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,24% so với đầu năm.
Cho vay khách hàng tăng trưởng 4,95%, lên mức 310,7 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 6 trong khi tiền gửi khách hàng tăng 6,33% so với đầu năm, lên 426,2 nghìn tỷ đồng.
Các mảng kinh doanh chính trong kỳ của ngân hàng có sự tăng trưởng khá tốt, trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 22,3% so với cùng kỳ, đạt 5.477 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 2,5%, lên 1.419 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh ngoại hối báo lãi tăng 35,5%, đạt hơn 298 tỷ đồng.
Riêng hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng trong kỳ có lợi nhuận sụt giảm khá mạnh, lỗ 33 tỷ đồng, so với mức lãi 25 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm mạnh từ mức 730 tỷ đồng xuống còn 181 tỷ đồng, tương đương mức giảm 75,2%.
Tổng thu nhập hoạt động trong kỳ của ngân hàng đạt 7.344 tỷ đồng, tăng 7,3% trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 2,7%, ở mức 4.451 tỷ đồng giúp Sacombank thu về khoản lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng hơn 2.994 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ.
Dù vậy, do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới 49,6% so với cùng kỳ năm trước nên kết thúc 6 tháng đầu năm, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1428 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,3% so với kết quả đạt được cùng kỳ 2019.
Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng nợ xấu nội bảng của Sacombank ở mức 6.682 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng tới 186%, lên 851 tỷ đồng, nợ nhóm 4 cũng tăng 31,5%, lên 543 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu/cho vay của ngân hàng theo đó tăng lên 2,15%, so với mức 1,94% hồi đầu năm.
Năm 2020, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2019; tổng tài sản dự kiến đạt 498,4 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10%; tổng huy động đạt 457,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; tổng dư nợ tín dụng 329,4 nghìn đồng, tăng trưởng 11% và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Như vậy, với kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, Sacombank đã hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận năm.
OCB lãi gấp đôi cùng kỳ nhờ chứng khoán đầu tư Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 2,4 lần đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận. Ngân hàng lãi 885,5 tỷ đồng sau thuế, cao hơn 107% so với quý I năm trước. Cho vay khách hàng tăng 8,6%, tiền gửi khách tăng 4%. Theo BCTC hợp nhất quý I, Ngân hàng Phương Đông (OCB) ghi nhận thu nhập lãi thuần...