Mazda tự tin tuyên bố SkyActiv-X sẽ đạt lượng khí thải tương đương xe điện
Mazda đang lên kế hoạch giới thiệu một chiếc xe điện và công nghệ bybrid độc quyền của hãng vào năm 2019
Mazda đã sẵn sàng để ra mắt động cơ SkyActiv-X vào năm tới và với công nghệ Spark Controlled Compression Ignition (“SPCCI”) – hệ thống kiểm soát độ nén và đánh lửa chính xác, Mazda tuyên bố có thể làm những chiếc xe của hãng trở nên thân thiên với môi trường không thua gì các loại xe điện.
Xe điện không sinh ra khí thải, nhưng điện được sinh ra từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch cụ thể là xăng, dầu, than đá..v.v…Mazda cũng cho rằng việc nói các phương tiện sử dụng điện không sinh ra khí thải là “không trung thực” vì họ không tính đến các chất gây ô nhiễm được tạo ra trong quá trình sản xuất điện cung cấp cho chiếc xe của mình.
Mazda dẫn chứng một vài con số như sau: “Một chiếc xe điện cỡ trung đòi hỏi một lượng điện năng là 20kWh/100km và lượng than/dầu tương đương để sản xuất ra từng ấy điện là 200g/km”. Hãng xe cho biết con số này còn lớn hơn nhiều so với các phương tiện chạy bằng xăng (156g/km).
Mazda cho biết thêm một chiếc xe điện sẽ có mức phát thải trung bình khoảng 128g/km (Tuỳ vào lượng điện đó được tạo ra theo phương pháp nào). Mazda thừa nhận với mức công suất tương đương, các xe của Mazda sử dụng động cơ SkyActiv-G sẽ có lượng phát thải 142g/km. Tuy nhiên, hãng xe Nhật tin rằng động cơ SkyActiv-X sắp tới được áp dụng sẽ cắt giảm được lượng khí thải đáng kể.
Mazda đang nghiên cứu động cơ đốt cháy nhiên liệu triệt để, khi thử nghiệm động cơ này với ECU từ động cơ SkyActiv-G hiện tại thì bộ xử lý đã rơi vào tình trạng khó khăn vì nó không thể theo kịp. Mazda sử dụng hỗn hợp hoà khí và nén nó cho đến khi nó ở dưới ngưỡng chịu nén và nổ tương tự như động cơ dầu. Vấn đề là nó sẽ sinh ra những tiếng gõ (tiếng knock máy) ảnh hưởng đến những thành phần làm từ kim loại trong động cơ.
Video đang HOT
Spark Controlled Compression Ignition (“SPCCI”) ra đời là một hệ thống đốt cháy nhiên liệu độc quyền của Mazda cho phép chuyển đổi một cách liền mạch giữa giai đoạn nén và đánh lửa. Vẫn có một cái bugi trên mỗi xy-lanh; sử dụng bộ cảm biến áp suất và ECU mới, động cơ SkyActiv-X sử dụng bugi để đốt hỗn hợp nhiên liệu không khí nén ở thời gian tính bằng nano giây trước khi nó tự cháy. Điều này giúp kỳ nổ của xy-lanh diễn ra mạch lạc dẫn đến pitong chuyển động hành trình xa hơn và mạnh hơn, qua đó lượng nhiên liệu dư thừa được cắt giảm tối đa.
Mazda đặt kỳ vọng rất cao vào động cơ SkyActiv-X nhưng về mặt thị trường hãng không thể nào tránh khỏi cơn bão động cơ hybrid và động cơ điện. Công ty đang lên kế hoạch giới thiệu một chiếc xe điện và công nghệ bybrid độc quyền của hãng vào năm 2019 và sau đó 6 năm sẽ được chính thức bán ra thị trường.
Theo Danviet.vn
Động cơ điện chưa thể giết chết động cơ đốt trong
Động cơ đốt trong vẫn còn cơ hội tồn tại nhiều thập kỷ tới do những hạn chế của xe điện khí hóa.
Thế giới đang thay đổi ở mọi phương diện. Những cái cũ nhanh chóng biến mất, bị thay thế bởi cái mới hợp thời hơn. Nhưng có một ngoại lệ, đó là pin và động cơ đốt trong. "Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp động năng cho xe hơi trong tương lai, dù còn tùy thuộc vào tốc độ phát triển của xu hướng điện khí hóa", tờ NYTimes viết.
Xu hướng điện khí hóa ở ngành công nghiệp 4 bánh đã tiến xa hơn quá khứ, mà cột mốc nằm ở thời điểm Toyota Prius ra đời. Đầu 2017, Ford đã đưa ra thông báo rằng họ sẽ phát triển động cơ hybrid cho cả 2 dòng xe bán chạy của hãng, bao gồm mẫu bán tải cỡ lớn F-150 và mẫu xe thể thao Mustang.
Hồi tháng trước, Volvo tuyên bố bắt đầu từ 2019, tất cả các mẫu xe hãng sản xuất từ 2019 chỉ dùng động cơ hybrid hoặc động cơ điện hoàn toàn. Thông báo từ các nhà sản xuất được coi là bước đi trước, đón đầu những tuyên bố cấm bán xe dùng động cơ đốt trong của Anh và Pháp vào 2040.
