MB tung gói tín dụng 10.000 tỷ đồng
Thông tin mới đây từ Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cho biết, MB đang triển khai gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) – một trong những phân khúc khách hàng chiến lược quan trọng của ngân hàng này.
MB tung gói tín dụng 10.000 tỷ đồng
Đầu năm 2020, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch cúm Covid-19 có xuất phát từ Trung Quốc khiến hoạt động kinh doanh của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp bị ngưng trệ.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường hợp dịch được khống chế trong quý II/2020 thì tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo là 5,96%, giảm 0,84 điểm% so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và giảm 0,29 điểm% so với kịch bản khống chế được dịch trong quý I/2020. Trong đó, quý I tăng 4,52%; quý II tăng 5,1%; quý III tăng 6,70% và quý IV tăng 6,81%.
Để thúc đẩy nền kinh tế vượt qua thách thức, đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% như kế hoạch đã định, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có những giải pháp thiết thực hỗ trợ người dân, hỗ trợ doanh nghiệp. Trong ngành ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 541/NHNN-TD chỉ đạo toàn hệ thống có biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Sau chỉ đạo này, các ngân hàng như Vietcombank, Agribank, MB, VPBank… đã vào cuộc, công bố nhiều giải pháp hỗ trợ các khách hàng, nhất là khối doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại, sớm hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động trở lại.
Video đang HOT
Thông tin mới đây từ Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cho biết, MB đang triển khai gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) – một trong những phân khúc khách hàng chiến lược quan trọng của ngân hàng này. Gói tín dụng có lãi suất cho vay ưu đãi đối với khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn.
Ông Đinh Như Tuynh, Giám đốc khối doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ, bên cạnh những hỗ trợ cho doanh nghiệp cụ thể bằng cách giảm chi phí vốn, mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng, MB đã chủ động rà soát tình hình kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp thuộc các ngành nghề lĩnh vực lĩnh vực vận tải, du lịch, nhà hàng – ăn uống, đại lý du lịch, các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc; khách hàng mà nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính từ Trung Quốc … để đánh giá dòng tiền, lên phương án cấu trúc cho doanh nghiệp ổn định hoạt động kinh doanh và nhanh chóng vượt qua khó khăn.
“Khi doanh nghiệp mạnh hơn, Ngân hàng cũng sẽ mạnh hơn”, ông Tuynh nhấn mạnh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, lũy kế cả năm 2019, MB đạt lợi nhuận trước thuế 10.036 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018.
Trong top 3 ngân hàng tư nhân có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, MB là ngân hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất. Còn so với top 3 ngân hàng quốc doanh niêm yết, tăng trưởng lợi nhuận của MB cũng nhỉnh hơn, chỉ thua trường hợp đặc biệt VietinBank – vốn ghi nhận nền lợi nhuận thấp đột biến năm 2018.
Thống kê cho thấy 5 năm trở lại đây, lợi nhuận của MB đã tăng bình quân 27,7%/năm. Nếu xét 3 năm, mức tăng lên đến 41,3%/năm.
Giai đoạn 2019 – 2024, mục tiêu của MB là đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân 20%/năm, nghĩa là sau 5 năm, quy mô lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng gấp khoảng 3 lần.
Đây đều là mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng top trên.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Chủ tịch Tp.HCM Nguyễn Thành Phong: Phải có giải pháp quyết liệt hơn để tháo gỡ khó khăn cho DN bất động sản
Nỗi trăn trở lớn nhất hiện nay là thị trường BĐS ngày càng khó khăn, khắc nghiệt. Trong giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng chỉ đạt 4,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Riêng 10 tháng đầu năm 2019 ngành xây dựng tăng trưởng âm.
Chủ tịch UBND Tp.HCM nhấn mạnh tại buổi đối thoại với 36 doanh nghiệp BĐS trong sáng 22/2. Theo ông Phong, từ năm 2000 đến nay, BĐS được xác định là ngành chủ đạo của TP, tuy có những thăng trầm nhưng BĐS vẫn là lĩnh vực thu hút dòng tiền, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của TP.
Năm 2019 có 415.000 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó có 15.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS. Xét về cơ cấu có 9.000 doanh nghiệp lớn, trong đó có 30% doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Tuy chỉ chiếm 2% tổng số doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp lớn (có vốn đăng kí trên 100 tỉ đồng) lại chiếm 70% số vốn đăng kí kinh doanh.
Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, TP sẽ tập trung mạnh vào phát triển các doanh nghiệp đầu ngành, nâng cao sức cạnh tranh của TP.
Có một thực tế và cũng là nỗi trăn trở của TP thời gian qua là các DN BĐS gặp nhiều khó khăn. "Các sở ngành phải thấy được rằng sự vất vả, khó khăn của DN BĐS là sự vất vả của TP. DN có phát triển được thì đó là sự thành công của TP. Theo đó, DN gặp khó khăn sở ban ngành phải chia sẻ, gặp khó khăn không nên càng tạo khó khăn hơn. Với tư cách là phục vụ DN, phục vụ nhân dân, tôi đề nghị các sở ban ngành phải có giải pháp quyết liệt hơn trên cơ sở làm đúng quy định của pháp luật", ông Phong nhấn mạnh.
Trong năm 2019 chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư, giảm 24 dự án so với năm 2018. Điển hình có những dự án một năm không có câu trả lời với doanh nghiệp, hồ sơ vẫn nằm trên bàn.
"Nếu không giải quyết được cũng phải trả lời doanh nghiệp để họ tìm cách chứ không thể kéo dài mãi được. Có những doanh nghiệp phải chống với lãi suất ngân hàng, rơi vào bế tắc, khó khăn chồng chất. Các sở ban ngành phải đặt vào vị trí của doanh nghiệp để thấu hiểu và chia sẻ", ông Phong khẳng định.
Theo Chủ tịch TP, doanh nghiệp BĐS ngày càng khắc nghiệt, giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng ngành chỉ đạt 4,3% thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Ở lĩnh vực xây dựng, 10 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng âm. Đến cuối năm 2019 ngành xây dựng sau khi được tháo gỡ tăng trưởng 1%, trong khi năm 2018 tăng trưởng 25%.
Ông Phong cho biết, trong quý 1/2020 TP sẽ ban hành chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có số vốn trên 100 tỉ đồng, cam kết làm việc hết mình để đảm bảo ổn định môi trường chính trị, quyền lợi thế chính đáng cho NĐT.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Chưa phải thời điểm nới lỏng tiền tệ Khi mà nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần có động thái nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, thì thực tế lại là dữ kiện chưa đủ để cần thiết phải có quyết định này. NHNN cần thêm những dữ liệu về mức độ tác động của dịch cúm Covid-19 với nền kinh...