MB: Lãi quý I/2019 tăng 26,4% lên 2.424 tỷ đồng, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm đáng kể
Quý I/2019, MB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.424 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn bất ngờ giảm xuống 25%, từ mức 32% thời điểm 3 tháng trước đó.
MB: Lãi quý I/2019 tăng 26,4% lên 2.424 tỷ đồng, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm đáng kể
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 với lợi nhuận trước thuế 2.424 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như thường lệ, mảng tín dụng tiếp tục là trụ cột của MB khi đem về 4.134 tỷ đồng thu nhập lãi thuần trong quý vừa qua, tăng 25,5% so với quý I/2018.
Trong khi đó, mảng dịch vụ gây ấn tượng khi đem về tới 758 tỷ đồng lãi thuần, gấp 2,4 lần cùng kỳ. Nguyên nhân là do lãi thuần từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm tăng mạnh, từ 37 tỷ đồng quý I/2018 lên 459 tỷ đồng quý I/2019.
Các mảng kinh doanh khác tiếp tục mang về lãi thuần đều đặn trong quý vừa qua. Cụ thể, mảng ngoại hối đem về cho MB 120 tỷ đồng lãi thuần, tăng 59%; mảng chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn đem về 181 tỷ đồng lãi thuần, giảm 34%; các hoạt động khác đem về 258 tỷ đồng lãi thuần, giảm nhẹ 2,3%.
Tựu chung, quý I/2019, tổng thu nhập hoạt động của MB đạt 5.454 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi chi phí hoạt động (2.065 tỷ đồng, tăng 27%), lợi nhuận thuần của MB đạt 3.388 tỷ đồng, tăng 30%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do tăng nhẹ tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần lên 28,5% (từ mức 26,5%) nên lợi nhuận trước thuế của MB tăng 26,4% lên 2.424 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 31/3/2018, tổng tài sản của MB đạt 383.219 tỷ đồng, tăng 5,8% so với hồi đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 229.168 tỷ đồng, tăng 6,7%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,41%.
Đáng chú ý, các khoản phải thu của MB đạt 14.201 tỷ đồng, tăng tới 37,5% sau 3 tháng, chủ yếu là do tăng “các khoản phải thu bên ngoài”.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của MB đến hết ngày 31/3/2018 ở mức 36.131 tỷ đồng, tăng 5,7% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng ở mức 242.252 tỷ đồng, tăng 1%; trong đó, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn bất ngờ giảm xuống 25%, từ mức 32% thời điểm 3 tháng trước đó.
Theo VNF
Nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ là nhân tố chính dẫn dắt thị trường
Thị trường chung giao dịch giằng co ở phiên buổi sáng và tăng nhẹ ở phiên buổi chiều nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhóm ngân hàng trở thành nhóm cổ phiếu dẫn dắt với thông tin lợi nhuận dần được công bố, nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận cao, vượt kế hoạch 2018.
Thị trường chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày thứ năm (24/1) với sự tăng điểm của nhóm cổ phiếu Blue chip sau khi công bố thông tin lợi nhuận. Đà tăng giá của cổ phiếu nhóm này đã giúp bù đắp một số lo ngại của các nhà đầu tư về sự thiếu kì vọng trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ năm (24/1), chỉ số Dow Jones giảm 22,38 điểm (-0,09%), đóng cửa ở mốc 24.553,24 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 3,63 điểm ( 0,14%) và đóng cửa ở mốc 2.642,33 điểm, chỉ số Nasdaq Composite tăng 43,78 điểm ( 0,66%) và đóng cửa ở mốc 6.702,55 điểm.
