Mazda2 mới thuộc top dẫn đầu cuộc đua công nghệ phân khúc B
Mẫu xe này khẳng định vị thế “xe nhiều công nghệ bậc nhất phân khúc” với các thay đổi đáng giá, đặc biệt sở hữu công nghệ an toàn tương đương bộ đôi SUV Mazda CX-5 và Mazda CX-8.
Một trong những yếu tố ghi điểm đầu tiên của Mazda2 mới phải kể đến đó chính là công nghệ an toàn. Mazda có lẽ là một trong những hãng xe hiếm hoi trang bị những tính năng tương đương xe cao cấp lên cả những phân khúc xe phổ thông. Hệ thống hỗ trợ an toàn chủ động thông minh i-Activsense được trang bị trên Mazda2 mới bao gồm các tính năng hỗ trợ cao cấp như: Hệ thống cảnh báo điểm mù (BSM); Cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi (RCTA); Cảnh báo chệch làn đường (LDWS); Lưu ý người lái nghỉ ngơi (DAA); Hỗ trợ phanh thông minh trong thành phố phía trước và phía sau (SCBS F&R). Đây cũng là mẫu xe cỡ B đầu tiên tại Việt Nam trang bị hệ thống đèn LED thích ứng thông minh (ALH) thế hệ mới, có khả năng tự động điều chỉnh phạm vi chiếu sáng với 20 vùng sáng độc lập và tầm chiếu sáng xa nhất lên đến 235m.
Bên trong xe, giao diện điều khiển được thiết kế tập trung hơn vào người lái theo triết lý “Human Centric”, thay đổi từ cách bố trí chân ga, vị trí lái xe, hệ thống thông tin, giải trí cho đến điều chỉnh tầm nhìn của người lái nhằm giảm thiểu điểm mù và phân tâm khi lái xe; bổ sung hàng loạt tiện ích như màn hình hiển thị thông tin HUD, kết nối Apple CarPlay/Android Auto, gương tự động chống chói giúp người lái dễ dàng kết nối và điều khiển mọi tính năng trong tầm tay.
Đặc biệt, Mazda2 mới còn sở hữu thiết kế kiến trúc xe dựa trên công nghệ SkyActiv tương tự Mazda3 hoàn toàn mới với những cải tiến về hệ thống treo cùng ghế ngồi nhằm giúp người lái duy trì sự cân bằng và tư thế thuận tự nhiên khi lái xe, bên cạnh đó còn sở hữu hệ thống kiểm soát gia tốc nâng cao GVC Plus giúp người lái kiểm soát tốt nhất sự ổn định và cân bằng của xe trong mọi tình huống chuyển hướng. Đáng chú ý, Mazda2 mới và Mazda2 mới Sport hiện sử dụng động cơ SkyActiv-G mới với mô-men xoắn 144/4000 (Hp/rpm) ở mức công suất tối đa là 110/6000 (Hp/rpm), mang đến khả năng vận hành tốt hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn, đồng thời cải tiến hệ thống truyền động nhằm tăng độ nhạy chân ga và tăng khả năng cách âm, nâng cao cảm giác lái đầy thú vị và mang đến cảm hứng lái xe mỗi ngày.
Ngoài ra, với mức tiêu thụ nhiên liệu ở khoảng 5.05L/100km thấp hơn so với các sản phẩm cạnh tranh và sở hữu bán kính quay vòng 4.7m nhỏ nhất phân khúc, Mazda2 mới đặc biệt phù hợp với khách hàng mua xe lần đầu và thường xuyên phải di chuyển trong đô thị đông đúc nhờ khả năng dễ xoay trở. Bên cạnh đó là công nghệ kiểm soát gia tốc nâng cao GVC Plus giúp Mazda2 mới kiểm soát tốt nhất sự ổn định và cân bằng của xe trong mọi tình huống chuyển hướng
Những tinh chỉnh công nghệ này chính là lý do giúp Mazda2 mới tiếp tục giữ vững vị thế “vua công nghệ” trong phân khúc B và tiệm cận những giá trị công nghệ của các mẫu xe ở phân khúc cao cấp.
Tầm giá hơn 600 triệu, chọn Mazda CX-3 hay Kia Seltos?
Mazda CX-3 là cái tên mới nhất trong nhóm SUV hạng B tại thị trường Việt Nam. Đây là đối thủ cạnh tranh với Kia Seltos - mẫu xe dẫn đầu phân khúc trong nhiều tháng về doanh số.