Nhưng hồi kết của động cơ đốt trong vẫn chưa thực sự đến. Mazda vừa có bước đột phá trong việc phát triển động cơ xăng, mang đến hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn rất nhiều mẫu xe hybrid hiện có. Thông tin của Mazda gây nhiều sự chú ý, bởi đây là một cải tiến đáng chú ý trong suốt hơn một thế kỷ lịch sử của loại động cơ truyền thống.
Bước đột phá của Mazda là do các kỹ sư của hãng phát triển thành công loại công nghệ có tên HCCI và dự kiến sớm áp dụng trên xe thương mại. Công nghệ này giúp động cơ xăng tiết kiệm nhiên liệu hơn, từ 20% đến 30% so với động cơ hiện tại của hãng. Công nghệ HCCI không mới. Nhiều năm trước nó đã được các nhà nghiên cứu phát triển nhưng tất cả chỉ dừng lại ở việc thử nghiệm.
Động cơ mới của Mazda vẫn tạm gọi là SkyActiv-X và có thể được giới thiệu vào năm 2019. Công nghệ HCCI hoạt động ở điều kiện vòng tua cao, khi đó, xăng tự cháy mà không cần tới bugi đánh lửa. Thay vào đó, quá trình cháy xảy ra nhờ nhiệt độ cực cao do pít-tông đi lên, và nén hỗn hợp cháy. Cách thức hoạt động tương tự với động cơ diesel.
Johnny Heywood, Giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho rằng, chắc chắn động cơ xăng còn tồn tại lâu dài. Ông dự đoán, năm 2050, 60% ôtô vẫn dùng động cơ đốt trong, kết hợp với động cơ hybrid hoặc bộ tăng áp. Theo ước tính, dòng xe chạy hoàn toàn bằng điện chỉ chiếm 15% doanh số.
Ở thời điểm hiện tại, động cơ tăng áp đang được áp dụng rộng rãi, hướng đi trong tương lai gần là tạo ra những loại động cơ nhỏ hơn, mà vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
"Để nạp 10 megawatt điện trong vòng 5 phút là bất khả thi", ông nói. "Tiếp nhiên liệu là hạn chế của xe chạy hoàn toàn bằng điện".
Câu hỏi đặt ra là động cơ xăng sẽ tồn tại được bao lâu. Động cơ truyền thống đã đi một quãng đường dài, và những cải tiến kỹ thuật như phun nhiên liệu trực tiếp, van biến thiên và tắt xy-lanh đang được áp dụng rộng rãi. Bên cạnh một số đổi mới như áp dụng vật liệu nhẹ và hộp số ly hợp kép.
Tại Mỹ, hiện tại chỉ có khoảng 10 mẫu xe trên thị trường dùng động cơ điện hoàn toàn. Xe hybrid có thể là phương án hiệu quả. Nhưng vì các thiết bị bổ sung, chi phí ban đầu của xe hybrid vẫn ở mức cao.
Xe điện đã bán chạy hơn so với những năm trước, nhưng vẫn chỉ vỏn vẹn một phần nhỏ của thị trường. Trong tháng 7, xe hybrid và xe điện đạt doanh số 44.000 xe, quá nhỏ so với doanh số 1,4 triệu xe trên toàn thị trường Mỹ.
Ngay cả thị trường châu Âu, nơi một số quốc gia cấm bán những chiếc xe chạy bằng khí đốt hoặc diesel vào 2040, cũng cần hơn 2 thập kỷ để thi hành quyết định. Độ tuổi trung bình của 270 triệu xe trên cả nước Mỹ đã chạm mốc 12 năm.
Ngay cả khi cấm bán xe dùng động cơ truyền thống ngay lập tức, thì cần đến hơn một thập kỷ nữa, thời điểm những chiếc xe mới mua của người tiêu dùng hư hỏng, để họ chuyển qua xe điện khí hóa.
Nhưng liệu hybrid có thực sự tiết kiệm hơn xe thông thường? Trong cuộc thử nghiệm, mẫu xe Chrysler Pacifica có thể đi được phạm vi 53 km với bộ pin, và khi lựa chọn phiên bản này, khách hàng phải bỏ ra số tiền 2.100 USD. Để bù lại số tiền trên, người dùng phải lái chiếc xe nhiều hơn 8 năm, và mỗi năm 19.312 km.
Vì vậy, để tiết kiệm buộc phải lái chiếc xe nhiều năm, chưa tính toán đến các phụ phí. Có thể nói, chưa chắc xe hybrid hay plug-in đã có lợi cho túi tiền của người dùng, mà nó chỉ chắc chắn có lợi cho môi trường.
Thế Anh
Theo Zing
Toyota, Mazda tự tin vào thị trường Thái Lan Thị trường ôtô Thái Lan đạt doanh số hơn 400.000 xe trong 6 tháng đầu năm, khiến Toyota và Mazda tự tin đà tăng trưởng sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2017. Với hơn 400.000 xe bán ra tại Thái Lan trong 6 tháng đầu năm, tăng 11% so với cùng kỳ, Toyota tự tin dự báo thị trường Thái Lan sẽ...