Giá dầu WTI tăng trong phiên giao dịch ngày thứ năm (24/1) và đóng cửa ở mốc 53,13 USD/ thùng. Thị trường tập trung vào suy đoán rằng chính quyền Trump đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với dầu của Venezuela để trừng phạt chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro vì đã giải cứu quan hệ ngoại giao với Washington trong bối cảnh khủng hoảng lãnh đạo ở quốc gia Nam Mỹ này.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ là nhân tố chính dẫn dắt thị trường
Đồ thị chỉ số VN-Index (Nguồn TradingView)
Thị trường chung giao dịch giằng co ở phiên buổi sáng và tăng nhẹ ở phiên buổi chiều nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhóm ngân hàng trở thành nhóm cổ phiếu dẫn dắt với thông tin lợi nhuận dần được công bố, nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận cao, vượt kế hoạch 2018.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục duy trì đà tăng cho thị trường chung với lực cầu tập trung ở các mã cổ phiếu: VNM, VJC, VIC, VRE, FPT, PNJ. Xu hướng giảm vẫn duy trì ở các mã cổ phiếu ROS, SAB, GAS.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục phân hóa với sự bứt phá tăng mạnh ở cuối phiên của các cổ phiếu như: ACB, CTG, KLB, LPB, MBB, STB, TCB, VPB. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu BAB, NVB, SHB, VCB, VIB đóng cửa ở mốc tham chiếu, các cổ phiếu BID, EIB, HDB, TPB đóng cửa trong sắc đỏ.
Khối ngoại bán ròng 24,15 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng 5,34 tỷ đồng trên HNX. Các mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là: CTG (mua ròng 31,22 tỷ đồng), VNM (mua ròng 25,69 tỷ đồng), STB (mua ròng 12,44 tỷ đồng), VCB (mua ròng 8,17 tỷ đồng), E1VNVFVN30 (mua ròng 7,66). Ở chiều bán, khối ngoại bán ròng các mã PLX (bán ròng 29,35 tỷ đồng), CTD (bán ròng 17,06 tỷ đồng), VJC (bán ròng 16,03 tỷ đồng), VRE (bán ròng 11,21 tỷ đồng), MSN (bán ròng 11,18 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ năm (24/1), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 908,79 điểm, tăng 0,61 điểm ( 0,07%), giá trị giao dịch đạt 2,6 nghìn tỷ đồng với 136 mã tăng giá, 53 mã tham chiếu và 151 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 102,78 điểm, tăng 0,11 điểm ( 0,11%), giá trị giao dịch đạt 378,17 tỷ đồng với 51 mã tăng, 62 mã tham chiếu, 65 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 53,76 điểm, giảm 0,13 điểm (-0,25%) với 83 mã tăng, 49 mã tham chiếu và 60 mã giảm điểm, giá trị giao dịch đạt 182,96 tỷ đồng.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đóng cửa với cây nến Doji màu xanh tiếp tục thể hiện tâm lý giằng co giữa bên mua và bên bán. Thanh khoản tiếp tục ảm đạm và xoay vòng sang một số mã cổ phiếu trong nhóm ngân hàng, chứng khoán, may mặc và một số cổ phiếu vốn hóa lớn.
Trong giai đoạn thanh khoản trở nên ảm đạm khi gần đến kì nghỉ lễ dài Tết Nguyên Đán, dòng tiền có dấu hiệu tập trung ở các mã cổ phiếu có biến động về mặt thanh khoản và động lực tăng giá như ngân hàng nhờ thông tin lợi nhuận và một số cổ phiếu vốn hóa lớn.
Thị trường phái sinh
Bảng giá chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30-Index đồng loạt tăng điểm. Hợp đồng đáo hạn tháng 2/2019 (VN30F1902) đóng cửa ở mốc 861,7 điểm, hợp đồng tháng 3/2019 (VN30F1903) đóng cửa ở mốc 860,6 điểm, hợp đồng tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 860 điểm, hợp đồng tháng 9/2019 (VN30F1909) đóng cửa ở mốc 861 điểm.
Các hợp đồng phái sinh trở lại đà tăng với đà phục hồi của các cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm VN30-Index. Nhà đầu tư có thể mở vị thế mua (go long) và nắm giữ qua ngày.
Theo thegioitiepthi.vn
MBBank dự chi 2.000 tỷ để mua cổ phiếu quỹ Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) đăng ký mua vào 108 triệu cổ phiếu quỹ. Với mức giá kết phiên 18.1 tại 19.750 đồng/cp, MBB sẽ phải bỏ ra tương ứng khoảng 2.000 tỷ đồng cho thương vụ này. Điều đáng nói, lượng cổ phiếu MBBank đăng ký mua gần như tương đương với lượng cổ phiếu MBB mà Vietcombank đang nắm giữ....