Phân khúc SUV đô thị hạng B tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Với sự xuất hiện của Mazda CX-3, nhóm SUV hạng B hiện tại có đến 9 mẫu xe. Trong đó, Kia Seltos là đối thủ đáng gờm nhất của Mazda CX-3, khi nhiều tháng dẫn đầu doanh số và góp mắt trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường.
Video đang HOT
Mazda CX-3 được nhập khẩu từ Thái Lan và phân phối với 3 phiên bản, giá bán 629-709 triệu đồng. Trong khi đó, Kia Seltos được lắp ráp trong nước, xe cũng có 3 phiên bản, giá bán 609-729 triệu đồng.
Kia Seltos có thiết kế ấn tượng hơn Mazda CX-3
Được ra mắt cùng lúc với Mazda CX-30, đây cũng là lần đầu tiên Mazda CX-3 xuất hiện tại Việt Nam. Về thiết kế, mẫu xe này vẫn mang ngôn ngữ Kodo thế hệ trước. So với "người anh em" CX-30, CX-3 có ngoại hình không ấn tượng bằng.
Dù là bản facelift, CX-3 nay vẫn dùng các chi tiết nhận diện đã có trên loạt xe Mazda cách đây vài năm, chẳng hạn như lưới tản nhiệt có các thanh kim loại nằm ngang, đèn trước và đèn hậu có thiết kế tròn trĩnh. Cản và, ốp sườn và vòm bánh xe của Mazda CX-3 được sơn đen nhằm tạo tính tương phản. Phía sau có ống xả kép chia đều 2 bên cản.
Các đường dập nổi trên thân xe không quá dày, thay vào đó là những nét bo tròn mềm mại. Điều này khiến Mazda CX-3 có một ngoại hình trung tính, không quá thể thao và cũng khó tạo ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên. Có thể thấy, Mazda CX-3 giống như một chiếc Mazda CX-5 thế hệ đầu tiên thu nhỏ.
Trong khi đó, đối thủ đến từ Hàn Quốc - Kia Seltos được ra mắt vào nửa cuối năm ngoái và nhanh chóng tạo được dấu ấn riêng. Mẫu xe này được đánh giá là một trong những chiếc SUV đô thị có thiết kế đẹp nhất hiện tại.
Khác với vẻ ngoài trung tính của Mazda CX-3, Kia Seltos có ngoại hình vuông vắn và thể thao hơn. Đèn pha LED 2 tầng có thiết kế góc cạnh, lưới tản nhiệt hình mũi hổ đặc trưng có dạng hình thoi và viền mạ chrome, điều này cũng giúp Kia Seltos trông nam tính và cứng cáp khi nhìn trực diện.
Ở thiết kế đuôi xe, Seltos nổi bật với cụm đèn hậu LED đồ họa dạng 3D được nối liền bởi thanh mạ chrome to bản. Cản sau cỡ lớn và được trang trí trông như 2 ống xả kép, thực tế ống xả thật bố trí bên dưới gầm.
Mazda CX-3 được phát triển trên cùng khung gầm với Mazda2, xe có chiều dài x rộng x cao lần lượt là 4.275 x 1.765 x 1.535 mm, trục cơ sở 2.570 mm, bán kính vòng xoay 5,3 m. Kích thước này ngắn hơn Kia Seltos 40 mm, hẹp hơn 35 mm và thấp hơn 110 mm.
Về mặt thẩm mỹ, Mazda CX-3 thật sự không ấn tượng bằng Kia Seltos. Bên cạnh đó, kích thước nhỏ hơn cũng sẽ khiến cabin của mẫu xe này không rộng rãi bằng đối thủ đến từ Hàn Quốc.
Mazda CX-3 có nhiều trang bị tiện nghi hơn
Bên trong, khoang lái của CX-3 được "bê nguyên" từ Mazda2 với bảng tablo nằm ngang có màn hình 7 inch, cụm đồng hồ tốc độ gồm cụm analog nằm giữa 2 màn hình, vô-lăng kiểu 3 chấu...
Các trang bị nổi bật trên phiên bản cao cấp của Mazda CX-3 có thể kể đến kết nối Apple CarPlay/Android Auto, ghế lái chỉnh điện tích hợp nhớ vị trí, hiển thị vận tốc trên kính lái (HUD), tay lái tích hợp lẫy chuyển số, gương chiếu hậu chống chói tự động...
Danh sách an toàn của CX-3 thuộc diện tốt trong phân khúc với các tính năng thông minh trong gói i-Activsense. Mazda trang bị cho CX-3 bản cao cấp đèn pha thích ứng, hỗ trợ phanh thông minh (SCBS), cảnh báo điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi và cảnh báo người lái mất tập trung.
Bên kia chiến tuyến, Kia Seltos có thiết kế nội thất đậm chất thể thao hơn. Điều này thể hiện ở vô-lăng 3 chấu dạng D-cut, nội thất bọc da, bảng đồng hồ tốc độ nối liền cụm màn hình trung tâm.
Các trang bị tiện nghi đáng chú ý của Kia Seltos bản cao cấp có thể kể đến như bảng đồng hồ tốc độ tích hợp màn hình LCD 7 inch, điều hòa tự động, cửa sổ trời, ga tự động, nút bấm khởi động, hệ thống thông tin giải trí hỗ trợ kết nối Apple CarPlay, màn hình cảm ứng 10,25 inch và cụm 6 loa.
Kia Seltos tại Việt Nam không có trang bị sạc điện thoại không dây như các thị trường khác. Mẫu xe này cũng không có hiển thị thông tin trên kính lái HUD và lẫy chuyển số sau vô lăng như Mazda CX-3. Bù lại, phiên bản cao cấp của mẫu xe này có cửa gió riêng cho hàng ghế thứ 2, trong khi Mazda CX-3 không có.
Về mặt an toàn, danh sách tính năng hỗ trợ trên Kia Seltos bao gồm hệ thống cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, kiểm soát lực kéo, camera lùi, cảm biến đỗ xe...
Nhìn chung, thiết kế cabin của Kia Seltos dễ gây ấn tượng về mặt thị giác hơn. Nhưng trang bị và tiện nghi trên xe không đa dạng như Mazda CX-3. Đây là một ưu điểm của mẫu SUV hạng B Nhật Bản.
Kia Seltos có hiệu suất tốt hơn Mazda CX-3
Về mặt vận hành, cả 3 phiên bản Mazda CX-3 đều được trang bị động cơ xăng 1.5L giống Mazda2. Động cơ này có công suất 110 mã lực và mô-men xoắn 144 Nm, kết hợp với hộp số tự động 6 cấp. Xe có thêm chế độ lái Sport và hệ thống kiểm soát gia tốc.
Mức hiệu suất động cơ của Mazda CX-3 không hấp dẫn vì thua nhiều đối thủ trong phân khúc, trong đó có Kia Seltos. Mẫu SUV Hàn Quốc sử dụng động cơ 1.4L tăng áp, công suất 138 mã lực và mô-men xoắn cực đại 242 Nm. Hộp số theo xe là loại tự động 7 cấp ly hợp kép, dẫn động cầu trước và khả năng tăng tốc 0-100 km/h mất 9,8 giây.
Ngoài ra, Kia Seltos còn có 4 chế độ lái là Normal, Sport, Comfort và Snow. Đây là lợi thế của mẫu xe này vì không đối thủ nào trong phân khúc có nhiều chế độ lái như vậy.
Mazda CX-3 là quân bài thăm dò thị trường?
Khi phân khúc SUV hạng B ngày càng phát triển và giàu tính cạnh tranh, nó trở thành một xu hướng thị trường mà hãng xe này cũng muốn tham gia. Trong năm 2021, có ít nhất 3 mẫu xe khác sẽ góp mặt trong nhóm này.
Trong khi Kia Seltos được lắp ráp trong nước, Thaco lại chọn cách nhập khẩu Mazda CX-3. Khi sức cạnh tranh của Kia Seltos đã được khẳng định, dường như Thaco muốn tiếp tục thử sức với Mazda CX-3.
Việc nhập khẩu mẫu xe này được xem là một giải pháp mang tính thăm dò thị trường ở giai đoạn đầu. Nếu thành công, không loại trừ khả năng CX-3 sẽ được lắp ráp trong tương lai.
Dù có một số điểm thua thiệt so với Kia Seltos, giá bán 629-709 triệu đồng của Mazda CX-3 được xem là rất cạnh tranh, không quá chênh lệch so với Kia Seltos (609-729 triệu đồng). Bên cạnh đó đây là xe nhập khẩu, nhiều công nghệ an toàn và vẫn có nét đẹp riêng được nhiều người yêu thích.
Loạt xe Mazda được ưu đãi, giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 120 triệu đồng Nhà phân phối THACO vừa triển khai chương trình ưu đãi, giảm giá cho khách hàng mua xe Mazda trong tháng 4 này. Cụ thể, Mazda CX-8 Deluxe đang có mức ưu đãi cao nhất đến 120 triệu đồng, bao gồm giảm giá trực tiếp 70 triệu đồng, tặng gói nâng cấp 50 triệu đồng gồm: bệ bước chân, ty chống capô, baga...